Hanoimilk và dư vị của “chén đắng”
Liệu Hanoimilk có định khởi kiện Bộ Y tế sau những gian nan mà doanh nghiệp này gặp phải thời gian qua?
"Cơn bão" melamine đã được kiểm soát. Nhưng vẫn còn đó những thiệt hại của doanh nghiệp do những thông tin thiếu chính xác từ phía cơ quan chức năng.
Ông Đặng Anh Tuấn, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội (Hanoimilk) đã có cuộc trao đổi thẳng thắn với VnEconomy xung quanh những khó khăn mà công ty đã gặp phải trong thời gian qua.
Họa vô đơn chí
Cho tới thời điểm hiện tại sản phẩm sữa của Hanoimilk có nhiễm hay không nhiễm melamine thực sự vẫn là câu hỏi của không ít người tiêu dùng. Ông có thể nói rõ hơn về điều này?
Từ giữa tháng 9/2008, trước thông tin trong sữa của Trung Quốc có chứa chất melamine gây bệnh kết sỏi tiết niệu cho trẻ em, Thanh tra Bộ Y tế đã thành lập đoàn thanh tra đi kiểm tra và lấy một số mẫu sữa đang được bán trên thị trường nước ta để làm các xét nghiệm.
Ngày 23/9, đoàn thanh tra đã tới kiểm tra tại Hanoimilk và lấy mẫu sữa nguyên liệu để mang đi kiểm định.
Ngay tại thời điểm đó, Hanoimilk cũng đã chủ động gửi những mẫu trong lô đã được thanh tra lấy mẫu tới 4 đơn vị khác nhau ở cả trong và ngoài nước để làm xét nghiệm.
4 trong số 5 trung tâm cùng xét nghiệm là Trung tâm Dịch vụ và Phân tích thí nghiệm thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Tp.HCM, Viện Kiểm nghiệm thuốc Thú y Trung ương 2 Tp.HCM và hai phòng xét nghiệm ở nước ngoài là Maiel Dairies - Hàn Quốc và Singapore cùng cho kết quả sản phẩm của Hanoimilk không có melamine.
Duy chỉ có kết quả của kiểm nghiệm của Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế), nơi đoàn kiểm tra gửi mẫu kiểm định, là có kết luận những mẫu sản phẩm của Hanoimilk dương tính với melamine.
Liên tiếp trong mấy ngày từ 3-6/10, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm của Bộ Y tế đã công bố có tới 7 sản phẩm của Hanoimilk bị nhiễm melamine. Chúng tôi chưa nói tới sự chính xác của các xét nghiệm nhưng việc công bố rải rác thông tin tới người tiêu dùng như cách làm của Cục đã khiến cho doanh nghiệp điêu đứng.
Điều này vô hình chung đã khiến người tiêu dùng có cảm giác càng kiểm tra thì càng phát hiện ra sai phạm của Hanoimilk.
Tuy nhiên, ngay sau đó, Hanoimilk có công văn gửi Thanh tra Bộ Y tế yêu cầu lấy mẫu và tiến hành kiểm định lại đối với các mẫu sữa của công ty. Trong quá trình kiểm định lại, thanh tra của Bộ đã khẳng định 20 sản phẩm và nguyên liệu của Hanoimilk không nhiễm melamine.
Như vậy, sản phẩm của Hanoimilk hoàn toàn không nhiễm melamine hay có nhiễm nhưng dưới ngưỡng cho phép của Bộ Y tế?
Không phải tới thời điểm Bộ Y tế ban hành quy định về hàm lượng melamine được phép nhiễm chéo trong thực phẩm, mà ngay từ ban đầu Hanoimilk có thể khẳng định sản phẩm của chúng tôi không hề nhiễm melamine.
Ông có thể chia sẻ về những khó khăn mà doanh nghiệp đã gặp phải trong suốt thời gian qua?
Trong tháng 10/2008, theo dự kiến doanh số bán hàng của công ty là 27 tỷ đồng. Nhưng khi “bão melamine” xảy ra tại Trung Quốc cũng như kết luận của đoàn thanh tra về việc Hanoimilk có sản phẩm nhiễm melamine thì doanh số trong tháng đó chỉ còn 5,4 tỷ. Doanh số bình quân của Hanoimilk khoảng trên 1 tỷ đồng/ngày, đến lúc đó xuống còn trên dưới 100 triệu/ngày, có ngày chỉ 50 triệu.
Tháng 11, khi có công văn của Thanh tra Bộ Y tế khẳng định sản phẩm của Hanoimilk không có melamine, doanh số của công ty tuy có tăng lên nhưng cũng chỉ bằng một nửa so với những tháng trước đó.
Cộng thêm với rất nhiều chi phí khác như tiền lương công nhân, lãi suất ngân hàng… chỉ trong một thời gian cơn bão melamine đi qua, Hanoimilk đã lỗ tới 42 tỷ đồng. Đó là những con số có thể thống kê còn thiệt hại. Còn về thương hiệu và lòng tin của nhà đầu tư trên sàn chứng khoán thì không thể nào đo đếm được.
Thực tế trong nửa đầu tháng 10/2008, nhà máy đã phải ngừng sản xuất. Nhưng sau đó, ban giám đốc đã quyết định toàn bộ cán bộ công nhân viên đều phải "ra trận" để động viên nhà phân phối cũng như giải thích, khẳng định sản phẩm của công ty hoàn toàn đảm bảo chất lượng.
Vậy tới nay tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty hiện thế nào rồi, thưa ông?
Thưc tế, hiện chúng tôi mới chỉ sản xuất khoảng 30% công suất, sản phẩm tiêu thụ thời điểm này cũng mới chỉ bằng khoảng 50% so với những tháng trước đó.
Một phần đây là thời điểm mùa đông ở các tỉnh phía Bắc nên lượng tiêu thụ cũng bị sụt giảm. Thêm vào đó, do khó khăn chung của tình hình kinh tế người tiêu dùng cũng thắt chặt chi tiêu. Cộng thêm giáp Tết nên nhiều hộ kinh doanh đã tạm ngừng để chuyển sang các mặt hàng có tính chất mùa vụ khác như bánh kẹo phục vụ Tết.
Vì vậy, theo dự kiến phải tới tháng 3/2009, tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty mới có thể bình thường trở lại.
Nông dân ở một số huyện tại Vĩnh Phúc đã phải đổ bỏ sữa ra đồng vì không tiêu thụ được. Vậy công ty đã, đang và sẽ có hỗ trợ các hộ này như thế nào?
Đúng là hiện có tình trạng người nông dân chăn nuôi bò sữa ở một số nơi phải đổ bỏ sữa do không thể bán được. Nhưng đó chỉ là những hộ dân chăn nuôi mà không hề ký hợp đồng bán sữa cho các công ty. Nay do sức tiêu thụ chung của thị trường giảm sút, không có nơi tiêu thụ họ buộc phải đổ bỏ.
Tuy nhiên, với những hộ nông dân đã ký hợp đồng với công ty, thì Hanoimilk đều đảm bảo thu mua hết.
Nhưng hiện không chỉ người dân chăn nuôi bò mà bản thân doanh nghiệp cũng rất khó khăn. Lượng hàng tồn trong kho của doanh nghiệp là rất lớn. Nếu doanh nghiệp cố gắng thu mua hết sữa cho người dân nhưng sức tiêu thụ chậm, sản phẩm làm ra không bán được, hết hạn sử dụng sẽ càng thêm khó cho doanh nghiệp.
Trong thời gian “khủng hoảng” vừa qua, Hanoimilk đã có những biện pháp gì để trấn an nhà đầu tư?
Tại thời điểm này, cổ phiếu của Hanoimilk vẫn đang được giao dịch ở mức trên 10.000 đồng/cổ phiếu. Đặt trong tình hình chung, với mức giá trên có thể nói cổ phiếu của Hanoimilk vẫn “trụ” khá vững trong cơn sóng gió.
Về triển vọng, cổ phiếu ngành thực phẩm vẫn là cổ phiếu đầy hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Riêng với Hanoimilk, tuy tên tuổi của công ty đã bị ảnh hưởng khá nhiều do những thông tin liên quan tới melamine, nhưng thương hiệu sản phẩm mạnh nhất của công ty là sản phẩm sữa Izzi lại ít bị ảnh hưởng nên nhà đầu tư vẫn có thể yên tâm nắm giữ cổ phiếu.
Hơn nữa, tổng giá trị tài sản và đất đai mà công ty đang sở hữu cũng chính là những cơ sở vững chắc để các cổ đông vẫn tin tưởng vào giá trị của các cổ phiếu.
“Cơ quan chức năng chưa có văn hóa xin lỗi”
Sau hàng loạt những khó khăn trên, tới nay Hanoimilk đã nhận được động thái hỗ trợ nào từ phía Bộ Y tế trong việc khôi phục lại uy tín, thưa ông?
Đáng buồn là cho tới nay Hanoimilk vẫn chưa nhận được một động thái nào thể hiện sự hỗ trợ doanh nghiệp trong việc khôi phục lại uy tín từ phía Bộ Y tế.
Có lẽ ở nước ta cơ quan chức năng chưa có văn hóa xin lỗi. Việc công bố sai thông tin đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng đại diện các đơn vị này vẫn không hề có một lời xin lỗi hay đính chính lại thông tin mà dường như có ý để thời gian giải quyết hậu quả.
Bản thân đại diện Bộ Y tế còn cho rằng, trận chiến nào chẳng có thương vong nên sự cố không may xảy ra đối với Hanoimilk cũng là điều đáng tiếc nhưng là điều không tránh khỏi.
Nhưng không chỉ có riêng Hanoimilk là nạn nhân trong "cơn bão melamine" này, Công ty Cổ phần Hóa chất Á Châu Sài Gòn cũng là đơn vị điêu đứng không kém. Sản phẩm cũng bị kết luận là có melamine khiến họ bị thu hồi giấy phép, tịch thu sản phẩm làm cho việc kinh doanh bị đình trệ.
Trên thực tế, đây là sản phẩm họ nhập khẩu từ Thái Lan rồi phân phối cho các nhà sản xuất chế biến thành sữa. Sau khi đoàn kiểm tra lấy mẫu, họ cũng đã chủ động gửi mẫu tới các đơn vị kiểm định trong và ngoài nước để kiểm tra thì kết quả lại không hề có melamine.
Mới đây, Thanh tra Bộ Y tế cũng đã có công văn hủy bỏ những kết luận trước đó đối với sản phẩm của công ty này.
Vậy Hanoimilk có dự định sẽ kiện Bộ Y tế hay không?
Điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào ý kiến cổ đông. Ngoài ra, Hanoimilk sẽ còn phải tư vấn luật để nếu khởi kiện phải đảm bảo thắng.
Tuy nhiên, thực tế chúng tôi có suy nghĩ rằng, Hanoimilk vẫn còn hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm nên cũng không muốn có những sự đối đầu không cần thiết.
Nhưng liệu điều này có phải do Hanoimilk vẫn chưa thực sự tự tin lắm về quy trình sản xuất của mình?
Chúng tôi là một trong những doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam áp dụng tiêu chuẩn ISO- HACCP 22.000, là tiêu chuẩn cao nhất của ngành thực phẩm. Mới đây, Hanoimilk lại đầu tư đến 2,5 tỷ đồng để mua máy về tự kiểm định chất lượng sản phẩm, nên chúng tôi hoàn toàn tự tin về quy trình sản xuất của mình.
Chúng tôi không muốn khởi kiện bởi ở nước ta vẫn chưa có những tiền lệ tốt cho việc này. Trước đây, mắm tôm cũng đã từng bị kết luận là nguyên nhân chính gây ra dịch tả nhưng sau đó sự việc cũng bị “chìm xuồng”.
Do vậy, thay vì tập trung vào kiện tụng, Hanoimilk sẽ chú trọng hơn tới công tác truyền thông, làm mới mình để có thể trở thành một thương hiệu tin cậy trong mỗi gia đình.
Ông Đặng Anh Tuấn, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội (Hanoimilk) đã có cuộc trao đổi thẳng thắn với VnEconomy xung quanh những khó khăn mà công ty đã gặp phải trong thời gian qua.
Họa vô đơn chí
Cho tới thời điểm hiện tại sản phẩm sữa của Hanoimilk có nhiễm hay không nhiễm melamine thực sự vẫn là câu hỏi của không ít người tiêu dùng. Ông có thể nói rõ hơn về điều này?
Từ giữa tháng 9/2008, trước thông tin trong sữa của Trung Quốc có chứa chất melamine gây bệnh kết sỏi tiết niệu cho trẻ em, Thanh tra Bộ Y tế đã thành lập đoàn thanh tra đi kiểm tra và lấy một số mẫu sữa đang được bán trên thị trường nước ta để làm các xét nghiệm.
Ngày 23/9, đoàn thanh tra đã tới kiểm tra tại Hanoimilk và lấy mẫu sữa nguyên liệu để mang đi kiểm định.
Ngay tại thời điểm đó, Hanoimilk cũng đã chủ động gửi những mẫu trong lô đã được thanh tra lấy mẫu tới 4 đơn vị khác nhau ở cả trong và ngoài nước để làm xét nghiệm.
4 trong số 5 trung tâm cùng xét nghiệm là Trung tâm Dịch vụ và Phân tích thí nghiệm thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Tp.HCM, Viện Kiểm nghiệm thuốc Thú y Trung ương 2 Tp.HCM và hai phòng xét nghiệm ở nước ngoài là Maiel Dairies - Hàn Quốc và Singapore cùng cho kết quả sản phẩm của Hanoimilk không có melamine.
Duy chỉ có kết quả của kiểm nghiệm của Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế), nơi đoàn kiểm tra gửi mẫu kiểm định, là có kết luận những mẫu sản phẩm của Hanoimilk dương tính với melamine.
Liên tiếp trong mấy ngày từ 3-6/10, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm của Bộ Y tế đã công bố có tới 7 sản phẩm của Hanoimilk bị nhiễm melamine. Chúng tôi chưa nói tới sự chính xác của các xét nghiệm nhưng việc công bố rải rác thông tin tới người tiêu dùng như cách làm của Cục đã khiến cho doanh nghiệp điêu đứng.
Điều này vô hình chung đã khiến người tiêu dùng có cảm giác càng kiểm tra thì càng phát hiện ra sai phạm của Hanoimilk.
Tuy nhiên, ngay sau đó, Hanoimilk có công văn gửi Thanh tra Bộ Y tế yêu cầu lấy mẫu và tiến hành kiểm định lại đối với các mẫu sữa của công ty. Trong quá trình kiểm định lại, thanh tra của Bộ đã khẳng định 20 sản phẩm và nguyên liệu của Hanoimilk không nhiễm melamine.
Như vậy, sản phẩm của Hanoimilk hoàn toàn không nhiễm melamine hay có nhiễm nhưng dưới ngưỡng cho phép của Bộ Y tế?
Không phải tới thời điểm Bộ Y tế ban hành quy định về hàm lượng melamine được phép nhiễm chéo trong thực phẩm, mà ngay từ ban đầu Hanoimilk có thể khẳng định sản phẩm của chúng tôi không hề nhiễm melamine.
Ông có thể chia sẻ về những khó khăn mà doanh nghiệp đã gặp phải trong suốt thời gian qua?
Trong tháng 10/2008, theo dự kiến doanh số bán hàng của công ty là 27 tỷ đồng. Nhưng khi “bão melamine” xảy ra tại Trung Quốc cũng như kết luận của đoàn thanh tra về việc Hanoimilk có sản phẩm nhiễm melamine thì doanh số trong tháng đó chỉ còn 5,4 tỷ. Doanh số bình quân của Hanoimilk khoảng trên 1 tỷ đồng/ngày, đến lúc đó xuống còn trên dưới 100 triệu/ngày, có ngày chỉ 50 triệu.
Tháng 11, khi có công văn của Thanh tra Bộ Y tế khẳng định sản phẩm của Hanoimilk không có melamine, doanh số của công ty tuy có tăng lên nhưng cũng chỉ bằng một nửa so với những tháng trước đó.
Cộng thêm với rất nhiều chi phí khác như tiền lương công nhân, lãi suất ngân hàng… chỉ trong một thời gian cơn bão melamine đi qua, Hanoimilk đã lỗ tới 42 tỷ đồng. Đó là những con số có thể thống kê còn thiệt hại. Còn về thương hiệu và lòng tin của nhà đầu tư trên sàn chứng khoán thì không thể nào đo đếm được.
Thực tế trong nửa đầu tháng 10/2008, nhà máy đã phải ngừng sản xuất. Nhưng sau đó, ban giám đốc đã quyết định toàn bộ cán bộ công nhân viên đều phải "ra trận" để động viên nhà phân phối cũng như giải thích, khẳng định sản phẩm của công ty hoàn toàn đảm bảo chất lượng.
Vậy tới nay tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty hiện thế nào rồi, thưa ông?
Thưc tế, hiện chúng tôi mới chỉ sản xuất khoảng 30% công suất, sản phẩm tiêu thụ thời điểm này cũng mới chỉ bằng khoảng 50% so với những tháng trước đó.
Một phần đây là thời điểm mùa đông ở các tỉnh phía Bắc nên lượng tiêu thụ cũng bị sụt giảm. Thêm vào đó, do khó khăn chung của tình hình kinh tế người tiêu dùng cũng thắt chặt chi tiêu. Cộng thêm giáp Tết nên nhiều hộ kinh doanh đã tạm ngừng để chuyển sang các mặt hàng có tính chất mùa vụ khác như bánh kẹo phục vụ Tết.
Vì vậy, theo dự kiến phải tới tháng 3/2009, tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty mới có thể bình thường trở lại.
Nông dân ở một số huyện tại Vĩnh Phúc đã phải đổ bỏ sữa ra đồng vì không tiêu thụ được. Vậy công ty đã, đang và sẽ có hỗ trợ các hộ này như thế nào?
Đúng là hiện có tình trạng người nông dân chăn nuôi bò sữa ở một số nơi phải đổ bỏ sữa do không thể bán được. Nhưng đó chỉ là những hộ dân chăn nuôi mà không hề ký hợp đồng bán sữa cho các công ty. Nay do sức tiêu thụ chung của thị trường giảm sút, không có nơi tiêu thụ họ buộc phải đổ bỏ.
Tuy nhiên, với những hộ nông dân đã ký hợp đồng với công ty, thì Hanoimilk đều đảm bảo thu mua hết.
Nhưng hiện không chỉ người dân chăn nuôi bò mà bản thân doanh nghiệp cũng rất khó khăn. Lượng hàng tồn trong kho của doanh nghiệp là rất lớn. Nếu doanh nghiệp cố gắng thu mua hết sữa cho người dân nhưng sức tiêu thụ chậm, sản phẩm làm ra không bán được, hết hạn sử dụng sẽ càng thêm khó cho doanh nghiệp.
Trong thời gian “khủng hoảng” vừa qua, Hanoimilk đã có những biện pháp gì để trấn an nhà đầu tư?
Tại thời điểm này, cổ phiếu của Hanoimilk vẫn đang được giao dịch ở mức trên 10.000 đồng/cổ phiếu. Đặt trong tình hình chung, với mức giá trên có thể nói cổ phiếu của Hanoimilk vẫn “trụ” khá vững trong cơn sóng gió.
Về triển vọng, cổ phiếu ngành thực phẩm vẫn là cổ phiếu đầy hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Riêng với Hanoimilk, tuy tên tuổi của công ty đã bị ảnh hưởng khá nhiều do những thông tin liên quan tới melamine, nhưng thương hiệu sản phẩm mạnh nhất của công ty là sản phẩm sữa Izzi lại ít bị ảnh hưởng nên nhà đầu tư vẫn có thể yên tâm nắm giữ cổ phiếu.
Hơn nữa, tổng giá trị tài sản và đất đai mà công ty đang sở hữu cũng chính là những cơ sở vững chắc để các cổ đông vẫn tin tưởng vào giá trị của các cổ phiếu.
“Cơ quan chức năng chưa có văn hóa xin lỗi”
Sau hàng loạt những khó khăn trên, tới nay Hanoimilk đã nhận được động thái hỗ trợ nào từ phía Bộ Y tế trong việc khôi phục lại uy tín, thưa ông?
Đáng buồn là cho tới nay Hanoimilk vẫn chưa nhận được một động thái nào thể hiện sự hỗ trợ doanh nghiệp trong việc khôi phục lại uy tín từ phía Bộ Y tế.
Có lẽ ở nước ta cơ quan chức năng chưa có văn hóa xin lỗi. Việc công bố sai thông tin đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng đại diện các đơn vị này vẫn không hề có một lời xin lỗi hay đính chính lại thông tin mà dường như có ý để thời gian giải quyết hậu quả.
Bản thân đại diện Bộ Y tế còn cho rằng, trận chiến nào chẳng có thương vong nên sự cố không may xảy ra đối với Hanoimilk cũng là điều đáng tiếc nhưng là điều không tránh khỏi.
Nhưng không chỉ có riêng Hanoimilk là nạn nhân trong "cơn bão melamine" này, Công ty Cổ phần Hóa chất Á Châu Sài Gòn cũng là đơn vị điêu đứng không kém. Sản phẩm cũng bị kết luận là có melamine khiến họ bị thu hồi giấy phép, tịch thu sản phẩm làm cho việc kinh doanh bị đình trệ.
Trên thực tế, đây là sản phẩm họ nhập khẩu từ Thái Lan rồi phân phối cho các nhà sản xuất chế biến thành sữa. Sau khi đoàn kiểm tra lấy mẫu, họ cũng đã chủ động gửi mẫu tới các đơn vị kiểm định trong và ngoài nước để kiểm tra thì kết quả lại không hề có melamine.
Mới đây, Thanh tra Bộ Y tế cũng đã có công văn hủy bỏ những kết luận trước đó đối với sản phẩm của công ty này.
Vậy Hanoimilk có dự định sẽ kiện Bộ Y tế hay không?
Điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào ý kiến cổ đông. Ngoài ra, Hanoimilk sẽ còn phải tư vấn luật để nếu khởi kiện phải đảm bảo thắng.
Tuy nhiên, thực tế chúng tôi có suy nghĩ rằng, Hanoimilk vẫn còn hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm nên cũng không muốn có những sự đối đầu không cần thiết.
Nhưng liệu điều này có phải do Hanoimilk vẫn chưa thực sự tự tin lắm về quy trình sản xuất của mình?
Chúng tôi là một trong những doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam áp dụng tiêu chuẩn ISO- HACCP 22.000, là tiêu chuẩn cao nhất của ngành thực phẩm. Mới đây, Hanoimilk lại đầu tư đến 2,5 tỷ đồng để mua máy về tự kiểm định chất lượng sản phẩm, nên chúng tôi hoàn toàn tự tin về quy trình sản xuất của mình.
Chúng tôi không muốn khởi kiện bởi ở nước ta vẫn chưa có những tiền lệ tốt cho việc này. Trước đây, mắm tôm cũng đã từng bị kết luận là nguyên nhân chính gây ra dịch tả nhưng sau đó sự việc cũng bị “chìm xuồng”.
Do vậy, thay vì tập trung vào kiện tụng, Hanoimilk sẽ chú trọng hơn tới công tác truyền thông, làm mới mình để có thể trở thành một thương hiệu tin cậy trong mỗi gia đình.