Hà Nội tính chuyện cấm đỗ xe theo ngày chẵn, lẻ
Hiện mỗi năm Hà Nội có 18 - 22 nghìn xe máy, 6 - 8 nghìn ôtô đăng ký mới
Hôm 16/8, Thường trực Thành ủy Hà Nội họp cho ý kiến về đề án hạn chế phương tiện cá nhân và xây dựng hệ điều hành giao thông thông minh, trong đó thống nhất một số giải pháp thực hiện trước mắt làm giảm áp lực giao thông hiện nay.
Trao đổi với cử tri Hoàn Kiếm ngày 15/8, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung cho biết, vài tháng tới, thành phố sẽ xây dựng thêm 5 địa điểm bãi đỗ xe ngầm, gồm: quảng trường tháng 8, công viên Thống Nhất, công viên Thủ Lệ, công viên Thanh Nhàn và cung thể thao Quần Ngựa.
Hiện Hà Nội đã thuê đối tác Nhật Bản thiết kế, quy hoạch không gian ngầm tại 5 bãi đỗ đã được nêu trên. Có 2 doanh nghiệp cũng đã kiến nghị được làm chủ đầu tư những dự án này.
Đặc biệt, hiện UBND thành phố đã giao Sở Giao thông Vận tải nghiên cứu thí điểm đỗ xe ôtô theo hướng ngày chẵn đỗ bên chẵn, ngày lẻ đỗ bên lẻ, để tránh tình trạng ùn tắc.
“Trước mắt sẽ cho thí điểm sẽ áp dụng tại các điểm đỗ xe ở một số tuyến phố chật hẹp như Trần Quốc Toản, Nguyễn Gia Thiều… Sau khi có tổng kết mới xem xét có áp dụng tiếp hay không. Còn về lâu dài, thành phố sẽ quy hoạch lại các điểm đỗ xe ôtô trên địa bàn để phục vụ nhu cầu của người dân được tốt hơn”, ông Chung nói.
Trước đó, vào cuối 2015, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã kiến nghị Chính phủ cho phép xây dựng lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân làm giảm tình trạng ùn tắc giao thông đang có xu hướng ngày càng tăng trên địa bàn Thủ đô.
Theo người đứng đầu chính quyền Hà Nội, hiện mỗi năm Hà Nội có 18 - 22 nghìn xe máy, 6 - 8 nghìn ôtô đăng ký mới. Chưa kể lộ trình giảm thuế nhập khẩu ôtô vào năm 2018 thì dự kiến đến 2020, Hà Nội sẽ có khoảng 1 triệu ôtô đăng ký tại các cơ quan của thành phố.
“Nếu không có lộ trình giảm phương tiện cá nhân, chắc chắn tình trạng quá tải hạ tầng giao thông, ùn tắc của Hà Nội sẽ khó mà giảm được”, ông Chung nói.
Việc áp dụng các biện pháp can thiệp hành chính nhằm làm giảm phương tiên giao thông cá nhân cũng đã từng được Hà Nội áp dụng từ nhiều năm trước, trong đó có việc áp thuế trước bạ đăng ký ôtô cao hơn các địa phương khác. Cùng với đó là “không cho phép” mỗi người dân đăng ký quá 1 xe máy.
Tuy nhiên, những biện pháp này sau đó đã bị người dân và các chuyên gia đánh giá là “quá cứng nhắc”, vi phạm quyền sở hữu tài sản của người dân. Do đó, sau một vài năm thực hiện, Hà Nội đã huỷ những quy định này.
Trao đổi với cử tri Hoàn Kiếm ngày 15/8, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung cho biết, vài tháng tới, thành phố sẽ xây dựng thêm 5 địa điểm bãi đỗ xe ngầm, gồm: quảng trường tháng 8, công viên Thống Nhất, công viên Thủ Lệ, công viên Thanh Nhàn và cung thể thao Quần Ngựa.
Hiện Hà Nội đã thuê đối tác Nhật Bản thiết kế, quy hoạch không gian ngầm tại 5 bãi đỗ đã được nêu trên. Có 2 doanh nghiệp cũng đã kiến nghị được làm chủ đầu tư những dự án này.
Đặc biệt, hiện UBND thành phố đã giao Sở Giao thông Vận tải nghiên cứu thí điểm đỗ xe ôtô theo hướng ngày chẵn đỗ bên chẵn, ngày lẻ đỗ bên lẻ, để tránh tình trạng ùn tắc.
“Trước mắt sẽ cho thí điểm sẽ áp dụng tại các điểm đỗ xe ở một số tuyến phố chật hẹp như Trần Quốc Toản, Nguyễn Gia Thiều… Sau khi có tổng kết mới xem xét có áp dụng tiếp hay không. Còn về lâu dài, thành phố sẽ quy hoạch lại các điểm đỗ xe ôtô trên địa bàn để phục vụ nhu cầu của người dân được tốt hơn”, ông Chung nói.
Trước đó, vào cuối 2015, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã kiến nghị Chính phủ cho phép xây dựng lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân làm giảm tình trạng ùn tắc giao thông đang có xu hướng ngày càng tăng trên địa bàn Thủ đô.
Theo người đứng đầu chính quyền Hà Nội, hiện mỗi năm Hà Nội có 18 - 22 nghìn xe máy, 6 - 8 nghìn ôtô đăng ký mới. Chưa kể lộ trình giảm thuế nhập khẩu ôtô vào năm 2018 thì dự kiến đến 2020, Hà Nội sẽ có khoảng 1 triệu ôtô đăng ký tại các cơ quan của thành phố.
“Nếu không có lộ trình giảm phương tiện cá nhân, chắc chắn tình trạng quá tải hạ tầng giao thông, ùn tắc của Hà Nội sẽ khó mà giảm được”, ông Chung nói.
Việc áp dụng các biện pháp can thiệp hành chính nhằm làm giảm phương tiên giao thông cá nhân cũng đã từng được Hà Nội áp dụng từ nhiều năm trước, trong đó có việc áp thuế trước bạ đăng ký ôtô cao hơn các địa phương khác. Cùng với đó là “không cho phép” mỗi người dân đăng ký quá 1 xe máy.
Tuy nhiên, những biện pháp này sau đó đã bị người dân và các chuyên gia đánh giá là “quá cứng nhắc”, vi phạm quyền sở hữu tài sản của người dân. Do đó, sau một vài năm thực hiện, Hà Nội đã huỷ những quy định này.