Hỗ trợ lãi suất, đang chờ hướng dẫn cụ thể
Các ngân hàng vẫn chưa có hành động gì vì vẫn đang đợi hướng dẫn cụ thể của Ngân hàng Nhà nước
Mặc dù việc hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp vay vốn lưu động để sản xuất kinh doanh bắt đầu có hiệu lực từ trước Tết, các ngân hàng cho biết họ vẫn chưa có hành động gì vì vẫn đang đợi hướng dẫn cụ thể của Ngân hàng Nhà nước.
Phó giám đốc một ngân hàng cổ phần nói rằng sau khi biết thông tin này, ngày đầu tiên đi làm sau Tết (30/1), ông đã cho nhân viên gọi điện đến Ngân hàng Nhà nước tại Hà Nội để đăng ký nhưng được trả lời là còn phải đợi hướng dẫn chi tiết từ Ngân hàng Nhà nước.
Hầu hết các ngân hàng khác cũng cho biết vẫn đang đợi hướng dẫn chi tiết về cách thức đăng ký và nhận hỗ trợ lãi suất khi cho vay các doanh nghiệp.
Ông Huỳnh Song Hào, Phó giám đốc chi nhánh Tp.HCM của Vietcombank, cho biết khi thực hiện việc hỗ trợ theo quyết định của Thủ tướng thì các ngân hàng khi cho vay sẽ khấu trừ phần lãi suất được hỗ trợ cho các doanh nghiệp trước, sau đó mới nhận lại từ Ngân hàng Nhà nước.
Tuy nhiên, vì lý do nào đó Ngân hàng Nhà nước lại không chấp nhận kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp nào đó và quyết định không hỗ trợ thì phần thiệt thòi ai sẽ chịu?
“Điều lo nhất là quan điểm cho vay của từng ngân hàng khác nhau và của các ngân hàng với Ngân hàng Nhà nước cũng có thể khác nhau. Vì thế chúng tôi còn đang đợi hướng dẫn cụ thể về tiêu chí để hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp”, ông Hào nói.
Bà Nguyễn Thị Tâm, Phó tổng giám đốc Techcombank, cho biết, để tránh trường hợp như ông Hào đề cập, ngân hàng sẽ phải thỏa thuận với doanh nghiệp trước về vấn đề này; như Techcombank sẽ ứng trước khoản hỗ trợ đó nhưng trong trường hợp có vấn đề gì và Ngân hàng Nhà nước có xác nhận bằng giấy tờ là không đồng ý hỗ trợ hợp đồng đó thì các doanh nghiệp phải chấp nhận.
Techcombank đang chờ hướng dẫn về hồ sơ thủ tục chi tiết từ phía Ngân hàng Nhà nước rồi sau đó sẽ có một buổi tọa đàm phổ biến cho các doanh nghiệp để họ có thể làm một bộ hồ sơ thật chuẩn, thật đúng để 90% là doanh nghiệp có thể nhận hỗ trợ. Bà cũng cho biết sẽ ưu tiên các khách hàng xuất khẩu và đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu.
Ông Nguyễn Quốc Sỹ, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Miền Tây, cho biết việc hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp có nhu cầu vốn lưu động để sản xuất kinh doanh của Chính phủ là rất tốt, nhưng vấn đề là làm thế nào để những đồng vốn này đi theo đúng hướng mà Nhà nước mong muốn.
Tuy nhiên, ông Sỹ cũng cho biết nếu Chính phủ muốn hỗ trợ khối doanh nghiệp tư nhân thì nên phân bổ hạn mức cho riêng từng khối doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân để tránh việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhà nước vốn có nhu cầu lớn về vốn lưu động thì ngân sách cho phần hỗ trợ này không còn là bao cho doanh nghiệp nhỏ.
Hầu hết các ngân hàng đều ủng hộ chính sách này vì giúp ngân hàng giữ khách hàng đồng thời nếu doanh nghiệp làm ăn tốt hơn thì các ngân hàng cũng thu lợi được. Ông Sỹ của Ngân hàng Miền Tây cho biết hỗ trợ lãi suất 4% không phải là quá lớn, mà quan trọng là doanh nghiệp có động lực để tìm đến nguồn vốn ngân hàng phục vụ kinh doanh của mình, giúp giảm được chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, đồng thời các ngân hàng có cơ hội bơm vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhiều hơn.
Về phía doanh nghiệp, ông Trần Mạnh Hải, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, cho rằng hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp là tốt nhưng thủ tục thực hiện để có thể nhận hỗ trợ lãi suất cần phải nhanh chóng, nếu không sẽ rất phiền toái cho doanh nghiệp.
Theo dự kiến, Ngân hàng Nhà nước sẽ có buổi họp với đại diện các ngân hàng miền Nam vào thứ Tư (4/2) và các ngân hàng phía Bắc vào thứ Năm (5/2) này để phổ biến quyết định về việc hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp.
Thủy Triều (TBKTSG)
Phó giám đốc một ngân hàng cổ phần nói rằng sau khi biết thông tin này, ngày đầu tiên đi làm sau Tết (30/1), ông đã cho nhân viên gọi điện đến Ngân hàng Nhà nước tại Hà Nội để đăng ký nhưng được trả lời là còn phải đợi hướng dẫn chi tiết từ Ngân hàng Nhà nước.
Hầu hết các ngân hàng khác cũng cho biết vẫn đang đợi hướng dẫn chi tiết về cách thức đăng ký và nhận hỗ trợ lãi suất khi cho vay các doanh nghiệp.
Ông Huỳnh Song Hào, Phó giám đốc chi nhánh Tp.HCM của Vietcombank, cho biết khi thực hiện việc hỗ trợ theo quyết định của Thủ tướng thì các ngân hàng khi cho vay sẽ khấu trừ phần lãi suất được hỗ trợ cho các doanh nghiệp trước, sau đó mới nhận lại từ Ngân hàng Nhà nước.
Tuy nhiên, vì lý do nào đó Ngân hàng Nhà nước lại không chấp nhận kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp nào đó và quyết định không hỗ trợ thì phần thiệt thòi ai sẽ chịu?
“Điều lo nhất là quan điểm cho vay của từng ngân hàng khác nhau và của các ngân hàng với Ngân hàng Nhà nước cũng có thể khác nhau. Vì thế chúng tôi còn đang đợi hướng dẫn cụ thể về tiêu chí để hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp”, ông Hào nói.
Bà Nguyễn Thị Tâm, Phó tổng giám đốc Techcombank, cho biết, để tránh trường hợp như ông Hào đề cập, ngân hàng sẽ phải thỏa thuận với doanh nghiệp trước về vấn đề này; như Techcombank sẽ ứng trước khoản hỗ trợ đó nhưng trong trường hợp có vấn đề gì và Ngân hàng Nhà nước có xác nhận bằng giấy tờ là không đồng ý hỗ trợ hợp đồng đó thì các doanh nghiệp phải chấp nhận.
Techcombank đang chờ hướng dẫn về hồ sơ thủ tục chi tiết từ phía Ngân hàng Nhà nước rồi sau đó sẽ có một buổi tọa đàm phổ biến cho các doanh nghiệp để họ có thể làm một bộ hồ sơ thật chuẩn, thật đúng để 90% là doanh nghiệp có thể nhận hỗ trợ. Bà cũng cho biết sẽ ưu tiên các khách hàng xuất khẩu và đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu.
Ông Nguyễn Quốc Sỹ, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Miền Tây, cho biết việc hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp có nhu cầu vốn lưu động để sản xuất kinh doanh của Chính phủ là rất tốt, nhưng vấn đề là làm thế nào để những đồng vốn này đi theo đúng hướng mà Nhà nước mong muốn.
Tuy nhiên, ông Sỹ cũng cho biết nếu Chính phủ muốn hỗ trợ khối doanh nghiệp tư nhân thì nên phân bổ hạn mức cho riêng từng khối doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân để tránh việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhà nước vốn có nhu cầu lớn về vốn lưu động thì ngân sách cho phần hỗ trợ này không còn là bao cho doanh nghiệp nhỏ.
Hầu hết các ngân hàng đều ủng hộ chính sách này vì giúp ngân hàng giữ khách hàng đồng thời nếu doanh nghiệp làm ăn tốt hơn thì các ngân hàng cũng thu lợi được. Ông Sỹ của Ngân hàng Miền Tây cho biết hỗ trợ lãi suất 4% không phải là quá lớn, mà quan trọng là doanh nghiệp có động lực để tìm đến nguồn vốn ngân hàng phục vụ kinh doanh của mình, giúp giảm được chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, đồng thời các ngân hàng có cơ hội bơm vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhiều hơn.
Về phía doanh nghiệp, ông Trần Mạnh Hải, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, cho rằng hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp là tốt nhưng thủ tục thực hiện để có thể nhận hỗ trợ lãi suất cần phải nhanh chóng, nếu không sẽ rất phiền toái cho doanh nghiệp.
Theo dự kiến, Ngân hàng Nhà nước sẽ có buổi họp với đại diện các ngân hàng miền Nam vào thứ Tư (4/2) và các ngân hàng phía Bắc vào thứ Năm (5/2) này để phổ biến quyết định về việc hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp.
Thủy Triều (TBKTSG)