Hà Nội lại muốn hạn chế xe trên đường
Hiện mỗi năm Hà Nội có 18 - 22 nghìn xe máy, 6 - 8 nghìn ôtô đăng ký mới
“Thành phố Hà Nội kiến nghị Chính phủ cho phép xây dựng lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân làm giảm tình trạng ùn tắc giao thông đang có xu hướng ngày càng tăng trên địa bàn thủ đô”.
Đó là đề xuất được Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đưa ra tại phiên họp tổng kết trực tuyến tổng kết 2015 của Chính phủ với các địa phương, sáng 28/12.
Theo người đứng đầu chính quyền Hà Nội, hiện mỗi năm Hà Nội có 18 - 22 nghìn xe máy, 6 - 8 nghìn ôtô đăng ký mới. Chưa kể lộ trình giảm thuế nhập khẩu ôtô vào năm 2018 thì dự kiến đến 2020, Hà Nội sẽ có khoảng 1 triệu ôtô đăng ký tại các cơ quan của thành phố.
“Nếu không có lộ trình giảm phương tiện cá nhân, chắc chắn tình trạng quá tải hạ tầng giao thông, ùn tắc của Hà Nội sẽ khó mà giảm được”, ông Chung nói.
Việc áp dụng các biện pháp can thiệp hành chính nhằm làm giảm phương tiên giao thông cá nhân cũng đã từng được Hà Nội áp dụng từ nhiều năm trước, trong đó có việc áp thuế trước bạ đăng ký ô tô cao hơn các địa phương khác. Cùng với đó là “không cho phép” mỗi người dân đăng ký quá 1 xe máy.
Tuy nhiên, những biện pháp này sau đó đã bị người dân và các chuyên gia đánh giá là “quá cứng nhắc”, vi phạm quyền sở hữu tài sản của người dân. Do đó, sau một vài năm thực hiện, Hà Nội đã huỷ những quy định này.
Ngoài ra, mới đây thành phố cũng đã thông qua khoản kinh phí 2.000 tỷ đồng để giảm ùn tắc và tai nạn giao thông đến 2020, do vấn nạn này theo đánh giá của thành phố là “vẫn diễn biến phức tạp và khó lường”.
Cũng tại phiên họp sáng nay, Chủ tịch Hà Nội đề xuất Chính phủ cho rà soát lại hệ thống quy hoạch đê điều, phân lũ trên hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình nhằm tạo thuận lợi cho hàng vạn hộ dân đang sinh sống ngoài đê, tạo điều kiện xây dựng hệ thống hạ tầng, trường học, các công trình an sinh xã hội khác đang bị “ùn ứ” vì sự bất cập của hệ thống các quy định về đê điều.
Đó là đề xuất được Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đưa ra tại phiên họp tổng kết trực tuyến tổng kết 2015 của Chính phủ với các địa phương, sáng 28/12.
Theo người đứng đầu chính quyền Hà Nội, hiện mỗi năm Hà Nội có 18 - 22 nghìn xe máy, 6 - 8 nghìn ôtô đăng ký mới. Chưa kể lộ trình giảm thuế nhập khẩu ôtô vào năm 2018 thì dự kiến đến 2020, Hà Nội sẽ có khoảng 1 triệu ôtô đăng ký tại các cơ quan của thành phố.
“Nếu không có lộ trình giảm phương tiện cá nhân, chắc chắn tình trạng quá tải hạ tầng giao thông, ùn tắc của Hà Nội sẽ khó mà giảm được”, ông Chung nói.
Việc áp dụng các biện pháp can thiệp hành chính nhằm làm giảm phương tiên giao thông cá nhân cũng đã từng được Hà Nội áp dụng từ nhiều năm trước, trong đó có việc áp thuế trước bạ đăng ký ô tô cao hơn các địa phương khác. Cùng với đó là “không cho phép” mỗi người dân đăng ký quá 1 xe máy.
Tuy nhiên, những biện pháp này sau đó đã bị người dân và các chuyên gia đánh giá là “quá cứng nhắc”, vi phạm quyền sở hữu tài sản của người dân. Do đó, sau một vài năm thực hiện, Hà Nội đã huỷ những quy định này.
Ngoài ra, mới đây thành phố cũng đã thông qua khoản kinh phí 2.000 tỷ đồng để giảm ùn tắc và tai nạn giao thông đến 2020, do vấn nạn này theo đánh giá của thành phố là “vẫn diễn biến phức tạp và khó lường”.
Cũng tại phiên họp sáng nay, Chủ tịch Hà Nội đề xuất Chính phủ cho rà soát lại hệ thống quy hoạch đê điều, phân lũ trên hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình nhằm tạo thuận lợi cho hàng vạn hộ dân đang sinh sống ngoài đê, tạo điều kiện xây dựng hệ thống hạ tầng, trường học, các công trình an sinh xã hội khác đang bị “ùn ứ” vì sự bất cập của hệ thống các quy định về đê điều.