Hãng hàng không lớn thứ hai của Đức xin bảo hộ phá sản
Động thái này được đưa ra sau khi cổ đông lớn của Air Berlin là Etihad của Abu Dhabi từ chối rót thêm vốn
Air Berlin, hãng hàng không lớn thứ hai tại Đức, đã đệ đơn xin bảo hộ phá sản hôm 15/8 và đang đàm phán để bán một phần cho đối thủ Deutsche Lufthansa AG, Wall Street Journal cho biết.
Động thái này được đưa ra sau khi một trong những cổ đông lớn nhất của Air Berlin là hãng hàng không Etihad của Abu Dhabi từ chối rót thêm vốn.
Trước nguy cơ hàng nghìn người mất việc trong bối cảnh sắp diễn ra bầu cử vào tháng tới, chính phủ Đức đã vào cuộc và cấp cho Air Berlin khoản vay trị giá 150 triệu Euro (176 triệu USD) để duy trì hoạt động mùa nghỉ hè. Theo đó, gần 8.000 nhân viên của Air Berlin sẽ giữ được việc làm trong khi lãnh đạo hãng tìm cách tái cơ cấu hoặc bán công ty.
Bộ trưởng Giao thông Đức Alexander Dobrindt cho biết ông kỳ vọng khoản vay từ chính phủ sẽ giúp Air Berlin duy trì hoạt động tới cuối tháng 11.
“Chúng tôi đang làm việc không ngừng nhằm mang lại những kết quả tốt nhất có thể cho công ty, khách hàng và nhân viên của mình, trong bối cảnh hiện nay”, Giám đốc điều hành Thomas Winkelmann của Air Berlin, người mới giữ chức vụ này được 6 tháng, cho biết.
Ngay sau khi Air Berlin công bố thông tin trên, cổ phiếu hãng này đã sụt 48%.
Từ nhiều năm nay, dù phục vụ hơn 2 triệu hành khách mỗi tháng, Air Berlin phải vật lộn để tìm kiếm lợi nhuận. Trong 4 năm qua, hãng này đã lỗ gần 2 tỷ Euro (2,35 tỷ USD) và phải vật lộn để giảm các hoạt động phi lợi nhuận đồng thời tăng cường các đường bay xuyên Đại Tây Dương mang về nhiều lợi nhuận hơn. Tuy nhiên, mọi thứ dường như đã quá muộn.
Air Berlin phải đối mặt với tình trạng chi phí cao và cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ giá rẻ như Ryanair Holdings PLC - hãng hàng không lớn nhất châu Âu tính theo số lượng hành khách.
Từ đầu năm tới nay, Air Berlin là hãng hàng không có quy mô lớn thứ hai tại châu Âu xin bảo hộ phá sản trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt đẩy giá vé xuống thấp kỷ lục. Tháng 6 vừa rồi, hãng hàng không hàng đầu của Italy, Alitalia, cũng đệ đơn xin bảo hộ phá sản.
“Tình hình kinh doanh của Air Berlin lao dốc chưa từng thấy, khiến hãng không thể vượt qua những khó khăn lớn và thực hiện các giải pháp chiến lược thay thế”, hãng hàng không Etihad nói trong một thông cáo. “Trước tình hình này, là cổ đông lớn, Etihad không thế tiếp tục rót vốn vào Air Berlin nhằm tránh tăng thêm rủi ro tài chính”.
Việc Air Berlin xin phá sản có thể sẽ gây thiệt hại lớn cho Etihad bởi từ năm 2011 hãng này đã đầu tư hơn 2,2 tỷ USD vào đây, CNN dẫn một nguồn tin thân cận với sự việc cho biết. Etihad hiện sở hữu 29,2% cổ phần của Air Berlin và liên tục phải rót thêm vốn để duy trì hoạt động của hãng hàng không đang trên bờ vực phá sản này.
Từ nhiều năm nay, Etihad thực hiện chiến lược mua lại cổ phần của nhiều hãng hàng không, trong đó có Alitalia của Italy, để vận chuyển hành khách trong mạng lưới của riêng mình và thúc đẩy tăng trưởng.
Tuy nhiên, trước tình hình hiện tại, Etihad phải dừng gấp chiến lược tốn kém này do ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi nhuận. Năm 2016, Etihad lỗ 1,87 tỷ USD chủ yếu do khoản đầu tư không lời vào Air Berlin và Alitalia.
Động thái này được đưa ra sau khi một trong những cổ đông lớn nhất của Air Berlin là hãng hàng không Etihad của Abu Dhabi từ chối rót thêm vốn.
Trước nguy cơ hàng nghìn người mất việc trong bối cảnh sắp diễn ra bầu cử vào tháng tới, chính phủ Đức đã vào cuộc và cấp cho Air Berlin khoản vay trị giá 150 triệu Euro (176 triệu USD) để duy trì hoạt động mùa nghỉ hè. Theo đó, gần 8.000 nhân viên của Air Berlin sẽ giữ được việc làm trong khi lãnh đạo hãng tìm cách tái cơ cấu hoặc bán công ty.
Bộ trưởng Giao thông Đức Alexander Dobrindt cho biết ông kỳ vọng khoản vay từ chính phủ sẽ giúp Air Berlin duy trì hoạt động tới cuối tháng 11.
“Chúng tôi đang làm việc không ngừng nhằm mang lại những kết quả tốt nhất có thể cho công ty, khách hàng và nhân viên của mình, trong bối cảnh hiện nay”, Giám đốc điều hành Thomas Winkelmann của Air Berlin, người mới giữ chức vụ này được 6 tháng, cho biết.
Ngay sau khi Air Berlin công bố thông tin trên, cổ phiếu hãng này đã sụt 48%.
Từ nhiều năm nay, dù phục vụ hơn 2 triệu hành khách mỗi tháng, Air Berlin phải vật lộn để tìm kiếm lợi nhuận. Trong 4 năm qua, hãng này đã lỗ gần 2 tỷ Euro (2,35 tỷ USD) và phải vật lộn để giảm các hoạt động phi lợi nhuận đồng thời tăng cường các đường bay xuyên Đại Tây Dương mang về nhiều lợi nhuận hơn. Tuy nhiên, mọi thứ dường như đã quá muộn.
Air Berlin phải đối mặt với tình trạng chi phí cao và cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ giá rẻ như Ryanair Holdings PLC - hãng hàng không lớn nhất châu Âu tính theo số lượng hành khách.
Từ đầu năm tới nay, Air Berlin là hãng hàng không có quy mô lớn thứ hai tại châu Âu xin bảo hộ phá sản trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt đẩy giá vé xuống thấp kỷ lục. Tháng 6 vừa rồi, hãng hàng không hàng đầu của Italy, Alitalia, cũng đệ đơn xin bảo hộ phá sản.
“Tình hình kinh doanh của Air Berlin lao dốc chưa từng thấy, khiến hãng không thể vượt qua những khó khăn lớn và thực hiện các giải pháp chiến lược thay thế”, hãng hàng không Etihad nói trong một thông cáo. “Trước tình hình này, là cổ đông lớn, Etihad không thế tiếp tục rót vốn vào Air Berlin nhằm tránh tăng thêm rủi ro tài chính”.
Việc Air Berlin xin phá sản có thể sẽ gây thiệt hại lớn cho Etihad bởi từ năm 2011 hãng này đã đầu tư hơn 2,2 tỷ USD vào đây, CNN dẫn một nguồn tin thân cận với sự việc cho biết. Etihad hiện sở hữu 29,2% cổ phần của Air Berlin và liên tục phải rót thêm vốn để duy trì hoạt động của hãng hàng không đang trên bờ vực phá sản này.
Từ nhiều năm nay, Etihad thực hiện chiến lược mua lại cổ phần của nhiều hãng hàng không, trong đó có Alitalia của Italy, để vận chuyển hành khách trong mạng lưới của riêng mình và thúc đẩy tăng trưởng.
Tuy nhiên, trước tình hình hiện tại, Etihad phải dừng gấp chiến lược tốn kém này do ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi nhuận. Năm 2016, Etihad lỗ 1,87 tỷ USD chủ yếu do khoản đầu tư không lời vào Air Berlin và Alitalia.