Hai dự án bauxite: “Không biết có nên tiếp tục không?”
Thảo luận về hiệu quả kinh tế hai dự án bauxite Tân Rai và Nhân Cơ tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Đoàn giám sát cho rằng hiệu quả kinh tế hai dự án bauxite Tân Rai và Nhân Cơ không cao nhưng rủi ro tiềm ẩn cao. Phó thủ tướng quả quyết, “theo dự báo bảo thủ nhất thì hai dự án này vẫn có hiệu quả”.
Sáng 17/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về báo cáo kết quả giám sát hiệu quả tổng thể về kinh tế, xã hội gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng của hai dự án bauxite Tân Rai và Nhân.
Trình bày báo cáo giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho biết, theo kết quả giám sát thì hiệu quả kinh tế của hai dự án này không cao, song lại có nhiều rủi ro tiềm ẩn.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng cũng bày tỏ nhất trí là hiệu quả kinh tế của hai dự án là không cao.
Được mời trả lời một số câu hỏi của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định, việc triển khai hai dự án đã thực hiện đúng chủ trương của Đảng, Chính phủ, Quốc hội, thực hiện đúng quy định của pháp luật, có tác dụng lan tỏa bước đầu và có đóng góp vào phát triển kinh tế của hai tỉnh nơi đặt dự án và cả vùng Tây Nguyên.
"Trong chỉ đạo, Chính phủ yêu cầu lấy phương án bảo thủ nhất để đánh giá hiệu quả, và kể cả theo dự báo bảo thủ nhất thì dự án có hiệu quả", Phó thủ tướng nói tiếp.
Nêu dự báo đến 2018 giá alumin đến 400 USD so với dự báo cũ có 341 USD, Phó thủ tướng cho rằng thì tiềm năng bảo đảm hiệu quả là có, và đỡ rủi ro hơn.
"Với các dự án công nghiệp đầu tư lớn thì bao giờ cũng có lỗ kế hoạch, hiếm có dự án nào mà có lãi ngay từ ban đầu", ông Hải nói.
Trả lời câu hỏi đến khi nào sẽ làm chủ công nghệ của Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai, Phó thủ tướng cho biết hiện tại đã làm chủ được khâu vận hành, còn làm chủ công nghệ thì phải có thêm thời gian.
Tuy nhiên, còn không ít băn khoăn qua các ý kiến thảo luận tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
"Hai dự án có tính thí điểm, nếu hiệu quả không cao mà tiềm ẩn nhiều rủi ro như báo cáo giám sát, thì không biết có nên tiếp tục không?", Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý đặt vấn đề.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển nhận xét, báo cáo chưa nêu rõ việc chấp hành pháp luật của Nhà nước khi triển khai hai dự án và hiệu quả tổng thể về kinh tế, xã hội gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng.
"Song, rất rất mừng là ban đầu có hiệu quả, sau 12 - 15 năm thì có thể thu hồi vốn, bước đầu đã nộp nân sách 700 - 800 tỷ đồng, giải quyết được lao động, công nghệ mới đã làm chủ được, đã xử lý được bùn đỏ", ông Hiển phân tích.
Tuy nhiên, xem xét các yếu tố quyết định đến hiệu quả của hai dự án thì Chủ nhiệm Hiển cho rằng chỉ có yếu tố chất lượng và trữ lượng là yên tâm, còn các yếu tố khác thì mỏng manh.
Đoàn giám sát nên đánh giá hiệu quả kinh tế thận trọng hơn, chứ đánh giá quá lạc quan thì xử lý sẽ khó khăn. Phải khẳng định trước Quốc hội là có tiếp tục thực hiện hai dự án không và có hiệu quả không, ông Hiển đề nghị.
Nhận xét sâu sát, đánh giá đúng mức hơn cũng là quan điểm của nhiều ý kiến khác.
Theo Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn mặc dù xung quanh hai dự án có nhiều dư luận, nhưng dư luận không phải tất cả đều là xấu, mà có cái cũng cần lắng nghe.
"Dư luận chung lo ngại là nhà thầu Trung Quốc, công nhân Trung Quốc có vợ con trên đó. Vậy hiện nay có bao nhiêu chuyên gia và bao nhiêu công nhân Trung Quốc? Cần kiến nghị bảo vệ thế nào để không xảy ra sự việc đáng tiếc như ở một số nơi khác, cái giàn khoan trên biển còn đó thì còn nhiều việc ta không lường được", ông Sơn lo ngại.
Cũng đề cập đến lo lắng từ dư luận về an ninh quốc phòng, trong đó cả cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng từng có ý kiến, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Nguyễn Kim Khoa nhận xét: “Báo cáo giám sát chưa đầy đủ mà có phần hơi chủ quan, Nhân Cơ sát ngay biên giới là khu vực nhạy cảm về an ninh”.
"Lao động nước nào cũng phải chấp hành pháp luật Việt Nam, không nên lo ngại người lao động nước ngoài, kể cả Trung Quốc", Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước góp ý.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho biết, hiện ở dự án Tân Rai có 83 lao động và Nhân Cơ có 204 lao động nước ngoài, và cơ quan chức năng khẳng định họ chấp hành tốt pháp luật Việt Nam.
Kết thúc phiên thảo luận, Phó chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị các cơ quan chức năng tiếp tục quan tâm đánh giá hiệu quả kinh tế lâu dài của dự án gắn với quốc phòng an ninh.
"Nên đánh giá đậm nét hơn về lao động nước ngoài, nếu họ làm đúng pháp luật thì nên khuyến khích và bảo vệ họ. Đồng thời, cũng nên cảnh báo để cảnh giác tình hình xấu ở nơi khác có thể lan tỏa đến đây", Phó chủ tịch lưu ý.
Sáng 17/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về báo cáo kết quả giám sát hiệu quả tổng thể về kinh tế, xã hội gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng của hai dự án bauxite Tân Rai và Nhân.
Trình bày báo cáo giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho biết, theo kết quả giám sát thì hiệu quả kinh tế của hai dự án này không cao, song lại có nhiều rủi ro tiềm ẩn.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng cũng bày tỏ nhất trí là hiệu quả kinh tế của hai dự án là không cao.
Được mời trả lời một số câu hỏi của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định, việc triển khai hai dự án đã thực hiện đúng chủ trương của Đảng, Chính phủ, Quốc hội, thực hiện đúng quy định của pháp luật, có tác dụng lan tỏa bước đầu và có đóng góp vào phát triển kinh tế của hai tỉnh nơi đặt dự án và cả vùng Tây Nguyên.
"Trong chỉ đạo, Chính phủ yêu cầu lấy phương án bảo thủ nhất để đánh giá hiệu quả, và kể cả theo dự báo bảo thủ nhất thì dự án có hiệu quả", Phó thủ tướng nói tiếp.
Nêu dự báo đến 2018 giá alumin đến 400 USD so với dự báo cũ có 341 USD, Phó thủ tướng cho rằng thì tiềm năng bảo đảm hiệu quả là có, và đỡ rủi ro hơn.
"Với các dự án công nghiệp đầu tư lớn thì bao giờ cũng có lỗ kế hoạch, hiếm có dự án nào mà có lãi ngay từ ban đầu", ông Hải nói.
Trả lời câu hỏi đến khi nào sẽ làm chủ công nghệ của Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai, Phó thủ tướng cho biết hiện tại đã làm chủ được khâu vận hành, còn làm chủ công nghệ thì phải có thêm thời gian.
Tuy nhiên, còn không ít băn khoăn qua các ý kiến thảo luận tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
"Hai dự án có tính thí điểm, nếu hiệu quả không cao mà tiềm ẩn nhiều rủi ro như báo cáo giám sát, thì không biết có nên tiếp tục không?", Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý đặt vấn đề.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển nhận xét, báo cáo chưa nêu rõ việc chấp hành pháp luật của Nhà nước khi triển khai hai dự án và hiệu quả tổng thể về kinh tế, xã hội gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng.
"Song, rất rất mừng là ban đầu có hiệu quả, sau 12 - 15 năm thì có thể thu hồi vốn, bước đầu đã nộp nân sách 700 - 800 tỷ đồng, giải quyết được lao động, công nghệ mới đã làm chủ được, đã xử lý được bùn đỏ", ông Hiển phân tích.
Tuy nhiên, xem xét các yếu tố quyết định đến hiệu quả của hai dự án thì Chủ nhiệm Hiển cho rằng chỉ có yếu tố chất lượng và trữ lượng là yên tâm, còn các yếu tố khác thì mỏng manh.
Đoàn giám sát nên đánh giá hiệu quả kinh tế thận trọng hơn, chứ đánh giá quá lạc quan thì xử lý sẽ khó khăn. Phải khẳng định trước Quốc hội là có tiếp tục thực hiện hai dự án không và có hiệu quả không, ông Hiển đề nghị.
Nhận xét sâu sát, đánh giá đúng mức hơn cũng là quan điểm của nhiều ý kiến khác.
Theo Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn mặc dù xung quanh hai dự án có nhiều dư luận, nhưng dư luận không phải tất cả đều là xấu, mà có cái cũng cần lắng nghe.
"Dư luận chung lo ngại là nhà thầu Trung Quốc, công nhân Trung Quốc có vợ con trên đó. Vậy hiện nay có bao nhiêu chuyên gia và bao nhiêu công nhân Trung Quốc? Cần kiến nghị bảo vệ thế nào để không xảy ra sự việc đáng tiếc như ở một số nơi khác, cái giàn khoan trên biển còn đó thì còn nhiều việc ta không lường được", ông Sơn lo ngại.
Cũng đề cập đến lo lắng từ dư luận về an ninh quốc phòng, trong đó cả cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng từng có ý kiến, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Nguyễn Kim Khoa nhận xét: “Báo cáo giám sát chưa đầy đủ mà có phần hơi chủ quan, Nhân Cơ sát ngay biên giới là khu vực nhạy cảm về an ninh”.
"Lao động nước nào cũng phải chấp hành pháp luật Việt Nam, không nên lo ngại người lao động nước ngoài, kể cả Trung Quốc", Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước góp ý.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho biết, hiện ở dự án Tân Rai có 83 lao động và Nhân Cơ có 204 lao động nước ngoài, và cơ quan chức năng khẳng định họ chấp hành tốt pháp luật Việt Nam.
Kết thúc phiên thảo luận, Phó chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị các cơ quan chức năng tiếp tục quan tâm đánh giá hiệu quả kinh tế lâu dài của dự án gắn với quốc phòng an ninh.
"Nên đánh giá đậm nét hơn về lao động nước ngoài, nếu họ làm đúng pháp luật thì nên khuyến khích và bảo vệ họ. Đồng thời, cũng nên cảnh báo để cảnh giác tình hình xấu ở nơi khác có thể lan tỏa đến đây", Phó chủ tịch lưu ý.