08:42 30/09/2023

Hải Phòng tìm cơ hội phát triển cho doanh nghiệp phụ trợ nội địa

Trần Kỳ

"Diễn đàn kết nối các doanh nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) tại thành phố Hải Phòng năm 2023” và “Triển lãm giới thiệu sản phẩm kết nối” là các hoạt động thiết thực nhằm kết nối cung cầu, thúc đẩy phát triển công nghiệp phụ trợ giữa các nhà đầu tư FDI với các doanh nghiệp trong nước...

"Diễn đàn kết nối các doanh nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) tại thành phố Hải Phòng năm 2023”
"Diễn đàn kết nối các doanh nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) tại thành phố Hải Phòng năm 2023”

Sáng 29/9 tại Hải Phòng, UBND thành phố Hải Phòng, Ban quản lý khu Kinh tế Hải Phòng đã tổ chức: “Diễn đàn kết nối các doanh nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) tại thành phố Hải Phòng năm 2023” đồng thời khai mạc “Triển lãm giới thiệu sản phẩm kết nối”. Đây là các hoạt động nhằm kết nối cung cầu, thúc đẩy phát triển công nghiệp phụ trợ giữa các nhà đầu tư FDI với các doanh nghiệp trong nước trong lộ trình nâng cao tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm.

Đã có 7 biên bản ký kết hợp tác giữa doanh nghiệp trong nước và  1 số công ty nước người trước sự chứng kiến của hơn 200 địa biểu là các doanh nghiệp, các nhà đầu tư các chuyên gia tham dự Diễn đàn.

Phát biểu trong Lê khai mạc, ông Lê Trung Kiên, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng cho biết, trong những năm qua Hải Phòng là địa phương luôn nằm ở tốp đầu cả nước trong thu hút đầu tư vốn trực tiếp nước ngoài, khối doanh nghiệp FDI đã có những đóng góp lớn trong sự phát triển kinh tế, xã hội của thành phố và khu vực.

Tuy nhiên, hoạt động liên kết trong việc cung ứng nguyên vật liệu, trao đổi công nghệ cũng như cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phụ trợ giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp DI còn ở mức khiêm tốn. Do vậy, nâng cao liên kết qua các hoạt động kết nối sẽ mở ra cơ hội hợp tác, tạo điều kiện phát triển và gia tăng lợi ích cho các bên khi cùng tham gia vào chuỗi cung ứng.

Triển lãm giới thiệu sản phẩm kết nối tại Hải Phòng
Triển lãm giới thiệu sản phẩm kết nối tại Hải Phòng

Theo báo cáo, tính đến 8/2023,  Khu kinh tế và các khu công nghiệp trên địa bàn Hải Phòng đã thu hút được 494 dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 24,9 tỷ USD.

Chỉ tính riêng từ đầu năm 2023 tới nay, đã có gần 3 tỷ USD vốn FDI đầu tư vào địa phương này. Trong năm 2022 tổng doanh thu của các dự án đang hoạt động trong khu kinh tế ước đạt 34,8 tỷ USD, kim ngạch xuất nhập đạt 24,46 tỷ USD và nộp ngân sách đạt 17,8 nghìn tỷ đồng, đồng thời đã tạo việc làm cho hàng trăm nghìn người lao động.

Rõ ràng, chỉ cần nhìn qua các con số thì đã thấy được sự sôi động trong sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, có 1 thực tế hiện hữu là, các vật liệu, sản phẩm phụ trợ cung ứng cho sản phẩm hoàn thiện đa phần đều do các doanh nghiệp phụ trợ nước ngoài.

Đơn cử như Công ty TNHH LG Electronic Việt Nam Hải Phòng, 1 doanh nghiệp chuyên sản xuất thiết bị nghe nhìn, phụ kiện ô tô cung cấp cho thị trường toàn cầu, để hoàn thành 1 sản phẩm hoàn thiện, doanh nghiệp này cần đến hàng trăm nhà cung cấp, tuy nhiên số lượng doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi của LG chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.

Diễn đàn kết nối các doanh nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) tại thành phố Hải Phòng
Diễn đàn kết nối các doanh nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) tại thành phố Hải Phòng

Ông Baek Chan, Tổng Giám đốc LG Electronic Việt Nam cho biết, công ty đã thông báo công khi danh mục các sản phẩm yêu cầu từ yêu cầu chất lượng, giá thành, thời gian cung cấp… đồng thời các quy trình lựa chọn nhà cung cấp đều mang tính chuyên nghiệp, công khai, minh bạch. Để tham gia được vào chuỗi sản phẩm thì lại phụ thuộc chính vào năng lực của doanh nghiệp.

Còn theo ông Hajimoto Naoyuki – Giám đốc vật tư Công ty Kyocera, nhu cầu tìm kiếm nhà cung cấp bản địa là rất cần thiết do khi đầu tư vào vùng, lãnh thổ nhà đầu tư rất mong muốn thiết lập hệ sinh thái mới,  thị trường mới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong xu thế kinh doanh không biên giới.

Theo các chuyên gia kinh tế, rõ ràng nếu các nhà đầu tư lớn tìm kiếm và hợp tác được với các doanh nghiệp bản địa trong việc sản xuất, cung ứng các vật liệu, sản phậm phụ trợ sẽ hạ được giá thành sản phẩm do tiết giảm được chi phí logistics, chi phí nhân công, xây dựng nhà xưởng…

Ông Nguyễn Quang Thắng – Giám dốc Công ty TNHH điện lạnh Quang Thắng (một doanh nghiệp nội đã và đang tham gia vào chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp FDI), cho biết, muốn tiếp cận và tham gia vào chuỗi, trước hết các doanh nghiệp nội địa cần phải nâng cao năng lực của chính mình, từ đầu tư tài chính, công nghệ đến nhân lực…

Việc tham gia vào chuỗi cung ứng đang là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nội khẳng định chính mình, tuy nhiên muốn hội nhập được vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực nội tại, trong đó chú trọng đầu tư áp dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động đặc biệt cần vượt qua các rào cản về ngôn ngữ, văn hóa cũng như thường xuyên cập nhật các quy định luật pháp liên quan đến lĩnh vực hợp tác, tuân thủ nghiêm các qui định của hiệp định thương mại đồng thời nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.