Hầm đường sắt dài nhất thế giới sắp mở cửa ở Thụy Sỹ
Đường hầm kép Gotthard dài 57 km sẽ là một tuyến đường sắt cao tốc xuyên qua dãy Alps của Thụy Sỹ
Hầm đường sắt dài nhất và sâu nhất thế giới sắp chính thức được mở cửa ở Thụy Sỹ sau gần 2 thập kỷ xây dựng, hãng tin BBC cho biết.
Đường hầm kép Gotthard dài 57 km sẽ là một tuyến đường sắt cao tốc xuyên qua dãy Alps của Thụy Sỹ - dãy núi ngăn cách giữa phía Bắc và phía Nam của châu Âu. Nhà chức trách Thụy Sỹ nói rằng Gotthard sẽ đem đến một cuộc cách mạng cho hoạt động vận tải hàng hóa của châu Âu.
Hiện nay, hàng hóa vẫn được vận chuyển bằng hàng triệu chuyến xe tải mỗi năm giữa miền Bắc và miền Nam châu Âu. Tuy nhiên, khi hầm đường sắt Gotthard đi vào hoạt động, hàng hóa sẽ được vận chuyển bằng tàu cao tốc.
Gotthard sẽ vượt qua hầm đường sắt Seikan của Nhật Bản về chiều dài, theo đó “soán ngôi” hầm đường sắt dài nhất thế giới. Với chiều dài 53,9 km, Seikan sẽ tụt xuống vị trí thứ hai, trong khi đường hầm Channel Tunnel dài 50,5 km nối giữa Anh và Pháp sẽ tụt xuống vị trí thứ ba.
Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Francois Hollande, và Thủ tướng Italy Matteo Renzi sẽ cùng với các quan chức Thụy Sỹ tham dự lễ khai trương hầm đường sắt Gotthard.
“Đây sẽ là một phần đặc trưng của Thụy Sỹ”, Giám đốc cơ quan giao thông liên bang Thụy Sỹ Peter Fueglistaler phát biểu. “Đối với chúng tôi, việc chế ngự dãy Alps cũng giống như người Hà Lan thám hiểm đại dương vậy”.
Tiêu tốn hơn 12 tỷ USD để xây dựng, dự án Gotthard được cử tri Thụy Sỹ phê chuẩn trong một cuộc trưng cầu dân ý vào năm 1992. Cử tri Thụy Sỹ khi đó đã ủng hộ đề xuất từ các nhóm hoạt động môi trường về chuyển tất cả hoạt động vận chuyển hàng qua Thụy Sỹ từ đường bộ sang đường sắt.
Khi hoàn tất, hầm đường sắt Gotthard nằm ở độ sâu tới 2,3 km bên dưới bề mặt của những ngọn núi, và đi xuyên qua những khối đá có nhiệt độ lên tới 46 độ C. Các kỹ sư đã phải đào và phá hơn 73 loại đá khác nhau trong quá trình xây dựng đường hầm, trong đó có những loại cứng như đá granite. Hơn 28 triệu tấn đá đã được đào, 9 công nhân đã thiệt mạng trong dự án này.
Hoàn thành đúng thời gian dự kiến và hầu như không có chi phí phát sinh, hầm đường sắt Gotthard sẽ tạo một tuyến đường sắt chính nối giữa thành phố Rotterdam của Hà Lan với thành phố Genoa của Italy.
Khi dịch vụ của đường hầm được hoàn thiện vào tháng 12 năm nay, thời gian hành trình từ Zurich tới Milan sẽ được rút ngắn 1 giờ đồng hồ, xuống còn 2 giờ 40 phút.
Đường hầm kép Gotthard dài 57 km sẽ là một tuyến đường sắt cao tốc xuyên qua dãy Alps của Thụy Sỹ - dãy núi ngăn cách giữa phía Bắc và phía Nam của châu Âu. Nhà chức trách Thụy Sỹ nói rằng Gotthard sẽ đem đến một cuộc cách mạng cho hoạt động vận tải hàng hóa của châu Âu.
Hiện nay, hàng hóa vẫn được vận chuyển bằng hàng triệu chuyến xe tải mỗi năm giữa miền Bắc và miền Nam châu Âu. Tuy nhiên, khi hầm đường sắt Gotthard đi vào hoạt động, hàng hóa sẽ được vận chuyển bằng tàu cao tốc.
Gotthard sẽ vượt qua hầm đường sắt Seikan của Nhật Bản về chiều dài, theo đó “soán ngôi” hầm đường sắt dài nhất thế giới. Với chiều dài 53,9 km, Seikan sẽ tụt xuống vị trí thứ hai, trong khi đường hầm Channel Tunnel dài 50,5 km nối giữa Anh và Pháp sẽ tụt xuống vị trí thứ ba.
Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Francois Hollande, và Thủ tướng Italy Matteo Renzi sẽ cùng với các quan chức Thụy Sỹ tham dự lễ khai trương hầm đường sắt Gotthard.
“Đây sẽ là một phần đặc trưng của Thụy Sỹ”, Giám đốc cơ quan giao thông liên bang Thụy Sỹ Peter Fueglistaler phát biểu. “Đối với chúng tôi, việc chế ngự dãy Alps cũng giống như người Hà Lan thám hiểm đại dương vậy”.
Tiêu tốn hơn 12 tỷ USD để xây dựng, dự án Gotthard được cử tri Thụy Sỹ phê chuẩn trong một cuộc trưng cầu dân ý vào năm 1992. Cử tri Thụy Sỹ khi đó đã ủng hộ đề xuất từ các nhóm hoạt động môi trường về chuyển tất cả hoạt động vận chuyển hàng qua Thụy Sỹ từ đường bộ sang đường sắt.
Khi hoàn tất, hầm đường sắt Gotthard nằm ở độ sâu tới 2,3 km bên dưới bề mặt của những ngọn núi, và đi xuyên qua những khối đá có nhiệt độ lên tới 46 độ C. Các kỹ sư đã phải đào và phá hơn 73 loại đá khác nhau trong quá trình xây dựng đường hầm, trong đó có những loại cứng như đá granite. Hơn 28 triệu tấn đá đã được đào, 9 công nhân đã thiệt mạng trong dự án này.
Hoàn thành đúng thời gian dự kiến và hầu như không có chi phí phát sinh, hầm đường sắt Gotthard sẽ tạo một tuyến đường sắt chính nối giữa thành phố Rotterdam của Hà Lan với thành phố Genoa của Italy.
Khi dịch vụ của đường hầm được hoàn thiện vào tháng 12 năm nay, thời gian hành trình từ Zurich tới Milan sẽ được rút ngắn 1 giờ đồng hồ, xuống còn 2 giờ 40 phút.