16:03 02/06/2015

Giúp trẻ có bạn

PV

Cá tính và khả năng kết bạn của trẻ có mối liên hệ với nhau. Tuy việc được mọi người yêu mến và ái mộ phụ thuộc một phần vào những đặc tính tự nhiên ngoài sự kiểm soát của hầu hết các trẻ, song các kỹ năng xã hội khác trong phạm vi học hỏi của trẻ cũng đóng vai trò quan trọng.  Tại sao bé không có bạn? Chuyên gia tâm lí giải thích rằng, đây là một trong những dấu hiệu lo lắng của trẻ nhỏ. “Ở trường con có nhiều bạn không?” Đây là câu hỏi đầu tiên mà các chuyên gia tâm lí thường dùng để hỏi một đứa trẻ không muốn đến trường. con của bạn có cảm thấy bực bội khó chịu với những đứa trẻ khác không? Và chúng có trêu chọc hay bắt nạn con bạn ko? Cảm giác cô đơn là một điều không thể chịu nổi. Vậy chúng ta nên làm gì? Trước hết, bạn nên kiểm tra lại vấn đề. dù biết là bạn khó có thể chịu đựng được việc nhìn thấy con mình phải buồn bã thế nào, nhưng nếu như bạn chọn phương pháp giải quyết vấn đề ngay thì đó chắc chắn không phải là cách để làm cho bé cảm thấy tốt hơn. Cũng có khả năng là do con bạn nhút nhát. Có lẽ do bé không có tính tự chủ và vẫn chưa thoát ra khỏi sự bảo bọc của gia đình, điều này không có nghĩa là lòng tự tin của bé đã bị suy giảm. Trước khi bạn nhận biết được điều này, thì con của bạn đang rơi vào một vòng luẩn quẩn, bé cảm thấy rất buồn vì mình đang bị cô lập bởi bạn bè xung quanh.   Nhiệm vụ của  các bậc cha mẹ là xây dựng và củng cố lại lòng tự tin cho bé (đôi khi chúng ta cũng cần đến sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lí). Bạn hãy tập trung vào những phẩm chất vốn có của bé, và cố gắng tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân của vấn đề. Chỉ lắng nghe, đừng tự cố gắng thực hiện hay ép buộc trẻ bất cứ điều gì, dù bạn rất muốn đấy.

Giúp trẻ có bạn - Ảnh 1

Khích lệ trẻ giao tiếp và chơi đùa với những đứa trẻ khác

Khích lệ trẻ nên mở lòng với mọi người, bằng cách giao tiếp và chơi đùa với những đứa trẻ khác, mời một trong số chúng đến nhà chơi hoặc thậm chí nên chào đón các thành viên mới đến nhà bạn, điều này cũng sẽ giúp ích nhiều cho cuộc sống kết bạn của bé.Điều bạn có thể làmRèn luyện ký năng hợp tác: Trong gia đình, hãy rèn luyện cho trẻ khả năng hợp tác bằng cách, chơi các trò chơi cần đến kỹ năng phối hợp và hỗ trợ nhau khi chơi. Giao cho trẻ và chị của trẻ một việc nhỏ nào đó để chúng có cơ hội hoàn thành cùng nhau. Khuyến khích hai chị em cùng làm việc một cách bình đẳng. Phát triển ngôn ngữ nói: Khuyến khích trẻ trò chuyện với anh chị em họ (chẳng hạn khi họ đến nhà chơi). Dạy trẻ nghệ thuật " bắt chuyện" khi làm quen với một ai đó. Chẳng hạn bằng cách hỏi: "Anh thích xem chương trình tivi nào?". Sau này, trẻ sẽ biết áp dụng kỹ năng này trong những tình huống khác. Khuyến khích sự nhạy cảm: Khi trẻ hành động một cách tự nguyện và tỏ ra nhạy cảm đối với  những gì đang diễn ra xung quanh, chúng ta nên khen ngợi trẻ thật nhiều. Nếu trẻ có tính cách nhanh nhẹn, hoạt bát, chúng ta cần dạy cho trẻ tầm quan trọng của việc kiểm soát cảm xúc bản thân. Đừng bao giờ cười nhạo, vì trẻ có những lời nhận xét ngây ngô, cũng như đừng trêu trọc bất kì cử chỉ khó hiểu nào của trẻ. Những nguyên nhân có thể khiến trẻ bị bạn bè tẩy chay Trẻ có một số điểm khác biệt với bạn bè xung quanh: tính cách xấu, khôn lỏi khiến bạn bè không thích và dần xa lánh. Những người mà trẻ đến gần để nói chuyện hay chơi đang bận việc gì đó nên sự có mặt của trẻ làm phiền họ nên họ có những thái độ, hành động khiến trẻ nghĩ mình bị xa lánh. Có thể do một thái độ không đúng mực nào đó của trẻ khiến bạn bè không thích và trừng phạt trẻ bằng cách không chơi với trẻ trong một thời gian. Do sự ghen tị,  của những đứa trẻ khác: trẻ được điểm cao về một môn nào đó khiến một số bạn ghen tị, đố kị, với trẻ. Có thể lúc ấy bạn của trẻ đang khó chịu trong người hay có gì buồn bực, sự có mặt của trẻ khiến cho người bạn đó không thích nên có những thái độ không đúng với trẻ. Có những lý do tẩy chay rất vô lý và trẻ con như: vì trẻ xinh hoặc xấu hơn mọi người...

Giúp trẻ có bạn - Ảnh 2

Nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ bị bạn bè tẩy chay

Ngoài ra, tẩy chay có thể là một hình phạt cho những ai dám trái lệnh một số học sinh cầm đầu trong lớp. Những học sinh này thường không phải là cán bộ lớp mà là những “đối tượng đặc biệt” có khả năng lôi kéo, ép buộc mọi người trong lớp tham gia vào hoạt động của mình như: nhóm học sinh cá biệt, nhóm các học sinh cậy có cha mẹ là cán bộ, giáo viên trong trường hay những người có thế lực... Giúp trẻ có nhiều bạn tốt Khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động đội, nhóm ở trường hay khu vực đang sinh sống. Hướng dẫn trẻ chọn hoạt động hay nhóm sinh hoạt phù hợp với sở thích và khả năng. Thường xuyên gợi chuyện và lắng nghe trẻ chia sẻ về các hoạt động và sinh hoạt trong nhóm, trong đó nhắc đến những người bạn mới quen. Cho phép trẻ mời một vài người bạn đến nhà chơi và tạo ra không khí vui vẻ để bọn trẻ cảm thấy thoải mái. Giữ liên hệ và trò chuyện thân thiện với các phụ huynh khác. Tạo điều kiện để trẻ có thể đi chơi xa với bạn bè trong nhóm. Thỉnh thoảng khi xảy ra bất hòa giữa trẻ với bạn bè, đừng nên can thiệp thái quá mà chỉ can thiệp và đưa ra những lời khuyên khi thấy cần thiết. Vừa thoải mái nhưng đồng thời cũng luôn để mắt đến mọi hoạt động của trẻ để có thể giúp trẻ kịp thời tránh những tác động xấu bất chợt từ bên ngoài.

Lưu Hà