Hàng hiệu Trung Quốc bắt đầu trỗi dậy
Nhiều thương hiệu hạng sang của Trung Quốc đang nổi lên, đe dọa lấn sân các đối thủ phương Tây
Các thương hiệu cao cấp quốc tế, từ mỹ phẩm L’Oreal tới thời trang Gucci, sắp tới có thể sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc giành thị phần trên thị trường đồ hiệu trị giá 33,7 tỷ USD của Trung Quốc.
Theo hãng tin tài chính Bloomberg, nhiều thương hiệu hạng sang của Trung Quốc đang nổi lên, đe dọa lấn sân các đối thủ phương Tây tại thị trường nước này.
Được thành lập từ cách đây hơn nửa thế kỷ, hãng Shanghai Jawah United đang sản xuất và bán những sản phẩm có giá không hề rẻ, bao gồm nước hoa có giá 1.000 Nhân dân tệ (159 USD) mỗi lọ. Hãng Eve Group với 400 cửa hiệu thì chuyên sản xuất và bán các mặt hàng thời trang nam cao cấp cho những khách hàng như đạo diễn Trương Nghệ Mưu hay diễn viên Lý Liên Kiệt.
“Trước đây, người tiêu dùng Trung Quốc sính hàng hóa và các ý tưởng ngoại. Ngày nay, hàng ngoại vẫn rất tốt, nhưng sức hút của những sản phẩm này đối với người Trung Quốc không còn lớn như trước nữa”, ông Ge Wenyao, Chủ tịch hãng Jahwa nói với phóng viên Bloomberg.
Đem tới cho người tiêu dùng những sản phẩm cao cấp hơn, và dĩ nhiên đắt hơn, đang là xu hướng mới của ngành công nghiệp hàng tiêu dùng của Trung Quốc vốn bị xem là “quen” với việc sao chép các sản phẩm của nước ngoài với mức giá rẻ. Tham vọng của các thương hiệu cao cấp Trung Quốc có thể sẽ đặt ra một thách thức không nhỏ đối với các hãng đồ hiệu phương Tây.
“Chẳng có lý do gì để cho rằng Trung Quốc không thể phát triển được những thương hiệu hạng sang của riêng họ. Nhiều thương hiệu nước ngoài vẫn đang sản xuất sản phẩm tại Trung Quốc đấy thôi”, chuyên gia Ashok Sethi của hãng tư vấn quốc tế TNS Research International tại Thượng Hải nhận xét.
Nhu cầu hàng cao cấp tại Trung Quốc đang ngày càng tăng cùng với sự phát triển kinh tế và mức độ giàu có của người dân nước này. Một nghiên cứu do hãng Boston Consulting Group thực hiện năm ngoái cho thấy, trong 2010, số hộ triệu phú ở Trung Quốc tăng 31% lên 1,11 triệu, đưa Trung Quốc thành nước có số hộ gia đình triệu phú nhiều thứ ba trên thế giới, sau Mỹ và Nhật Bản.
Theo hãng tư vấn Bain & Co., người tiêu dùng Trung Quốc đã chi tổng số 212 tỷ Nhân dân tệ (33,7 tỷ USD) cho đồ hiệu, tăng 20% so với năm 2010.
Bên cạnh những sản phẩm truyền thống như dầu gội và nước tẩy rửa nhà bếp, công ty Shanghai Jahwa đang nỗ lực tung ra các loại mỹ phẩm cao cấp mang nhãn Herborist. Được sản xuất tại Trung Quốc dựa trên dược liệu Trung Hoa, các sản phẩm này đang có bán ở 1.200 cửa hiệu khắp Trung Quốc.
Thậm chí, các sản phẩm Herborist còn được bán tại 200 cửa hiệu Sephora của hãng LVMH Moet Hennessy Louis Vuitton ở châu Âu. Năm ngoái, doanh thu của thương hiệu này tại châu Âu, bao gồm các thị trường đồ hiệu “sừng sỏ” như Paris và Milan, là 4 triệu Euro.
Shanghai Jawah còn có một thương hiệu mỹ phẩm cao cấp khác là Shanghai VIVE. Một chai nước hoa 50ml hiệu này có giá 890 Nhân dân tệ, mang mùi hương quyến rũ không kém mùi hương của nước hoa Gucci Guilty có giá 760 Nhân dân tệ cho chai cùng kích cỡ, hay nước hoa Guerlain Idylle giá 900 Nhân dân tệ, hoặc nước hoa Christian Dior SA’s Midnight Poison giá 980 Nhân dân tệ.
Công ty Eve Group có 4 thương hiệu, đều mang những cái tên phương Tây, bao gồm Eve de Uomo, Notting Hill, Kevin Kelly và Jaques Pritt. Giá một bộ đồ hiệu Kevin Kelly có thể lên tới 20.000 Nhân dân tệ, tương đương gần 3.200 USD. Năm nay, hãng này sẽ tung ra thêm thương hiệu Eve Cina.
Một công ty sản xuất thời trang nam cao cấp khác của Trung Quốc là China Garments có kế hoạch tung ra những bộ sưu tập dành cho thị trường trong nước được sản xuất tại Italy bởi công ty Raffaele Caruso SpA - một hãng sản xuất quần áo nam cho những thương hiệu như Christian Dior. China Garments tuyên bố, hàng của công ty sẽ có chất lượng ngang ngửa với đồ hiệu ngoại, nhưng giá rẻ hơn 20%.
“10 năm trước, người ta xem nhẹ các thương hiệu Trung Quốc. Nhưng nay thì khác. Trung Quốc có khả năng tạo ra được thương hiệu của riêng mình và cũng có thể vận hành tốt một thương hiệu hạng sang”, ông Zhan Yingjie, CEO của China Garments, phát biểu.
Tuy nhiên, các chuyên gia về thương hiệu cho rằng, để đạt tới đẳng cấp như những cái tên đồ hiệu phương Tây, các thương hiệu hạng sang của Trung Quốc sẽ mất nhiều thời gian.
“Các nhãn hiệu cao cấp của phương Tây có tác dụng truyền tải địa vị của người sử dụng ngay lập tức, vì đó là những cái tên đã được cả thế giới biết đến. Một công ty đồ hiệu cấp bản địa sẽ không có được đẳng cấp như thế chừng nào chưa được biết đến trên phạm vi toàn cầu”, ông Tim York, một chuyên gia của hãng quảng cáo J. Walter Thompson, phát biểu.
“Một thương hiệu cần ít nhất 15 năm để xây dựng. Thương hiệu cần có lịch sử”, nhà thiết kế thời trang Lu Kun ở Thượng Hải, người từng thiết kế đồ cho Paris Hilton, nhận định.
Theo hãng tin tài chính Bloomberg, nhiều thương hiệu hạng sang của Trung Quốc đang nổi lên, đe dọa lấn sân các đối thủ phương Tây tại thị trường nước này.
Được thành lập từ cách đây hơn nửa thế kỷ, hãng Shanghai Jawah United đang sản xuất và bán những sản phẩm có giá không hề rẻ, bao gồm nước hoa có giá 1.000 Nhân dân tệ (159 USD) mỗi lọ. Hãng Eve Group với 400 cửa hiệu thì chuyên sản xuất và bán các mặt hàng thời trang nam cao cấp cho những khách hàng như đạo diễn Trương Nghệ Mưu hay diễn viên Lý Liên Kiệt.
“Trước đây, người tiêu dùng Trung Quốc sính hàng hóa và các ý tưởng ngoại. Ngày nay, hàng ngoại vẫn rất tốt, nhưng sức hút của những sản phẩm này đối với người Trung Quốc không còn lớn như trước nữa”, ông Ge Wenyao, Chủ tịch hãng Jahwa nói với phóng viên Bloomberg.
Đem tới cho người tiêu dùng những sản phẩm cao cấp hơn, và dĩ nhiên đắt hơn, đang là xu hướng mới của ngành công nghiệp hàng tiêu dùng của Trung Quốc vốn bị xem là “quen” với việc sao chép các sản phẩm của nước ngoài với mức giá rẻ. Tham vọng của các thương hiệu cao cấp Trung Quốc có thể sẽ đặt ra một thách thức không nhỏ đối với các hãng đồ hiệu phương Tây.
“Chẳng có lý do gì để cho rằng Trung Quốc không thể phát triển được những thương hiệu hạng sang của riêng họ. Nhiều thương hiệu nước ngoài vẫn đang sản xuất sản phẩm tại Trung Quốc đấy thôi”, chuyên gia Ashok Sethi của hãng tư vấn quốc tế TNS Research International tại Thượng Hải nhận xét.
Nhu cầu hàng cao cấp tại Trung Quốc đang ngày càng tăng cùng với sự phát triển kinh tế và mức độ giàu có của người dân nước này. Một nghiên cứu do hãng Boston Consulting Group thực hiện năm ngoái cho thấy, trong 2010, số hộ triệu phú ở Trung Quốc tăng 31% lên 1,11 triệu, đưa Trung Quốc thành nước có số hộ gia đình triệu phú nhiều thứ ba trên thế giới, sau Mỹ và Nhật Bản.
Theo hãng tư vấn Bain & Co., người tiêu dùng Trung Quốc đã chi tổng số 212 tỷ Nhân dân tệ (33,7 tỷ USD) cho đồ hiệu, tăng 20% so với năm 2010.
Bên cạnh những sản phẩm truyền thống như dầu gội và nước tẩy rửa nhà bếp, công ty Shanghai Jahwa đang nỗ lực tung ra các loại mỹ phẩm cao cấp mang nhãn Herborist. Được sản xuất tại Trung Quốc dựa trên dược liệu Trung Hoa, các sản phẩm này đang có bán ở 1.200 cửa hiệu khắp Trung Quốc.
Thậm chí, các sản phẩm Herborist còn được bán tại 200 cửa hiệu Sephora của hãng LVMH Moet Hennessy Louis Vuitton ở châu Âu. Năm ngoái, doanh thu của thương hiệu này tại châu Âu, bao gồm các thị trường đồ hiệu “sừng sỏ” như Paris và Milan, là 4 triệu Euro.
Shanghai Jawah còn có một thương hiệu mỹ phẩm cao cấp khác là Shanghai VIVE. Một chai nước hoa 50ml hiệu này có giá 890 Nhân dân tệ, mang mùi hương quyến rũ không kém mùi hương của nước hoa Gucci Guilty có giá 760 Nhân dân tệ cho chai cùng kích cỡ, hay nước hoa Guerlain Idylle giá 900 Nhân dân tệ, hoặc nước hoa Christian Dior SA’s Midnight Poison giá 980 Nhân dân tệ.
Công ty Eve Group có 4 thương hiệu, đều mang những cái tên phương Tây, bao gồm Eve de Uomo, Notting Hill, Kevin Kelly và Jaques Pritt. Giá một bộ đồ hiệu Kevin Kelly có thể lên tới 20.000 Nhân dân tệ, tương đương gần 3.200 USD. Năm nay, hãng này sẽ tung ra thêm thương hiệu Eve Cina.
Một công ty sản xuất thời trang nam cao cấp khác của Trung Quốc là China Garments có kế hoạch tung ra những bộ sưu tập dành cho thị trường trong nước được sản xuất tại Italy bởi công ty Raffaele Caruso SpA - một hãng sản xuất quần áo nam cho những thương hiệu như Christian Dior. China Garments tuyên bố, hàng của công ty sẽ có chất lượng ngang ngửa với đồ hiệu ngoại, nhưng giá rẻ hơn 20%.
“10 năm trước, người ta xem nhẹ các thương hiệu Trung Quốc. Nhưng nay thì khác. Trung Quốc có khả năng tạo ra được thương hiệu của riêng mình và cũng có thể vận hành tốt một thương hiệu hạng sang”, ông Zhan Yingjie, CEO của China Garments, phát biểu.
Tuy nhiên, các chuyên gia về thương hiệu cho rằng, để đạt tới đẳng cấp như những cái tên đồ hiệu phương Tây, các thương hiệu hạng sang của Trung Quốc sẽ mất nhiều thời gian.
“Các nhãn hiệu cao cấp của phương Tây có tác dụng truyền tải địa vị của người sử dụng ngay lập tức, vì đó là những cái tên đã được cả thế giới biết đến. Một công ty đồ hiệu cấp bản địa sẽ không có được đẳng cấp như thế chừng nào chưa được biết đến trên phạm vi toàn cầu”, ông Tim York, một chuyên gia của hãng quảng cáo J. Walter Thompson, phát biểu.
“Một thương hiệu cần ít nhất 15 năm để xây dựng. Thương hiệu cần có lịch sử”, nhà thiết kế thời trang Lu Kun ở Thượng Hải, người từng thiết kế đồ cho Paris Hilton, nhận định.