Hai hình thức chính trong gian lận thuế xuất nhập khẩu
Gian lận thông qua khai báo mã số và xuất xứ hàng hóa là hai hình thức phổ biến và có dấu hiệu ngày càng tăng
Theo thống kê của hải quan, gian lận thuế trong hoạt động xuất nhập khẩu vẫn diễn biến phức tạp, trong đó gian lận thông qua khai báo mã số và xuất xứ hàng hóa là hai hình thức phổ biến và có dấu hiệu ngày càng tăng.
Điều này cũng dễ hiểu khi Việt Nam ngày càng gia nhập sâu và đa dạng vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt là việc thực hiện cắt giảm thuế theo các hiệp định khu vực khác biệt.
Bắt đầu bằng việc bãi bỏ bảng giá thuế tối thiểu, tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (CEPT/AFTA) với những dòng thuế suất ưu đãi, thì bắt đầu có hiện tượng nhập hàng hóa không đủ điều kiện nhưng vẫn sử dụng chứng nhận xuất xứ ASEAN (C/O form D), thậm chí xuất hiện cả C/O giả mà mới đây cơ quan hải quan đã phát hiện khá nhiều tại các cửa khẩu giáp Lào và Campuchia.
Theo quy định, hàng hóa có C/O form D, tức trong sản phẩm phải có chứa trên 40% hàm lượng xuất xứ từ ASEAN khi xuất khẩu vào các nước trong ASEAN sẽ được hưởng mức thuế suất là 0% hoặc 10%, 15%..., thấp hơn nhiều so với hàng ngoài ASEAN.
Vụ việc lớn và điển hình thời gian gần đây là vụ nhập khẩu 23.886 tấn thép cán nguội khai báo từ Philippines, trị giá 206,6 tỷ đồng ở Tp.HCM. Thực tế được chứng minh là Philippines không có đủ điều kiện đảm bảo gia tăng trên 40% hàm lượng của sản phẩm này.
Để hợp pháp hóa được C/O form D đối với lô hàng, người bán (không nằm trong khu vực ASEAN) đã tiến hành mua lại các công ty thép cán nguội của Philippines, sau đó chuyển nguyên vật liệu từ các nước khác vào ASEAN để hợp thức hóa đầu tư và hưởng lợi thuế suất khi xuất khẩu sản phẩm vào các nước ASEAN. Vụ việc nếu không được phát hiện thì đã thất thu ngân sách hàng chục tỷ đồng.
Một số trường hợp sử dụng C/O form D giả thường diễn ra khi nhập khẩu các lô hàng điện tử trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, các chủ hàng gian lận đã không lường trước sự phức tạp của xuất xứ hàm lượng nên đã “sơ suất” sử dụng các C/O form D “100% hàm lượng ASEAN”. Cơ quan hải quan dễ dàng nghi vấn và chứng minh sự vô lý này khi hầu hết các sản phẩm điện tử đều có các xuất xứ linh kiện đa dạng, đó là chưa kể các chi phí công nghệ thường là của Nhật Bản.
Các trường hợp cố tình khai báo sai mã số thuế cũng rất đa dạng, lợi dụng sự phức tạp trong cơ cấu sản phẩm cũng như tên gọi, đặc biệt là những sản phẩm mới, là hỗn hợp của nhiều chất hoặc linh kiện khó có thể phân biệt bằng cảm quan. Thậm chí nhiều trường hợp, doanh nghiệp đã cố tình tháo bỏ một số bộ phận cấu thành của máy móc, thiết bị vận tải để khai báo hàng hóa thuộc dạng chưa đồng bộ để tránh thuế hàng đồng bộ.
Theo thống kê, gian lận thương mại qua mã số và xuất xứ hàng hóa thường xảy ra đối với những mặt hàng có sự chênh lệch về thuế là hàng điện tử, điện lạnh, sắt thép, thực phẩm, hàng tiêu dùng...
Một cán bộ của ngành hải quan cho biết: thực tế thì việc chống C/O giả cũng như bác bỏ mã số hàng hóa khai sai rất phức tạp. Nguyên nhân là việc thay đổi người có thẩm quyền trong việc ký giấy C/O ở các nước thuộc khu vực ưu đãi diễn ra thường xuyên và nhiều khi, cơ quan chức năng Việt Nam lại không thể cập nhật kịp thời chữ ký. Thêm vào đó, việc kiểm tra, đối chiếu trên các bản đăng ký chữ ký trên C/O cũng khó khăn do tờ khai đã trải qua nhiều lần photo.
Nhìn chung, hiện nay việc kiểm tra thông quan tùy theo đối tượng dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro chứ không thể kiểm tra 100% lô hàng, hải quan cũng dựa nhiều vào kinh nghiệm và các quy định quản lý về thương mại phổ biến để xác định nên những sai phạm vẫn có thể lọt qua cửa khẩu hải quan.
Chỉ trong những trường hợp có nghi ngờ về C/O form D hàng nhập khẩu, hải quan mới kiểm tra lại dấu và chữ ký trên C/O, nếu phát hiện có gian lận, cơ quan hải quan sẽ gửi công văn sang cơ quan hải quan chịu trách nhiệm cấp C/O form D của nước xuất khẩu hàng có vấn đề để yêu cầu kiểm tra. Nếu cần, hải quan 2 nước sẽ phối hợp để xử lý hàng có C/O giả.
Theo ngành hải quan, trong thời điểm hiện nay, khi công cụ hỗ trợ cho việc phát hiện việc giả C/O form D còn hạn chế, đòi hỏi hệ thống thông tin và kiến thức nghiệp vụ được bổ sung kịp thời.
Mặt khác, chính các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam cũng cần chú ý tới vấn đề này khi tiến hành ký kết hợp đồng với các đối tác và phải hiểu rõ luật pháp vì thuế suất ưu đãi và không ưu đãi đối với các mặt hàng là rất lớn, nên rất dễ nảy sinh gian lận trong thương mại mà phần thiệt thòi bao giờ cũng nghiêng về phía doanh nghiệp nhập khẩu.
Điều này cũng dễ hiểu khi Việt Nam ngày càng gia nhập sâu và đa dạng vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt là việc thực hiện cắt giảm thuế theo các hiệp định khu vực khác biệt.
Bắt đầu bằng việc bãi bỏ bảng giá thuế tối thiểu, tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (CEPT/AFTA) với những dòng thuế suất ưu đãi, thì bắt đầu có hiện tượng nhập hàng hóa không đủ điều kiện nhưng vẫn sử dụng chứng nhận xuất xứ ASEAN (C/O form D), thậm chí xuất hiện cả C/O giả mà mới đây cơ quan hải quan đã phát hiện khá nhiều tại các cửa khẩu giáp Lào và Campuchia.
Theo quy định, hàng hóa có C/O form D, tức trong sản phẩm phải có chứa trên 40% hàm lượng xuất xứ từ ASEAN khi xuất khẩu vào các nước trong ASEAN sẽ được hưởng mức thuế suất là 0% hoặc 10%, 15%..., thấp hơn nhiều so với hàng ngoài ASEAN.
Vụ việc lớn và điển hình thời gian gần đây là vụ nhập khẩu 23.886 tấn thép cán nguội khai báo từ Philippines, trị giá 206,6 tỷ đồng ở Tp.HCM. Thực tế được chứng minh là Philippines không có đủ điều kiện đảm bảo gia tăng trên 40% hàm lượng của sản phẩm này.
Để hợp pháp hóa được C/O form D đối với lô hàng, người bán (không nằm trong khu vực ASEAN) đã tiến hành mua lại các công ty thép cán nguội của Philippines, sau đó chuyển nguyên vật liệu từ các nước khác vào ASEAN để hợp thức hóa đầu tư và hưởng lợi thuế suất khi xuất khẩu sản phẩm vào các nước ASEAN. Vụ việc nếu không được phát hiện thì đã thất thu ngân sách hàng chục tỷ đồng.
Một số trường hợp sử dụng C/O form D giả thường diễn ra khi nhập khẩu các lô hàng điện tử trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, các chủ hàng gian lận đã không lường trước sự phức tạp của xuất xứ hàm lượng nên đã “sơ suất” sử dụng các C/O form D “100% hàm lượng ASEAN”. Cơ quan hải quan dễ dàng nghi vấn và chứng minh sự vô lý này khi hầu hết các sản phẩm điện tử đều có các xuất xứ linh kiện đa dạng, đó là chưa kể các chi phí công nghệ thường là của Nhật Bản.
Các trường hợp cố tình khai báo sai mã số thuế cũng rất đa dạng, lợi dụng sự phức tạp trong cơ cấu sản phẩm cũng như tên gọi, đặc biệt là những sản phẩm mới, là hỗn hợp của nhiều chất hoặc linh kiện khó có thể phân biệt bằng cảm quan. Thậm chí nhiều trường hợp, doanh nghiệp đã cố tình tháo bỏ một số bộ phận cấu thành của máy móc, thiết bị vận tải để khai báo hàng hóa thuộc dạng chưa đồng bộ để tránh thuế hàng đồng bộ.
Theo thống kê, gian lận thương mại qua mã số và xuất xứ hàng hóa thường xảy ra đối với những mặt hàng có sự chênh lệch về thuế là hàng điện tử, điện lạnh, sắt thép, thực phẩm, hàng tiêu dùng...
Một cán bộ của ngành hải quan cho biết: thực tế thì việc chống C/O giả cũng như bác bỏ mã số hàng hóa khai sai rất phức tạp. Nguyên nhân là việc thay đổi người có thẩm quyền trong việc ký giấy C/O ở các nước thuộc khu vực ưu đãi diễn ra thường xuyên và nhiều khi, cơ quan chức năng Việt Nam lại không thể cập nhật kịp thời chữ ký. Thêm vào đó, việc kiểm tra, đối chiếu trên các bản đăng ký chữ ký trên C/O cũng khó khăn do tờ khai đã trải qua nhiều lần photo.
Nhìn chung, hiện nay việc kiểm tra thông quan tùy theo đối tượng dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro chứ không thể kiểm tra 100% lô hàng, hải quan cũng dựa nhiều vào kinh nghiệm và các quy định quản lý về thương mại phổ biến để xác định nên những sai phạm vẫn có thể lọt qua cửa khẩu hải quan.
Chỉ trong những trường hợp có nghi ngờ về C/O form D hàng nhập khẩu, hải quan mới kiểm tra lại dấu và chữ ký trên C/O, nếu phát hiện có gian lận, cơ quan hải quan sẽ gửi công văn sang cơ quan hải quan chịu trách nhiệm cấp C/O form D của nước xuất khẩu hàng có vấn đề để yêu cầu kiểm tra. Nếu cần, hải quan 2 nước sẽ phối hợp để xử lý hàng có C/O giả.
Theo ngành hải quan, trong thời điểm hiện nay, khi công cụ hỗ trợ cho việc phát hiện việc giả C/O form D còn hạn chế, đòi hỏi hệ thống thông tin và kiến thức nghiệp vụ được bổ sung kịp thời.
Mặt khác, chính các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam cũng cần chú ý tới vấn đề này khi tiến hành ký kết hợp đồng với các đối tác và phải hiểu rõ luật pháp vì thuế suất ưu đãi và không ưu đãi đối với các mặt hàng là rất lớn, nên rất dễ nảy sinh gian lận trong thương mại mà phần thiệt thòi bao giờ cũng nghiêng về phía doanh nghiệp nhập khẩu.