Google và Amazon chuẩn bị “tấn công” thị trường cho vay
Trong thời đại của trí tuệ nhân tạo, những công ty nắm nhiều thông tin như Google và Amazon sẽ nắm lợi thế
Động thái này của hai gã khổng lồ công nghệ được dự báo sẽ khiến các ngân hàng truyền thống phải dè chừng trong mảng cho vay kinh doanh nhỏ.
Đây là thông tin được Karen Mills, chuyên viên quản trị cụm doanh nghiệp nhỏ làm việc dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama cho biết mới đây, hãng tin CNBC cho biết.
“Tôi cho rằng họ sẽ thống lĩnh thị trường này và đó là những gì sẽ diễn ra thời gian tới”, Mills phát biểu tại hội nghị công nghệ tài chính (fintech) LendIt Europe tại London. “Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là họ sẽ hoạt động dưới hình thức nào và dưới thẩm quyền quản lý của cơ quan nào?”
Đầu năm 2017, Amazon cho biết đã cho vay hơn 1 tỷ USD cho các công ty nhỏ muốn mở rộng kinh doanh qua trang thương mại điện tử Amazon.
Cho vay kinh doanh trực tuyến đang ngày càng trở thành hoạt động được ưu tiên tại nhiều công ty fintech tại Mỹ. Đơn cử, hãng cho vay trực tuyến Lending Club đã cho phép nhà đầu tư trực tiếp cấp khoản vay cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Karen Mills, hiện là giảng viên tại trường kinh doanh Harvard, nhận định “trong thời đại trí tuệ nhân tạo, người nào nắm nhiều thông tin - như Google - sẽ nắm lợi thế”.
“Amazon nắm mọi thông in về các nhà cung cấp bán hàng qua Amazon.com, còn Google cũng biết về mọi khách hàng mua và bán hàng qua nền tảng của mình, bạn có thể tưởng tượng về một thế giới mà họ nắm được gần như mọi thông tin về cả người vay, lẫn người cho vay”.
Tại Mỹ, tranh luận nổ ra về việc liệu chính quyền liên bang có nên cho phép các hãng công nghệ quyền kinh doanh đặc biệt để cạnh tranh với các ngân hàng truyền thống.
Năm ngoái, Cơ quan kiểm soát tiền tệ (OCC) Mỹ đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ nhiều ngân hàng và cơ quan quản lý, khi ban hành văn bản về khả năng cấp quyền kinh doanh như một ngân hàng cho các công ty fintech.
Mills cho rằng tại Mỹ hiện có nhiều cơ quan quản lý tài chính gồm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) và Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) nhưng lại ít cơ quan quản lý hoạt động cho vay kinh doanh nhỏ. Bà cũng cho rằng khi các hãng công nghệ khổng lồ gia nhập thị trường, cả các ngân hàng truyền thống lẫn công ty fintech đều phải dè chừng.
“Nhìn vào nhu cầu của các doanh nghiệp nhỏ thì họ cần được tiếp cận với tiền mặt, vốn đầu tư, thời gian và tăng doanh số”, Mill nói. “Và điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có thể cung cấp cho họ một hệ thống hiệu quả giúp họ có nhiều thời gian hơn để làm mọi việc, tiếp cận nguồn vốn và công cụ giúp họ thúc đẩy doanh thu? Như vậy, có thể hiểu rằng các hãng công nghệ khổng lồ này nhiều khả năng sẽ thắng thế trước ngân hàng truyền thống hoặc thậm chí một hãng fintech mới”.
Đây là thông tin được Karen Mills, chuyên viên quản trị cụm doanh nghiệp nhỏ làm việc dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama cho biết mới đây, hãng tin CNBC cho biết.
“Tôi cho rằng họ sẽ thống lĩnh thị trường này và đó là những gì sẽ diễn ra thời gian tới”, Mills phát biểu tại hội nghị công nghệ tài chính (fintech) LendIt Europe tại London. “Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là họ sẽ hoạt động dưới hình thức nào và dưới thẩm quyền quản lý của cơ quan nào?”
Đầu năm 2017, Amazon cho biết đã cho vay hơn 1 tỷ USD cho các công ty nhỏ muốn mở rộng kinh doanh qua trang thương mại điện tử Amazon.
Cho vay kinh doanh trực tuyến đang ngày càng trở thành hoạt động được ưu tiên tại nhiều công ty fintech tại Mỹ. Đơn cử, hãng cho vay trực tuyến Lending Club đã cho phép nhà đầu tư trực tiếp cấp khoản vay cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Karen Mills, hiện là giảng viên tại trường kinh doanh Harvard, nhận định “trong thời đại trí tuệ nhân tạo, người nào nắm nhiều thông tin - như Google - sẽ nắm lợi thế”.
“Amazon nắm mọi thông in về các nhà cung cấp bán hàng qua Amazon.com, còn Google cũng biết về mọi khách hàng mua và bán hàng qua nền tảng của mình, bạn có thể tưởng tượng về một thế giới mà họ nắm được gần như mọi thông tin về cả người vay, lẫn người cho vay”.
Tại Mỹ, tranh luận nổ ra về việc liệu chính quyền liên bang có nên cho phép các hãng công nghệ quyền kinh doanh đặc biệt để cạnh tranh với các ngân hàng truyền thống.
Năm ngoái, Cơ quan kiểm soát tiền tệ (OCC) Mỹ đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ nhiều ngân hàng và cơ quan quản lý, khi ban hành văn bản về khả năng cấp quyền kinh doanh như một ngân hàng cho các công ty fintech.
Mills cho rằng tại Mỹ hiện có nhiều cơ quan quản lý tài chính gồm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) và Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) nhưng lại ít cơ quan quản lý hoạt động cho vay kinh doanh nhỏ. Bà cũng cho rằng khi các hãng công nghệ khổng lồ gia nhập thị trường, cả các ngân hàng truyền thống lẫn công ty fintech đều phải dè chừng.
“Nhìn vào nhu cầu của các doanh nghiệp nhỏ thì họ cần được tiếp cận với tiền mặt, vốn đầu tư, thời gian và tăng doanh số”, Mill nói. “Và điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có thể cung cấp cho họ một hệ thống hiệu quả giúp họ có nhiều thời gian hơn để làm mọi việc, tiếp cận nguồn vốn và công cụ giúp họ thúc đẩy doanh thu? Như vậy, có thể hiểu rằng các hãng công nghệ khổng lồ này nhiều khả năng sẽ thắng thế trước ngân hàng truyền thống hoặc thậm chí một hãng fintech mới”.