Hà Nội: Hàng giả, nhái tung hoành
Việc kinh doanh sử dụng tem nhập khẩu giả, in ấn bao bì nhãn mác giả ở Hà Nội có quy mô và số lượng lớn khó kiểm soát
Theo Ban chỉ đạo 127, trong 6 tháng đầu năm 2007, lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý 1.228 vụ hàng giả, kinh doanh trái phép và vi phạm quy chế hàng hoá chiếm gần 50% số vụ đã phát hiện.
Theo kết quả khảo sát của lực lượng quản lý thị trường Hà Nội, hiện Hà Nội có 19 tụ điểm nghi vấn có hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, đã lập danh sách 178 đầu mối sản xuất nghi có sản xuất hàng giả, kém chất lượng.
Trong đó, có 33 cơ sở lương thực, thực phẩm, 128 cơ sở hàng tiêu dùng, 7 cơ sở vật liệu xây dựng, 20 cơ sở thuốc bảo vệ thực vật và thức ăn chăn nuôi.
Bên cạnh đó, còn có 171 điểm giáp ranh mà lực lượng quản lý thị trường khó kiểm soát (13 khu vực giáp ranh với các tỉnh bạn, 55 khu vực giữa các quận, huyện, 103 khu vực giữa các phường, xã). Ngoài ra, với 631 chợ, 73 bến ôtô, 7 ga xe lửa, 4 khu vực triển lãm và 603 tụ điểm về hình sự... là những nơi hoạt động thương mại phức tạp.
Việc hàng hoá Trung Quốc nhập vào thành phố đã tác động lớn tới thị trường Hà Nội và đây là nguồn chính của hàng giả mạo nhãn hiệu, xuất xứ.
Hành vi, thủ đoạn ngày càng tinh vi
Theo Quản lý thị trường Hà Nội, trong các vụ hàng giả, kinh doanh trái phép và vi phạm quy chế hàng hóa nổi lên thủ đoạn giả mạo và vi phạm nhãn hiệu hàng hóa. Thông thường các cơ sở sản xuất mua xỉ hàng tiêu dùng của Trung Quốc về sau đó gia công thành “Made in Korea”; “Made in Thailand”.
Đơn cử như vụ sản xuất chảo chống dính Hàn Quốc của Công ty TNHH Đức Chính, xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm (Hà Nội). Kiểm tra tại xưởng sản xuất lắp ráp inox của công ty, Chi cục quản lý thị trường Hà Nội phát hiện và thu giữ 3.110 chảo chống dính xuất xứ từ Hàn Quốc và 350 kg nhãn mác giả.
Thủ đoạn của công ty này là mua sản phẩm của Trung Quốc sau đó bóc bỏ nhãn mác cũ, dán nhãn Hàn Quốc. Tại Siêu thị Fivimart Trần Quang Khải và Intimex Bờ Hồ, nơi cung cấp hàng của Công ty TNHH Đức Chính, Đội Quản lý thị trường số 14 đã thu giữ được hơn 200 chiếc chảo chống dính giả. Theo khai nhận của đại diện công ty, hành vi lừa gạt này đã được thực hiện khoảng 1 năm nay.
Còn kiểm tra cửa hàng Vạn Phúc (ở phố Bích Câu) kinh doanh hàng thiết bị vệ sinh, đoàn kiểm tra liên ngành Hà Nội đã phát hiện nhiều thiết bị vệ sinh cao cấp có nhãn hiệu Clever nghi giả, cơ quan chức năng đã tạm giữ hơn 300 thiết bị. Toàn bộ lô hàng trên cùng nhiều mặt hàng khác chưa có giấy tờ hợp lệ.
Khó khăn trong việc giám định và xử lý
Theo ông Vương Trí Dũng, Phó chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường Hà Nội, việc kinh doanh sử dụng tem nhập khẩu giả, in ấn bao bì nhãn mác giả có quy mô và số lượng lớn đang tăng lên khó kiểm soát.
Để qua mắt lực lượng chức năng, các cơ sở làm giả đã có thêm thủ đoạn mới như: mở cửa hàng lấy tên thương hiệu đã được người tiêu dùng tín nhiệm, sau đó lừa bán cả cửa hàng và hàng hoá cho người khác, tập trung chính vào mặt hàng hoá mỹ phẩm.
Mới đây, Đội quản lý thị trường số 2, Chi cục quản lý thị trường Hà Nội bắt giữ hơn 10 tấn mỹ phẩm lậu. Số hàng hóa bị thu giữ bao gồm trên 500 thùng các tông, trong đó chủ yếu là các mặt hàng mỹ phẩm như: kem xả tóc, bột, miếng đắp mặt, thuốc nhuộm tóc. Chủ số hàng hóa là Nguyễn Trọng Hùng, sinh năm 1965, trú tại 191 đường Bạch Đằng (quận Hoàn Kiếm).
Qua điều tra ban đầu, đã có thể xác định số hàng hóa nói trên có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau khi đưa trót lọt về Hà Nội sẽ được đưa đi phân phối tại các tỉnh. Qua xác định ban đầu chủ hàng là một “đầu nậu” cỡ lớn về mỹ phẩm tại Hà Nội.
Tại số 6 Ô Quan Chưởng, quận Hoàn Kiếm, Đội quản lý thị trường số 12 phối hợp cùng Đội cảnh sát điều tra về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (Công an quận Thanh Xuân) kiểm tra và thu giữ 208 thùng hóa mỹ phẩm nhập lậu với trọng lượng khoảng 4 tấn.
Lô hàng trên chủ yếu gồm sữa rửa mặt, dưỡng tóc, dầu gội đầu, dầu hấp nhãn hiệu Trung Quốc và giả nhãn hiệu Double Rich, trị giá khoảng 100 triệu đồng.
Theo đánh giá của Chi cục quản lý thị trường Hà Nội, việc xử lý vi phạm hàng giả, hàng kém chất lượng có nhiều khó khăn cả về giám định và xử lý vi phạm. Công tác giám định phải phụ thuộc vào cơ quan giám định. Nhiều trường hợp kết quả giám định không đúng với yêu cầu giám định của cơ quan kiểm tra.
Xử phạt hành chính với người kinh doanh có hành vi kinh doanh hàng hoá vi phạm nhãn mác chưa có tác dụng răn đe. Ngoài ra, các ngành chức năng và cả doanh nghiệp chưa thực sự vào cuộc.
Trong thời gian tới, ngoài việc các ngành, quận, huyện đẩy mạnh công tác đấu tranh chống hàng giả, cần tăng cường hợp tác quốc tế ngăn chặn từ đầu nguồn hàng làm giả từ nước ngoài và doanh nghiệp cũng cần vào cuộc.
Theo kết quả khảo sát của lực lượng quản lý thị trường Hà Nội, hiện Hà Nội có 19 tụ điểm nghi vấn có hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, đã lập danh sách 178 đầu mối sản xuất nghi có sản xuất hàng giả, kém chất lượng.
Trong đó, có 33 cơ sở lương thực, thực phẩm, 128 cơ sở hàng tiêu dùng, 7 cơ sở vật liệu xây dựng, 20 cơ sở thuốc bảo vệ thực vật và thức ăn chăn nuôi.
Bên cạnh đó, còn có 171 điểm giáp ranh mà lực lượng quản lý thị trường khó kiểm soát (13 khu vực giáp ranh với các tỉnh bạn, 55 khu vực giữa các quận, huyện, 103 khu vực giữa các phường, xã). Ngoài ra, với 631 chợ, 73 bến ôtô, 7 ga xe lửa, 4 khu vực triển lãm và 603 tụ điểm về hình sự... là những nơi hoạt động thương mại phức tạp.
Việc hàng hoá Trung Quốc nhập vào thành phố đã tác động lớn tới thị trường Hà Nội và đây là nguồn chính của hàng giả mạo nhãn hiệu, xuất xứ.
Hành vi, thủ đoạn ngày càng tinh vi
Theo Quản lý thị trường Hà Nội, trong các vụ hàng giả, kinh doanh trái phép và vi phạm quy chế hàng hóa nổi lên thủ đoạn giả mạo và vi phạm nhãn hiệu hàng hóa. Thông thường các cơ sở sản xuất mua xỉ hàng tiêu dùng của Trung Quốc về sau đó gia công thành “Made in Korea”; “Made in Thailand”.
Đơn cử như vụ sản xuất chảo chống dính Hàn Quốc của Công ty TNHH Đức Chính, xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm (Hà Nội). Kiểm tra tại xưởng sản xuất lắp ráp inox của công ty, Chi cục quản lý thị trường Hà Nội phát hiện và thu giữ 3.110 chảo chống dính xuất xứ từ Hàn Quốc và 350 kg nhãn mác giả.
Thủ đoạn của công ty này là mua sản phẩm của Trung Quốc sau đó bóc bỏ nhãn mác cũ, dán nhãn Hàn Quốc. Tại Siêu thị Fivimart Trần Quang Khải và Intimex Bờ Hồ, nơi cung cấp hàng của Công ty TNHH Đức Chính, Đội Quản lý thị trường số 14 đã thu giữ được hơn 200 chiếc chảo chống dính giả. Theo khai nhận của đại diện công ty, hành vi lừa gạt này đã được thực hiện khoảng 1 năm nay.
Còn kiểm tra cửa hàng Vạn Phúc (ở phố Bích Câu) kinh doanh hàng thiết bị vệ sinh, đoàn kiểm tra liên ngành Hà Nội đã phát hiện nhiều thiết bị vệ sinh cao cấp có nhãn hiệu Clever nghi giả, cơ quan chức năng đã tạm giữ hơn 300 thiết bị. Toàn bộ lô hàng trên cùng nhiều mặt hàng khác chưa có giấy tờ hợp lệ.
Khó khăn trong việc giám định và xử lý
Theo ông Vương Trí Dũng, Phó chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường Hà Nội, việc kinh doanh sử dụng tem nhập khẩu giả, in ấn bao bì nhãn mác giả có quy mô và số lượng lớn đang tăng lên khó kiểm soát.
Để qua mắt lực lượng chức năng, các cơ sở làm giả đã có thêm thủ đoạn mới như: mở cửa hàng lấy tên thương hiệu đã được người tiêu dùng tín nhiệm, sau đó lừa bán cả cửa hàng và hàng hoá cho người khác, tập trung chính vào mặt hàng hoá mỹ phẩm.
Mới đây, Đội quản lý thị trường số 2, Chi cục quản lý thị trường Hà Nội bắt giữ hơn 10 tấn mỹ phẩm lậu. Số hàng hóa bị thu giữ bao gồm trên 500 thùng các tông, trong đó chủ yếu là các mặt hàng mỹ phẩm như: kem xả tóc, bột, miếng đắp mặt, thuốc nhuộm tóc. Chủ số hàng hóa là Nguyễn Trọng Hùng, sinh năm 1965, trú tại 191 đường Bạch Đằng (quận Hoàn Kiếm).
Qua điều tra ban đầu, đã có thể xác định số hàng hóa nói trên có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau khi đưa trót lọt về Hà Nội sẽ được đưa đi phân phối tại các tỉnh. Qua xác định ban đầu chủ hàng là một “đầu nậu” cỡ lớn về mỹ phẩm tại Hà Nội.
Tại số 6 Ô Quan Chưởng, quận Hoàn Kiếm, Đội quản lý thị trường số 12 phối hợp cùng Đội cảnh sát điều tra về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (Công an quận Thanh Xuân) kiểm tra và thu giữ 208 thùng hóa mỹ phẩm nhập lậu với trọng lượng khoảng 4 tấn.
Lô hàng trên chủ yếu gồm sữa rửa mặt, dưỡng tóc, dầu gội đầu, dầu hấp nhãn hiệu Trung Quốc và giả nhãn hiệu Double Rich, trị giá khoảng 100 triệu đồng.
Theo đánh giá của Chi cục quản lý thị trường Hà Nội, việc xử lý vi phạm hàng giả, hàng kém chất lượng có nhiều khó khăn cả về giám định và xử lý vi phạm. Công tác giám định phải phụ thuộc vào cơ quan giám định. Nhiều trường hợp kết quả giám định không đúng với yêu cầu giám định của cơ quan kiểm tra.
Xử phạt hành chính với người kinh doanh có hành vi kinh doanh hàng hoá vi phạm nhãn mác chưa có tác dụng răn đe. Ngoài ra, các ngành chức năng và cả doanh nghiệp chưa thực sự vào cuộc.
Trong thời gian tới, ngoài việc các ngành, quận, huyện đẩy mạnh công tác đấu tranh chống hàng giả, cần tăng cường hợp tác quốc tế ngăn chặn từ đầu nguồn hàng làm giả từ nước ngoài và doanh nghiệp cũng cần vào cuộc.