Hàng loạt sai phạm tại 4 dự án của Petro Vietnam
Thanh tra Chính phủ kiến nghị chuyển hồ sơ sang Bộ Công an để tiếp tục điều tra
Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận thanh tra việc đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất xơ sợi polyeste Đình Vũ của Công ty Cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi dầu khí (PVTex) và kết luận thanh tra việc đầu tư các dự án nhiên liệu sinh học có vốn góp của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) và các đơn vị thành viên.
Theo kết luận được công bố ngày 24/11, năm 2007, Petro Vietnam và Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) thỏa thuận hợp tác đầu tư dự án nhà máy sản xuất xơ sợi polyeste Đình Vũ, quy mô đầu tư hơn 363,5 triệu USD. Sau một thời gian xây dựng, nhà máy đã hoàn thành và đi vào vận hành, sản xuất và kinh doanh, nhưng chưa có hiệu quả kinh tế, để lỗ hơn 1.400 tỷ đồng.
Qua thanh tra, đã phát hiện nhiều sai phạm trong quá trình chỉ đạo điều hành, quyết định đầu tư thực hiện dự án cũng như trong công tác phê duyệt tổng mức đầu tư, đấu thầu xây dựng.
Thanh tra Chính phủ nhận định, Vinatex là tập đoàn lớn trong lĩnh vực dệt may đã thiếu trách nhiệm trong việc góp vốn điều lệ; không thực hiện trách nhiệm của cổ đông mà ủy quyền cho Petro Vietnam làm chủ đầu tư dự án.
Là tập đoàn có vốn chi phối tại PVTex, nhưng Petro Vietnam trong quá trình chỉ đạo điều hành lại chưa thực hiện hết trách nhiệm trong kiểm tra đôn đốc, giám sát người đại diện vốn để thực hiện đúng quy định; nhận chuyển ngượng vốn từ Vinatex và Tổng công ty Cổ phần Phong Phú không đúng quy định.
Về trách nhiệm của cơ quan chủ quản, Thanh tra Chính phủ xác định Bộ Công Thương có trách nhiệm vì thiếu thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch của ngành và việc chuyển nhượng vốn của các đơn vị trên.
Trong việc thực hiện đầu tư xây dựng dự án trên, ban lãnh đạo PVTex đã phê duyệt dự án, thiết kế bản vẽ thi công, tổng mức đầu tư khi không tổ chức thẩm định; nội dung dự án không đảm bảo phù hợp, đồng bộ với thiết kế kỹ thuật tổng thể… tăng sai một số khoản chi phí trị giá 38.742.310 USD.
Bên cạnh đó, PVTex cũng không tổ chức thẩm định trước khi phê duyệt kế hoạch đấu thầu, phân chia các dự án thành gói thầu thiếu cơ sở; phê duyệt hồ sơ mời thầu nhưng không tổ chức thẩm định và có báo cáo thẩm định… các chi phí trong nước không sử dụng bằng đồng tiền Việt Nam, làm tăng chi phí chênh lệch tỷ giá ngoại tệ hơn 46 tỷ đồng…
Trên cơ sở kết quả thanh tra, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành kiểm điểm, xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Kết quả thanh tra cũng cho thấy, quá trình thực hiện đầu tư dự án có dấu hiệu cố ý làm trái và thiếu trách nhiệm trong phê duyệt dự án, lựa chọn nhà thầu; ký kết, thực hiện hợp đồng với nhà thầu gây thất thoát, lãng phí lớn vốn đầu tư, nên Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Đối với cuộc thanh tra việc đầu tư các dự án nhiên liệu sinh học có vốn góp của Petro Vietnam và các đơn vị thành viên, Thanh tra Chính phủ cũng phát hiện nhiều sai phạm, khuyết điểm của chủ đầu tư.
Cụ thể, từ tháng 10/2007 đến 3/2009, Petro Vietnam đã quyết định chủ trương đầu tư 3 dự án nhiên liệu sinh học Phú Thọ, Dung Quất và Bình Phước, với công suất mỗi nhà máy 100.000 m3 ethanol/năm. Tổng mức đầu tư (đã điều chỉnh) lần lượt là 2.400 tỷ đồng, 1.800 tỷ và 1.900 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư, Petro Vietnam và các chủ đầu tư trực tiếp, nhà thầu và các đơn vị liên quan đã để xảy ra nhiều vi phạm. Đặc biệt là trong việc phê duyệt các hợp đồng EPC, làm tăng tổng mức đầu tư các dự án nhưng không có căn cứ xác đáng.
Thanh tra Chính phủ cũng phát hiện nhiều sai phạm của Petro Vietnam và các đơn vị thành viên trong việc bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền tạm ứng.
Chính vì sai phạm trong quá trình đầu tư thực hiện dự án, nên sau khi đi vào hoạt động, các nhà máy đều bị thua lỗ lớn và hầu như không vận hành thương mại. Toàn bộ vốn đầu tư vào 3 dự án với tổng số tiền đã thanh toán đến tháng 11/2014 là hơn 5.400 tỷ đồng chưa có hiệu quả.
Do đó, tương tự như dự án của PVTex, Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo xử lý trách nhiệm các cá nhân, tập thể có liên quan.
Cùng với đó là chuyển hồ sơ sang Bộ Công an để điều tra, xử lý đối với các sai phạm trong quá trình đầu tư dự án nhiên liệu sinh học Phú Thọ và Dung Quất, đặc biệt là làm rõ tội cố ý làm trái hoặc thiếu tinh thần đối với việc lựa chọn địa điểm đầu tư, việc chỉ định thầu, ký kết hợp đồng EPC đối với dự án nhiên liệu sinh học Dung Quất.
Theo kết luận được công bố ngày 24/11, năm 2007, Petro Vietnam và Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) thỏa thuận hợp tác đầu tư dự án nhà máy sản xuất xơ sợi polyeste Đình Vũ, quy mô đầu tư hơn 363,5 triệu USD. Sau một thời gian xây dựng, nhà máy đã hoàn thành và đi vào vận hành, sản xuất và kinh doanh, nhưng chưa có hiệu quả kinh tế, để lỗ hơn 1.400 tỷ đồng.
Qua thanh tra, đã phát hiện nhiều sai phạm trong quá trình chỉ đạo điều hành, quyết định đầu tư thực hiện dự án cũng như trong công tác phê duyệt tổng mức đầu tư, đấu thầu xây dựng.
Thanh tra Chính phủ nhận định, Vinatex là tập đoàn lớn trong lĩnh vực dệt may đã thiếu trách nhiệm trong việc góp vốn điều lệ; không thực hiện trách nhiệm của cổ đông mà ủy quyền cho Petro Vietnam làm chủ đầu tư dự án.
Là tập đoàn có vốn chi phối tại PVTex, nhưng Petro Vietnam trong quá trình chỉ đạo điều hành lại chưa thực hiện hết trách nhiệm trong kiểm tra đôn đốc, giám sát người đại diện vốn để thực hiện đúng quy định; nhận chuyển ngượng vốn từ Vinatex và Tổng công ty Cổ phần Phong Phú không đúng quy định.
Về trách nhiệm của cơ quan chủ quản, Thanh tra Chính phủ xác định Bộ Công Thương có trách nhiệm vì thiếu thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch của ngành và việc chuyển nhượng vốn của các đơn vị trên.
Trong việc thực hiện đầu tư xây dựng dự án trên, ban lãnh đạo PVTex đã phê duyệt dự án, thiết kế bản vẽ thi công, tổng mức đầu tư khi không tổ chức thẩm định; nội dung dự án không đảm bảo phù hợp, đồng bộ với thiết kế kỹ thuật tổng thể… tăng sai một số khoản chi phí trị giá 38.742.310 USD.
Bên cạnh đó, PVTex cũng không tổ chức thẩm định trước khi phê duyệt kế hoạch đấu thầu, phân chia các dự án thành gói thầu thiếu cơ sở; phê duyệt hồ sơ mời thầu nhưng không tổ chức thẩm định và có báo cáo thẩm định… các chi phí trong nước không sử dụng bằng đồng tiền Việt Nam, làm tăng chi phí chênh lệch tỷ giá ngoại tệ hơn 46 tỷ đồng…
Trên cơ sở kết quả thanh tra, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành kiểm điểm, xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Kết quả thanh tra cũng cho thấy, quá trình thực hiện đầu tư dự án có dấu hiệu cố ý làm trái và thiếu trách nhiệm trong phê duyệt dự án, lựa chọn nhà thầu; ký kết, thực hiện hợp đồng với nhà thầu gây thất thoát, lãng phí lớn vốn đầu tư, nên Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Đối với cuộc thanh tra việc đầu tư các dự án nhiên liệu sinh học có vốn góp của Petro Vietnam và các đơn vị thành viên, Thanh tra Chính phủ cũng phát hiện nhiều sai phạm, khuyết điểm của chủ đầu tư.
Cụ thể, từ tháng 10/2007 đến 3/2009, Petro Vietnam đã quyết định chủ trương đầu tư 3 dự án nhiên liệu sinh học Phú Thọ, Dung Quất và Bình Phước, với công suất mỗi nhà máy 100.000 m3 ethanol/năm. Tổng mức đầu tư (đã điều chỉnh) lần lượt là 2.400 tỷ đồng, 1.800 tỷ và 1.900 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư, Petro Vietnam và các chủ đầu tư trực tiếp, nhà thầu và các đơn vị liên quan đã để xảy ra nhiều vi phạm. Đặc biệt là trong việc phê duyệt các hợp đồng EPC, làm tăng tổng mức đầu tư các dự án nhưng không có căn cứ xác đáng.
Thanh tra Chính phủ cũng phát hiện nhiều sai phạm của Petro Vietnam và các đơn vị thành viên trong việc bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền tạm ứng.
Chính vì sai phạm trong quá trình đầu tư thực hiện dự án, nên sau khi đi vào hoạt động, các nhà máy đều bị thua lỗ lớn và hầu như không vận hành thương mại. Toàn bộ vốn đầu tư vào 3 dự án với tổng số tiền đã thanh toán đến tháng 11/2014 là hơn 5.400 tỷ đồng chưa có hiệu quả.
Do đó, tương tự như dự án của PVTex, Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo xử lý trách nhiệm các cá nhân, tập thể có liên quan.
Cùng với đó là chuyển hồ sơ sang Bộ Công an để điều tra, xử lý đối với các sai phạm trong quá trình đầu tư dự án nhiên liệu sinh học Phú Thọ và Dung Quất, đặc biệt là làm rõ tội cố ý làm trái hoặc thiếu tinh thần đối với việc lựa chọn địa điểm đầu tư, việc chỉ định thầu, ký kết hợp đồng EPC đối với dự án nhiên liệu sinh học Dung Quất.