Hỗ trợ lãi suất: Đã có hướng dẫn chi tiết
Tối 3/2, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư quy định chi tiết việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức và cá nhân vay vốn
Tối 3/2, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 02/2009/TT-NHNN, quy định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức và cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất - kinh doanh.
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay trong năm 2009
Theo thông tư này, tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng thương mại được hỗ trợ lãi suất là khách hàng vay để thực hiện các phương án sản xuất, kinh doanh. Loại cho vay được hỗ trợ lãi suất là các khoản cho vay ngắn hạn (thời hạn cho vay đến 12 tháng) bằng đồng Việt Nam theo các hợp đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 1/2 - 31/12/2009.
Các ngân hàng thương mại không được từ chối hỗ trợ lãi suất, nếu khoản vay thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất; đồng thời định kỳ báo cáo Ngân hàng Nhà nước để kiểm tra, giám sát tình hình hỗ trợ lãi suất.
Thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 8 tháng kể từ ngày giải ngân, áp dụng trong năm 2009 đối với các khoản vay theo hợp đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 1/2 -31/12/2009.
Với các khoản vay có thời hạn vay vượt quá năm 2009, thì chỉ được hỗ trợ lãi suất đối với khoảng thời gian vay của năm 2009; các khoản vay quá hạn trả nợ, được gia hạn nợ vay thì không được tính hỗ trợ lãi suất đối với khoảng thời gian quá hạn trả nợ và gia hạn nợ vay.
Mức lãi suất hỗ trợ cho khách hàng vay là 4%/năm, tính trên số dư nợ vay và thời hạn cho vay thực tế nằm trong khoảng thời gian từ ngày 1/2 - 31/12/2009.
“Hỗ trợ” không đúng, lãnh đạo ngân hàng chịu trách nhiệm
Cũng theo Thông tư, chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc ngân hàng thương mại chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các trường hợp hỗ trợ lãi suất không đúng quy định của pháp luật. Nếu vi phạm, thì bị xử lý theo quy định của pháp luật và ngân hàng thương mại sẽ bị xem xét trong việc xếp loại hàng năm, bổ sung tăng vốn điều lệ, cấp giấy phép mở mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại.
Ngân hàng Nhà nước cũng khuyến cáo ngân hàng cần thực hiện việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay để đảm bảo việc hỗ trợ lãi suất theo đúng quy định của pháp luật. Nếu phát hiện khách hàng vay sử dụng vốn vay không đúng mục đích thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất, thì thu hồi số lãi tiền vay được hỗ trợ lãi suất trước đó; trường hợp không thu hồi được, thì báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý hoặc khởi kiện việc vi phạm hợp đồng tín dụng của khách hàng vay.
Đến kỳ hạn thu lãi tiền vay của khách hàng, các ngân hàng thương mại thực hiện việc giảm trừ số lãi tiền vay phải trả của khách hàng bằng với số lãi tiền vay được hỗ trợ lãi suất theo quy định của pháp luật. Trường hợp đến cuối ngày 31/ 12/ 2009 chưa đến kỳ hạn thu lãi tiền vay, thì các ngân hàng thương mại phải tính số lãi tiền vay phải trả của khách hàng và thực hiện việc giảm trừ số lãi tiền vay bằng với số lãi tiền vay được hỗ trợ lãi suất.
Khi giảm trừ số lãi tiền vay cho khách hàng theo quy định, thì ngân hàng thương mại lập giấy xác nhận hỗ trợ lãi suất có xác nhận của khách hàng và ngân hàng thương mại nơi cho vay (ký tên, đóng dấu) để làm căn cứ chứng từ kiểm tra, giám sát.
Các ngân hàng thương mại cũng cần có bảng kê (hoặc cơ sở dữ liệu) theo dõi chi tiết các khoản cho vay được hỗ trợ lãi suất (khách hàng vay, số tiền vay, thời hạn và lãi suất cho vay, số tiền hỗ trợ lãi suất...) để gửi cho khách hàng vay, phục vụ cho việc theo dõi, thống kê và kiểm toán nội bộ, báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước
Thông tư cho biết, hàng tháng, Ngân hàng Nhà nước sẽ chuyển tối đa 80% số lãi tiền vay đã hỗ trợ lãi suất theo báo cáo của ngân hàng thương mại.
Việc chuyển số lãi tiền vay đã hỗ trợ lãi suất còn lại trong năm 2009 được thực hiện sau khi nhận được báo cáo quyết toán về hỗ trợ lãi suất của ngân hàng thương mại.
Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành có liên quan khác tiến hành việc kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện quy định của pháp luật về hỗ trợ lãi suất trong trường hợp cần thiết.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ thực hiện kiểm tra, giám sát và thanh tra theo thẩm quyền tình hình thực hiện quy định của pháp luật về hỗ trợ lãi suất và báo cáo, đề xuất với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xử lý các vấn đề phát sinh.
* 13 ngành, lĩnh vực không thuộc diện được hỗ trợ lãi suất:
1. Ngành công nghiệp khai thác mỏ;
2. Hoạt động tài chính;
3. Ngành quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng, Đảng, đoàn thể, bảo đảm xã hội bắt buộc;
4. Giáo dục và đào tạo;
5. Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội;
6. Hoạt động văn hóa, thể thao;
7. Hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn (trừ hoạt động đầu tư xây dựng nhà cho người có thu nhập thấp);
8. Hoạt động phục vụ cá nhân và công cộng (bao gồm cả cho vay thông qua thẻ tín dụng);
9. Hoạt động dịch vụ tại hộ gia đình;
10. Hoạt động các tổ chức quốc tế;
11. Nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng;
12. Đầu tư và kinh doanh chứng khoán;
13. Kinh doanh bất động sản dưới hình thức mua, bán quyền sử dụng đất.
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay trong năm 2009
Theo thông tư này, tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng thương mại được hỗ trợ lãi suất là khách hàng vay để thực hiện các phương án sản xuất, kinh doanh. Loại cho vay được hỗ trợ lãi suất là các khoản cho vay ngắn hạn (thời hạn cho vay đến 12 tháng) bằng đồng Việt Nam theo các hợp đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 1/2 - 31/12/2009.
Các ngân hàng thương mại không được từ chối hỗ trợ lãi suất, nếu khoản vay thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất; đồng thời định kỳ báo cáo Ngân hàng Nhà nước để kiểm tra, giám sát tình hình hỗ trợ lãi suất.
Thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 8 tháng kể từ ngày giải ngân, áp dụng trong năm 2009 đối với các khoản vay theo hợp đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 1/2 -31/12/2009.
Với các khoản vay có thời hạn vay vượt quá năm 2009, thì chỉ được hỗ trợ lãi suất đối với khoảng thời gian vay của năm 2009; các khoản vay quá hạn trả nợ, được gia hạn nợ vay thì không được tính hỗ trợ lãi suất đối với khoảng thời gian quá hạn trả nợ và gia hạn nợ vay.
Mức lãi suất hỗ trợ cho khách hàng vay là 4%/năm, tính trên số dư nợ vay và thời hạn cho vay thực tế nằm trong khoảng thời gian từ ngày 1/2 - 31/12/2009.
“Hỗ trợ” không đúng, lãnh đạo ngân hàng chịu trách nhiệm
Cũng theo Thông tư, chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc ngân hàng thương mại chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các trường hợp hỗ trợ lãi suất không đúng quy định của pháp luật. Nếu vi phạm, thì bị xử lý theo quy định của pháp luật và ngân hàng thương mại sẽ bị xem xét trong việc xếp loại hàng năm, bổ sung tăng vốn điều lệ, cấp giấy phép mở mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại.
Ngân hàng Nhà nước cũng khuyến cáo ngân hàng cần thực hiện việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay để đảm bảo việc hỗ trợ lãi suất theo đúng quy định của pháp luật. Nếu phát hiện khách hàng vay sử dụng vốn vay không đúng mục đích thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất, thì thu hồi số lãi tiền vay được hỗ trợ lãi suất trước đó; trường hợp không thu hồi được, thì báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý hoặc khởi kiện việc vi phạm hợp đồng tín dụng của khách hàng vay.
Đến kỳ hạn thu lãi tiền vay của khách hàng, các ngân hàng thương mại thực hiện việc giảm trừ số lãi tiền vay phải trả của khách hàng bằng với số lãi tiền vay được hỗ trợ lãi suất theo quy định của pháp luật. Trường hợp đến cuối ngày 31/ 12/ 2009 chưa đến kỳ hạn thu lãi tiền vay, thì các ngân hàng thương mại phải tính số lãi tiền vay phải trả của khách hàng và thực hiện việc giảm trừ số lãi tiền vay bằng với số lãi tiền vay được hỗ trợ lãi suất.
Khi giảm trừ số lãi tiền vay cho khách hàng theo quy định, thì ngân hàng thương mại lập giấy xác nhận hỗ trợ lãi suất có xác nhận của khách hàng và ngân hàng thương mại nơi cho vay (ký tên, đóng dấu) để làm căn cứ chứng từ kiểm tra, giám sát.
Các ngân hàng thương mại cũng cần có bảng kê (hoặc cơ sở dữ liệu) theo dõi chi tiết các khoản cho vay được hỗ trợ lãi suất (khách hàng vay, số tiền vay, thời hạn và lãi suất cho vay, số tiền hỗ trợ lãi suất...) để gửi cho khách hàng vay, phục vụ cho việc theo dõi, thống kê và kiểm toán nội bộ, báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước
Thông tư cho biết, hàng tháng, Ngân hàng Nhà nước sẽ chuyển tối đa 80% số lãi tiền vay đã hỗ trợ lãi suất theo báo cáo của ngân hàng thương mại.
Việc chuyển số lãi tiền vay đã hỗ trợ lãi suất còn lại trong năm 2009 được thực hiện sau khi nhận được báo cáo quyết toán về hỗ trợ lãi suất của ngân hàng thương mại.
Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành có liên quan khác tiến hành việc kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện quy định của pháp luật về hỗ trợ lãi suất trong trường hợp cần thiết.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ thực hiện kiểm tra, giám sát và thanh tra theo thẩm quyền tình hình thực hiện quy định của pháp luật về hỗ trợ lãi suất và báo cáo, đề xuất với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xử lý các vấn đề phát sinh.
* 13 ngành, lĩnh vực không thuộc diện được hỗ trợ lãi suất:
1. Ngành công nghiệp khai thác mỏ;
2. Hoạt động tài chính;
3. Ngành quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng, Đảng, đoàn thể, bảo đảm xã hội bắt buộc;
4. Giáo dục và đào tạo;
5. Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội;
6. Hoạt động văn hóa, thể thao;
7. Hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn (trừ hoạt động đầu tư xây dựng nhà cho người có thu nhập thấp);
8. Hoạt động phục vụ cá nhân và công cộng (bao gồm cả cho vay thông qua thẻ tín dụng);
9. Hoạt động dịch vụ tại hộ gia đình;
10. Hoạt động các tổ chức quốc tế;
11. Nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng;
12. Đầu tư và kinh doanh chứng khoán;
13. Kinh doanh bất động sản dưới hình thức mua, bán quyền sử dụng đất.