Góc nhìn: 7 ảnh hưởng lãi suất 2017
Có 7 ảnh hưởng đáng chú ý khiến lãi suất khó giảm tiếp được trong năm 2017
Năm 2017, bước đầu, Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu phấn đấu giữ lãi suất ổn định như năm 2016. Nhưng trước nhiều yếu tố ảnh hưởng, không loại trừ tình huống lãi suất có thể tăng lên.
Tựu trung, có 7 ảnh hưởng nổi bật đối với lãi suất VND trong năm tới.
Thứ nhất, đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam nhiều năm qua cho đến nay, cầu tín dụng luôn lớn, nhu cầu lớn một phần khiến giá (lãi suất) khó giảm.
Gần chục năm trước, giai đoạn 2007-2010, tăng trưởng tín dụng có năm từng bùng nổ tới khoảng 53%, bình quân lên tới khoảng 33% mỗi năm. Quy mô tín dụng luôn duy trì ở mức cao, khoảng 1,2 lần GDP, trong khi nhiều quốc gia khác chỉ khoảng 0,6-0,7 GDP.
Nhu cầu lớn đó còn được chú ý ở cả tình trạng chấp nhận vay như bằng mọi giá, chấp nhận cả những mức lãi suất từng lên tới trên 25%/năm những năm trước đây.
Thứ hai, cũng liên quan đến yếu tố nhu cầu cao, đặc trưng của nhu cầu vay vốn tại Việt Nam cũng như thực tế tín dụng hiện nay là trung dài hạn. Nhu cầu và vốn vay càng dài hạn, lãi suất đương nhiên càng cao. Chính điểm này khiến lãi suất cho vay bình quân tại Việt Nam ở mức khá cao trong khu vực.
Một tham khảo cho đặc điểm trên là đến năm 2016, tín dụng trung dài hạn đang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng dư nợ. Theo dữ liệu của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn chiếm tới 55,6% tổng tín dụng; đáng chú ý là tốc độ gia tăng dư nợ loại này vẫn chưa dừng lại, như đến tháng 9/2016 vẫn tăng 12,9%, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung của toàn hệ thống 12,5%.
Vay vốn càng dài hạn lãi suất càng cao, sự chuyển tiếp với tỷ trọng lớn trên sẽ tiếp tục là thực tế cho năm 2017.
Thứ ba, chênh lệch lãi suất “đô - đồng” khó co hẹp trong năm 2017, do gắn với yêu cầu mà Chính phủ đã nhấn mạnh là ổn định được tỷ giá USD/VND.
Ảnh hưởng trên trở nên nổi bật, sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, đi cùng với những thay đổi trong chính sách, mà cụ thể ở xu hướng đồng USD mạnh và FED đã, dự kiến sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong năm 2017.
Những năm qua, Việt Nam mà cụ thể là việc điều hành của Ngân hàng Nhà nước thường chú ý và căn ke khoảng chênh lệch lãi suất “đô - đồng”, theo hướng tạo giá trị và hấp dẫn cho VND. Năm 2017 cũng không phải là ngoại lệ, thậm chí càng nổi bật hơn khi nhìn sang diễn biến bên kia bán cầu.
Thứ tư, vẫn là nhân tố cũ và đang thường trực, ảnh hưởng lớn của nợ xấu.
Năm 2017, các ngân hàng thương mại bước sang giai đoạn cuối của yêu cầu trích lập dự phòng cho lượng nợ xấu đã bán lại cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), theo lộ trình 20%/năm, một phần bắt đầu từ 2013.
Lượng lớn nợ xấu vẫn nằm ở VAMC, lượng vốn lớn đã ra đi mà chưa hoặc không về nhưng các ngân hàng vẫn phải trích nguồn nuôi chúng và trích lập dự phòng rủi ro. Chi phí này tiếp tục phản ánh lên lãi suất, mà nó chỉ thực sự được giảm thiếu nếu năm 2017 lượng nợ xấu tại VAMC được xử lý một cách thực chất.
Thứ năm, ảnh hưởng đến lãi suất luôn là yếu tố đầu vào. May mắn là những năm gần đây tốc độ tăng trưởng huy động luôn cao hơn tín dụng. Tuy nhiên, tỷ lệ cho vay so với huy động (LDR) của hệ thống đã ở mức cao, trong khi yếu tố nguồn đang có thay đổi.
Nổi bật từ trong năm 2016, ước tính tăng trưởng huy động ngoại tệ đã giảm tới 7% so với cuối 2015, theo số liệu của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia. Chính sách trần lãi suất huy động USD áp 0%/năm vẫn chưa có thay đổi, có tác động đến một phần đầu vào, cả về lượng và độ lỏng của nguồn - cả hai đều gây bất lợi tới lãi suất.
Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước có chủ trương chuyển đổi quan hệ ngoại tệ trong nền kinh tế từ huy động - cho vay sang thương mại mua - bán. Nếu nhất quyết thực hiện, sẽ phải chấp nhận hạn chế của nó.
Ngược khoảng bốn năm về trước, Việt Nam đã từng phải quyết liệt và chấp nhận cắt bỏ nguồn lực là vốn vàng, từng kê dày tới hàng trăm nghìn tỷ đồng trong hoạt động ngân hàng, từng là một nguồn lực đầu vào sinh động nhưng cũng lắm rủi ro.
Thứ sáu, vấn đề thâm hụt ngân sách dẫn tới nợ công tăng cao, Chính phủ tiếp tục đi vay qua phát hành trái phiếu.
Nhiều năm qua, trái phiếu Chính phủ là một kênh đầu ra quan trọng cho các ngân hàng thương mại. Đầu ra nhiều và thuận lợi hơn sẽ hạn chế động lực cạnh tranh và hạ giá vốn - lãi suất. Nếu kênh trái phiếu Chính phủ bớt đi, vốn sẽ được dồn cho vay dân cư và doanh nghiệp nhiều hơn, cung nhiều hơn thì giá - lãi suất giảm.
Ở một khía cạnh khác, sau năm 2016 khá im ắng, hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế có được tiến hành hay không cũng là ảnh hưởng đáng kể. Nếu nhận được hỗ trợ nguồn từ bên ngoài, áp lực cầu trong nước liên quan cũng giảm bớt. Tuy nhiên, vài năm gần đây, Chính phủ nghiêng về kế hoạch huy động nguồn vốn của các định chế tài chính trong nước.
Thứ bảy, việc điều tiết vốn và ý chí chủ quan của Ngân hàng Nhà nước trong điều hành sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lãi suất. Điều này vĩ mô hơn, song lại là thử thách với áp lực thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát cỡ 4% trong năm 2017 - một mục tiêu đầy thử thách.
Có một điểm được chú ý trong ảnh hưởng này là chỗ dựa thanh khoản của hệ thống - Ngân hàng Nhà nước - vẫn đang duy trì các mức lãi suất điều hành từ thời lãi suất cao, duy trì cho đến nay và chưa có tín hiệu có thể điều chỉnh trong năm 2017.
Cụ thể, từ đầu 2014, khi lãi suất huy động của các ngân hàng đang ở mức cao, ngắn hạn từ 5,5% - 7%/năm, dài hạn tới 8%/năm, Ngân hàng Nhà nước áp lãi suất cho vay tái cấp vốn 6,5%/năm. Đến nay, khi lãi suất huy động các ngân hàng thương mại đã xuống vùng thấp hơn hẳn, vẫn chưa có một sự điều chỉnh từ chính sách lãi suất điều hành.
Tất nhiên, Ngân hàng Nhà nước có nhiều công cụ khác để điều tiết và định hướng lãi suất thị trường. Và nếu hạ lãi suất tái cấp vốn, có thể nhà điều hành quan ngại về một thông điệp nới lỏng mà bên ngoài nhìn vào?
Tựu trung, có 7 ảnh hưởng nổi bật đối với lãi suất VND trong năm tới.
Thứ nhất, đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam nhiều năm qua cho đến nay, cầu tín dụng luôn lớn, nhu cầu lớn một phần khiến giá (lãi suất) khó giảm.
Gần chục năm trước, giai đoạn 2007-2010, tăng trưởng tín dụng có năm từng bùng nổ tới khoảng 53%, bình quân lên tới khoảng 33% mỗi năm. Quy mô tín dụng luôn duy trì ở mức cao, khoảng 1,2 lần GDP, trong khi nhiều quốc gia khác chỉ khoảng 0,6-0,7 GDP.
Nhu cầu lớn đó còn được chú ý ở cả tình trạng chấp nhận vay như bằng mọi giá, chấp nhận cả những mức lãi suất từng lên tới trên 25%/năm những năm trước đây.
Thứ hai, cũng liên quan đến yếu tố nhu cầu cao, đặc trưng của nhu cầu vay vốn tại Việt Nam cũng như thực tế tín dụng hiện nay là trung dài hạn. Nhu cầu và vốn vay càng dài hạn, lãi suất đương nhiên càng cao. Chính điểm này khiến lãi suất cho vay bình quân tại Việt Nam ở mức khá cao trong khu vực.
Một tham khảo cho đặc điểm trên là đến năm 2016, tín dụng trung dài hạn đang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng dư nợ. Theo dữ liệu của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn chiếm tới 55,6% tổng tín dụng; đáng chú ý là tốc độ gia tăng dư nợ loại này vẫn chưa dừng lại, như đến tháng 9/2016 vẫn tăng 12,9%, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung của toàn hệ thống 12,5%.
Vay vốn càng dài hạn lãi suất càng cao, sự chuyển tiếp với tỷ trọng lớn trên sẽ tiếp tục là thực tế cho năm 2017.
Thứ ba, chênh lệch lãi suất “đô - đồng” khó co hẹp trong năm 2017, do gắn với yêu cầu mà Chính phủ đã nhấn mạnh là ổn định được tỷ giá USD/VND.
Ảnh hưởng trên trở nên nổi bật, sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, đi cùng với những thay đổi trong chính sách, mà cụ thể ở xu hướng đồng USD mạnh và FED đã, dự kiến sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong năm 2017.
Những năm qua, Việt Nam mà cụ thể là việc điều hành của Ngân hàng Nhà nước thường chú ý và căn ke khoảng chênh lệch lãi suất “đô - đồng”, theo hướng tạo giá trị và hấp dẫn cho VND. Năm 2017 cũng không phải là ngoại lệ, thậm chí càng nổi bật hơn khi nhìn sang diễn biến bên kia bán cầu.
Thứ tư, vẫn là nhân tố cũ và đang thường trực, ảnh hưởng lớn của nợ xấu.
Năm 2017, các ngân hàng thương mại bước sang giai đoạn cuối của yêu cầu trích lập dự phòng cho lượng nợ xấu đã bán lại cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), theo lộ trình 20%/năm, một phần bắt đầu từ 2013.
Lượng lớn nợ xấu vẫn nằm ở VAMC, lượng vốn lớn đã ra đi mà chưa hoặc không về nhưng các ngân hàng vẫn phải trích nguồn nuôi chúng và trích lập dự phòng rủi ro. Chi phí này tiếp tục phản ánh lên lãi suất, mà nó chỉ thực sự được giảm thiếu nếu năm 2017 lượng nợ xấu tại VAMC được xử lý một cách thực chất.
Thứ năm, ảnh hưởng đến lãi suất luôn là yếu tố đầu vào. May mắn là những năm gần đây tốc độ tăng trưởng huy động luôn cao hơn tín dụng. Tuy nhiên, tỷ lệ cho vay so với huy động (LDR) của hệ thống đã ở mức cao, trong khi yếu tố nguồn đang có thay đổi.
Nổi bật từ trong năm 2016, ước tính tăng trưởng huy động ngoại tệ đã giảm tới 7% so với cuối 2015, theo số liệu của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia. Chính sách trần lãi suất huy động USD áp 0%/năm vẫn chưa có thay đổi, có tác động đến một phần đầu vào, cả về lượng và độ lỏng của nguồn - cả hai đều gây bất lợi tới lãi suất.
Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước có chủ trương chuyển đổi quan hệ ngoại tệ trong nền kinh tế từ huy động - cho vay sang thương mại mua - bán. Nếu nhất quyết thực hiện, sẽ phải chấp nhận hạn chế của nó.
Ngược khoảng bốn năm về trước, Việt Nam đã từng phải quyết liệt và chấp nhận cắt bỏ nguồn lực là vốn vàng, từng kê dày tới hàng trăm nghìn tỷ đồng trong hoạt động ngân hàng, từng là một nguồn lực đầu vào sinh động nhưng cũng lắm rủi ro.
Thứ sáu, vấn đề thâm hụt ngân sách dẫn tới nợ công tăng cao, Chính phủ tiếp tục đi vay qua phát hành trái phiếu.
Nhiều năm qua, trái phiếu Chính phủ là một kênh đầu ra quan trọng cho các ngân hàng thương mại. Đầu ra nhiều và thuận lợi hơn sẽ hạn chế động lực cạnh tranh và hạ giá vốn - lãi suất. Nếu kênh trái phiếu Chính phủ bớt đi, vốn sẽ được dồn cho vay dân cư và doanh nghiệp nhiều hơn, cung nhiều hơn thì giá - lãi suất giảm.
Ở một khía cạnh khác, sau năm 2016 khá im ắng, hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế có được tiến hành hay không cũng là ảnh hưởng đáng kể. Nếu nhận được hỗ trợ nguồn từ bên ngoài, áp lực cầu trong nước liên quan cũng giảm bớt. Tuy nhiên, vài năm gần đây, Chính phủ nghiêng về kế hoạch huy động nguồn vốn của các định chế tài chính trong nước.
Thứ bảy, việc điều tiết vốn và ý chí chủ quan của Ngân hàng Nhà nước trong điều hành sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lãi suất. Điều này vĩ mô hơn, song lại là thử thách với áp lực thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát cỡ 4% trong năm 2017 - một mục tiêu đầy thử thách.
Có một điểm được chú ý trong ảnh hưởng này là chỗ dựa thanh khoản của hệ thống - Ngân hàng Nhà nước - vẫn đang duy trì các mức lãi suất điều hành từ thời lãi suất cao, duy trì cho đến nay và chưa có tín hiệu có thể điều chỉnh trong năm 2017.
Cụ thể, từ đầu 2014, khi lãi suất huy động của các ngân hàng đang ở mức cao, ngắn hạn từ 5,5% - 7%/năm, dài hạn tới 8%/năm, Ngân hàng Nhà nước áp lãi suất cho vay tái cấp vốn 6,5%/năm. Đến nay, khi lãi suất huy động các ngân hàng thương mại đã xuống vùng thấp hơn hẳn, vẫn chưa có một sự điều chỉnh từ chính sách lãi suất điều hành.
Tất nhiên, Ngân hàng Nhà nước có nhiều công cụ khác để điều tiết và định hướng lãi suất thị trường. Và nếu hạ lãi suất tái cấp vốn, có thể nhà điều hành quan ngại về một thông điệp nới lỏng mà bên ngoài nhìn vào?