Hàng điện lạnh giả tung hoành ở Hà Nội
Hàng nhái chỉ dùng khoảng một tháng là phát ra tiếng to, vỏ ngoài của máy bị bong sơn đồng thời bộ phận làm lạnh bắt đầu có vấn đề
Ông Trịnh Văn Ngọc, Chi cục phó Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội tỏ ra rất bức xúc trước tình hình hàng điện lạnh bị làm nhái, làm giả và nhập lậu vào thị trường thủ đô quá nhiều như hiện nay.
“Hàng nhập lậu về từ Trung Quốc giá chỉ bằng một nửa, thậm chí bằng 1/3 hàng thật. Tuy nhiên lại được dán nhãn các hãng nổi tiếng như Panasonic, LG, Toshiba, Samsung... bán trà trộn và bằng giá với hàng thật”, ông Ngọc cho hay.
Hàng nhái chỉ dùng khoảng một tháng là phát ra tiếng to, vỏ ngoài của máy bị bong sơn đồng thời bộ phận làm lạnh bắt đầu có vấn đề. Song hình thức, mẫu mã các loại hàng nhái, hàng giả không khác gì so với hàng thật.
Tại các cửa hàng điện lạnh dọc các phố Hai Bà Trưng, Huế, Giải Phóng, Bà Triệu, Quang Trung... giá máy điều hòa mỗi nơi một khác. Cùng là loại điều hòa 2 cục một chiều hiệu Panasonic, công suất 12.000 BTU, có nơi giá là 12 triệu đồng/chiếc, có nơi thì giá chỉ có 6 triệu đồng/chiếc. Loại 13.000 BTU của hãng Toshiba có nơi giá 11 triệu đồng, nơi khác giá chỉ hơn 5 triệu đồng/chiếc.
Chỉ đến khi máy có vấn đề, người tiêu dùng mang đến trung tâm bảo hành của hãng mới "ngã ngửa" biết là hàng giả, khi nhân viên “bóc” máy bên trong ra xem.
Chị Dương Nguyệt Ánh (90A Hàng Đào) than thở: “Đợt nóng cuối tháng tư tôi mới mua thêm cho nhà một điều hòa nhiệt độ hiệu Toshiba công suất nhỏ 9.000 BTU ở cửa hàng giữa phố Hai Bà Trưng. Vậy mà mới dùng hơn một tháng, máy chạy đã phát ra tiếng kêu “ro, ro”, phải chỉnh nhiệt độ trong khoảng 20-22 độ mới mát. Đưa nhiệt độ lên 24 độ thôi là phòng hầu như không còn mát. Như vậy thì tốn điện quá”.
Tiểu xảo đánh lừa khách hàng
Khách hàng đã chọn được máy điều hòa ưng ý, đúng hãng ở cửa hàng, yên tâm ra về, để lại địa chỉ để nhân viên của cửa hàng đến lắp. Không ngờ, chiếc máy được mang đến lại là “hàng dỏm”, được lấy ra khỏi kho sau khi khách hàng đã rời cửa hàng.
Ông Ngọc cho biết, mặc dù các đội quản lý thị trường biết mánh khóe này của các cửa hàng. "Nhưng một người mang một chiếc điều hòa đi lắp thì chúng tôi không dám, và không đủ thẩm quyền để có lệnh kiểm tra".
Các đội quản lý thị trường thường phải cho lực lượng đi trinh sát rất lâu và thường do cơ sở báo tin mới ập đến đúng lúc. Khó khăn ở chỗ Thông tư 12 của Bộ Tài chính quy định hàng đang vận chuyển mới coi là hàng lậu, hàng nằm ở trong kho chỉ là hàng trốn thuế.
“Vì vậy, chúng tôi biết các đại lý điện tử, điện lạnh có kho hàng ở Từ Sơn (Bắc Ninh) nhưng nếu bắt ngay trong kho thì có lợi cho doanh nghiệp quá, chỉ phải nộp thuế thôi chứ không bị tịch thu. Hơn nữa, vận chuyển hàng lậu phải bắt cả lô”, ông Ngọc nói.
Trước tình hình thị trường điện lạnh lập lờ trắng đen, Phó chủ tịch Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam Đỗ Gia Phan khuyến cáo: “Khách hàng nên mua hàng ở các đại lý chính hãng, các cửa hàng, siêu thị điện tử - điện máy lớn và yêu cầu phải có phiếu bảo hành của chính hãng. Ngoài ra, người tiêu dùng cần phải kiểm tra lại tem, nhãn mác, xuất xứ hàng, tránh bị đánh tráo với hàng giả, hàng kém chất lượng. Nếu cần khi đã chọn được sản phẩm ưng ý, phải đánh dấu trên từng bộ phận, những mối ghép để tránh bị đánh tráo”.
Còn, nếu đã trót mua phải hàng giả, người tiêu dùng hãy viết đơn khiếu nại gửi đến bất kỳ đội quản lý thị trường nào đóng tại UBND các quận, huyện hoặc trụ sở của Chi cục quản lý thị trường Hà Nội tại 192 Tôn Đức Thắng. Ông Ngọc khẳng định: “Chúng tôi sẽ tiến hành điều tra và có câu trả lời thích đáng cho người tiêu dùng”.
“Hàng nhập lậu về từ Trung Quốc giá chỉ bằng một nửa, thậm chí bằng 1/3 hàng thật. Tuy nhiên lại được dán nhãn các hãng nổi tiếng như Panasonic, LG, Toshiba, Samsung... bán trà trộn và bằng giá với hàng thật”, ông Ngọc cho hay.
Hàng nhái chỉ dùng khoảng một tháng là phát ra tiếng to, vỏ ngoài của máy bị bong sơn đồng thời bộ phận làm lạnh bắt đầu có vấn đề. Song hình thức, mẫu mã các loại hàng nhái, hàng giả không khác gì so với hàng thật.
Tại các cửa hàng điện lạnh dọc các phố Hai Bà Trưng, Huế, Giải Phóng, Bà Triệu, Quang Trung... giá máy điều hòa mỗi nơi một khác. Cùng là loại điều hòa 2 cục một chiều hiệu Panasonic, công suất 12.000 BTU, có nơi giá là 12 triệu đồng/chiếc, có nơi thì giá chỉ có 6 triệu đồng/chiếc. Loại 13.000 BTU của hãng Toshiba có nơi giá 11 triệu đồng, nơi khác giá chỉ hơn 5 triệu đồng/chiếc.
Chỉ đến khi máy có vấn đề, người tiêu dùng mang đến trung tâm bảo hành của hãng mới "ngã ngửa" biết là hàng giả, khi nhân viên “bóc” máy bên trong ra xem.
Chị Dương Nguyệt Ánh (90A Hàng Đào) than thở: “Đợt nóng cuối tháng tư tôi mới mua thêm cho nhà một điều hòa nhiệt độ hiệu Toshiba công suất nhỏ 9.000 BTU ở cửa hàng giữa phố Hai Bà Trưng. Vậy mà mới dùng hơn một tháng, máy chạy đã phát ra tiếng kêu “ro, ro”, phải chỉnh nhiệt độ trong khoảng 20-22 độ mới mát. Đưa nhiệt độ lên 24 độ thôi là phòng hầu như không còn mát. Như vậy thì tốn điện quá”.
Tiểu xảo đánh lừa khách hàng
Khách hàng đã chọn được máy điều hòa ưng ý, đúng hãng ở cửa hàng, yên tâm ra về, để lại địa chỉ để nhân viên của cửa hàng đến lắp. Không ngờ, chiếc máy được mang đến lại là “hàng dỏm”, được lấy ra khỏi kho sau khi khách hàng đã rời cửa hàng.
Ông Ngọc cho biết, mặc dù các đội quản lý thị trường biết mánh khóe này của các cửa hàng. "Nhưng một người mang một chiếc điều hòa đi lắp thì chúng tôi không dám, và không đủ thẩm quyền để có lệnh kiểm tra".
Các đội quản lý thị trường thường phải cho lực lượng đi trinh sát rất lâu và thường do cơ sở báo tin mới ập đến đúng lúc. Khó khăn ở chỗ Thông tư 12 của Bộ Tài chính quy định hàng đang vận chuyển mới coi là hàng lậu, hàng nằm ở trong kho chỉ là hàng trốn thuế.
“Vì vậy, chúng tôi biết các đại lý điện tử, điện lạnh có kho hàng ở Từ Sơn (Bắc Ninh) nhưng nếu bắt ngay trong kho thì có lợi cho doanh nghiệp quá, chỉ phải nộp thuế thôi chứ không bị tịch thu. Hơn nữa, vận chuyển hàng lậu phải bắt cả lô”, ông Ngọc nói.
Trước tình hình thị trường điện lạnh lập lờ trắng đen, Phó chủ tịch Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam Đỗ Gia Phan khuyến cáo: “Khách hàng nên mua hàng ở các đại lý chính hãng, các cửa hàng, siêu thị điện tử - điện máy lớn và yêu cầu phải có phiếu bảo hành của chính hãng. Ngoài ra, người tiêu dùng cần phải kiểm tra lại tem, nhãn mác, xuất xứ hàng, tránh bị đánh tráo với hàng giả, hàng kém chất lượng. Nếu cần khi đã chọn được sản phẩm ưng ý, phải đánh dấu trên từng bộ phận, những mối ghép để tránh bị đánh tráo”.
Còn, nếu đã trót mua phải hàng giả, người tiêu dùng hãy viết đơn khiếu nại gửi đến bất kỳ đội quản lý thị trường nào đóng tại UBND các quận, huyện hoặc trụ sở của Chi cục quản lý thị trường Hà Nội tại 192 Tôn Đức Thắng. Ông Ngọc khẳng định: “Chúng tôi sẽ tiến hành điều tra và có câu trả lời thích đáng cho người tiêu dùng”.