Habubank về với SHB, thu nhập người lao động sẽ thế nào?
Câu hỏi này không chỉ có ở người lao động của Habubank hiện nay, mà còn có trong tâm lý của cán bộ nhân viên SHB
Nếu kế hoạch sáp nhập Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank) vào Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) thành công, thu nhập của người lao động sau đó có bị xáo trộn?
Cuối cùng thì dự thảo đề án sáp nhập Habubank vào SHB đã được công bố. Có những khẳng định được đưa ra, trong đó nhấn mạnh: không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng và người gửi tiền; đảm bảo tối đa quyền lợi của cán bộ công nhân viên.
Nhưng, cụ thể quyền lợi của người lao động sẽ được đảm bảo như thế nào nếu tiến hành sáp nhập thành công? Câu hỏi này không chỉ có ở người lao động của Habubank hiện nay, mà còn có trong tâm lý của cán bộ nhân viên SHB.
Không đề cập đến kế hoạch sáp nhập với Habubank, song khi trả lời VnEconomy, ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Hội đồng Quản trị SHB, đưa ra một số khẳng định ở hướng sáp nhập nói chung mà ngân hàng này đang triển khai.
Ông Hiển cho biết, hiện SHB đang tìm hiểu một số đối tác để có thể thực hiện sáp nhập, theo chủ trương tái cơ cấu hệ thống của Ngân hàng Nhà nước. Thực tế thông tin tìm kiếm các đối tác theo định hướng trên cũng đã “tạo tâm lý” trong hệ thống thời gian qua.
Nhưng ông Hiển khẳng định rằng: “Khi tiến hành sáp nhập hay hợp nhất thì đều phải đảm bảo quyền lợi của người lao động cả hai bên. Lãnh đạo SHB đã có thông tin tới các đơn vị kinh doanh là không có xáo trộn gì, quyền lợi của họ không bị ảnh hưởng gì. Vì sao, vì các bạn là các đơn vị kinh doanh, đang nhận các chỉ tiêu kinh doanh, nếu đạt được kế hoạch thì được hưởng và được đảm bảo thu nhập theo đúng chỉ tiêu kế hoạch mà các bạn đã nhận”.
Ngoài ra, Chủ tịch SHB cũng giải thích thêm rằng, trong một hệ thống việc có đơn vị kinh doanh lãi, có đơn vị lỗ là bình thường. Theo đó, thu nhập sẽ cụ thể theo mức độ hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch tại mỗi đơn vị.
Còn theo một nguồn tin từ Habubank khi trao đổi với VnEconomy, quyết định lên kế hoạch sáp nhập là đã được Hội đồng Quản trị Habubank cân nhắc một cách cẩn trọng, trên cơ sở đảm bảo tối đa quyền lợi cho các cổ đông, cán bộ nhân viên trong điều kiện hiện nay.
Việc sáp nhập Habubank vào SHB là việc chuyển toàn bộ trách nhiệm và nghĩa vụ của Habubank với các khách hàng, đối tác, nhân viên cho SHB kể từ ngày nhận sáp nhập. Quá trình này, được sự kiểm soát và hỗ trợ chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước các cấp để đảm bảo quá trình diễn ra thành công, không ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, khách hàng và các bên liên quan.
“Trong đề án đã được các bên thông qua và Ngân hàng Nhà nước ủng hộ, cán bộ nhân viên của ngân hàng sau sáp nhập sẽ là tổng số cán bộ nhân viên của hai ngân hàng hiện nay và được đảm bảo các quyền lợi chung giống nhau”, nguồn tin này cho biết.
Hiện Habubank chưa công bố cụ thể con số thu nhập bình quân của người lao động trong năm 2011, còn theo số liệu của năm 2010 thì bình quân là 10,15 triệu đồng/tháng. Còn tại SHB, thu nhập bình quân của người lao động năm 2011 là khoảng 14 triệu đồng/tháng.
Cuối cùng thì dự thảo đề án sáp nhập Habubank vào SHB đã được công bố. Có những khẳng định được đưa ra, trong đó nhấn mạnh: không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng và người gửi tiền; đảm bảo tối đa quyền lợi của cán bộ công nhân viên.
Nhưng, cụ thể quyền lợi của người lao động sẽ được đảm bảo như thế nào nếu tiến hành sáp nhập thành công? Câu hỏi này không chỉ có ở người lao động của Habubank hiện nay, mà còn có trong tâm lý của cán bộ nhân viên SHB.
Không đề cập đến kế hoạch sáp nhập với Habubank, song khi trả lời VnEconomy, ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Hội đồng Quản trị SHB, đưa ra một số khẳng định ở hướng sáp nhập nói chung mà ngân hàng này đang triển khai.
Ông Hiển cho biết, hiện SHB đang tìm hiểu một số đối tác để có thể thực hiện sáp nhập, theo chủ trương tái cơ cấu hệ thống của Ngân hàng Nhà nước. Thực tế thông tin tìm kiếm các đối tác theo định hướng trên cũng đã “tạo tâm lý” trong hệ thống thời gian qua.
Nhưng ông Hiển khẳng định rằng: “Khi tiến hành sáp nhập hay hợp nhất thì đều phải đảm bảo quyền lợi của người lao động cả hai bên. Lãnh đạo SHB đã có thông tin tới các đơn vị kinh doanh là không có xáo trộn gì, quyền lợi của họ không bị ảnh hưởng gì. Vì sao, vì các bạn là các đơn vị kinh doanh, đang nhận các chỉ tiêu kinh doanh, nếu đạt được kế hoạch thì được hưởng và được đảm bảo thu nhập theo đúng chỉ tiêu kế hoạch mà các bạn đã nhận”.
Ngoài ra, Chủ tịch SHB cũng giải thích thêm rằng, trong một hệ thống việc có đơn vị kinh doanh lãi, có đơn vị lỗ là bình thường. Theo đó, thu nhập sẽ cụ thể theo mức độ hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch tại mỗi đơn vị.
Còn theo một nguồn tin từ Habubank khi trao đổi với VnEconomy, quyết định lên kế hoạch sáp nhập là đã được Hội đồng Quản trị Habubank cân nhắc một cách cẩn trọng, trên cơ sở đảm bảo tối đa quyền lợi cho các cổ đông, cán bộ nhân viên trong điều kiện hiện nay.
Việc sáp nhập Habubank vào SHB là việc chuyển toàn bộ trách nhiệm và nghĩa vụ của Habubank với các khách hàng, đối tác, nhân viên cho SHB kể từ ngày nhận sáp nhập. Quá trình này, được sự kiểm soát và hỗ trợ chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước các cấp để đảm bảo quá trình diễn ra thành công, không ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, khách hàng và các bên liên quan.
“Trong đề án đã được các bên thông qua và Ngân hàng Nhà nước ủng hộ, cán bộ nhân viên của ngân hàng sau sáp nhập sẽ là tổng số cán bộ nhân viên của hai ngân hàng hiện nay và được đảm bảo các quyền lợi chung giống nhau”, nguồn tin này cho biết.
Hiện Habubank chưa công bố cụ thể con số thu nhập bình quân của người lao động trong năm 2011, còn theo số liệu của năm 2010 thì bình quân là 10,15 triệu đồng/tháng. Còn tại SHB, thu nhập bình quân của người lao động năm 2011 là khoảng 14 triệu đồng/tháng.