Hỗ trợ lãi suất giúp giảm gần 5% giá thành nhiều sản phẩm
Cơ chế hỗ trợ lãi suất đã giúp doanh nghiệp giảm giá thành nhiều sản phẩm từ 2% đến gần 5%

Cơ chế hỗ trợ lãi suất đã giúp doanh nghiệp giảm giá thành nhiều sản phẩm từ 2% đến gần 5%.
Đây là kết quả khảo sát của Ngân hàng Nhà nước tại một số địa bàn sau 3 tháng triển khai cơ chế hỗ trợ lãi suất vốn vay ngắn hạn (cơ chế hỗ trợ lãi suất vốn vay trung, dài hạn được thực hiện từ ngày 1/4/2009 và cơ chế hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc, thiết bị, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng mới được ban hành và triển khai từ tháng 5/2009).
Theo Ngân hàng Nhà nước, việc hỗ trợ lãi suất nói trên đã có tác động tích cực và thiết thực đối với hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, hộ sản xuất; giúp giảm chi phí vay vốn và giá thành sản phẩm, duy trì sản xuất - kinh doanh, hạn chế tình trạng mất và thiếu việc làm…
Tại Tp.HCM, kết quả khảo sát cho thấy, việc hỗ trợ lãi suất đã giúp cho nhiều doanh nghiệp giảm chi phí vay vốn khoảng 36,6%, giảm giá thành sản phẩm khoảng 2% - 4,65%; tại Thừa Thiên Huế, chi phí vay vốn của doanh nghiệp thuộc diện trên giảm khoảng 30%; tại Hưng Yên, việc hỗ trợ lãi suất làm cho giá thành một số sản phẩm giảm 4%.
Theo kết quả khảo sát 72 doanh nghiệp vay vốn của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á châu (ACB), được hỗ trợ lãi suất, các doanh nghiệp đã giảm chi phí vay vốn khoảng 36,64% và giảm giá thành sản phẩm khoảng 4%.
Kết quả khảo sát của Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) tại các doanh nghiệp chế biến bột cá, vận tải, sản xuất nhựa, cơ khí, chế biến cà phê, chi phí lãi vay ngân hàng giảm khoảng 35%, giá thành sản phẩm giảm từ 3% - 4,5%.
Cuối tuần qua, Bộ Công thương cũng đã hoàn thành bản báo cáo kết quả kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của Chính phủ về ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng tại Hà Nội, Hưng Yên và Vĩnh Phúc.
Báo cáo của Bộ Công thương cho biết, hầu hết các tỉnh thành trên đều hụt chi hàng nghìn đồng do miễn giảm, giãn thuế theo chủ trương kích cầu trong năm 2009; như Hà Nội ước bị giảm thu trên 11.000 tỷ đồng, Hưng Yên khoảng 170 tỷ đồng, Vĩnh Phúc trên 1.100 tỷ đồng...
Cũng theo đánh giá của bộ này, chính sách hỗ trợ lãi suất đã giúp nhiều doanh nghiệp giảm được chi phí đầu vào từ 2% - 4%.
Đây là kết quả khảo sát của Ngân hàng Nhà nước tại một số địa bàn sau 3 tháng triển khai cơ chế hỗ trợ lãi suất vốn vay ngắn hạn (cơ chế hỗ trợ lãi suất vốn vay trung, dài hạn được thực hiện từ ngày 1/4/2009 và cơ chế hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc, thiết bị, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng mới được ban hành và triển khai từ tháng 5/2009).
Theo Ngân hàng Nhà nước, việc hỗ trợ lãi suất nói trên đã có tác động tích cực và thiết thực đối với hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, hộ sản xuất; giúp giảm chi phí vay vốn và giá thành sản phẩm, duy trì sản xuất - kinh doanh, hạn chế tình trạng mất và thiếu việc làm…
Tại Tp.HCM, kết quả khảo sát cho thấy, việc hỗ trợ lãi suất đã giúp cho nhiều doanh nghiệp giảm chi phí vay vốn khoảng 36,6%, giảm giá thành sản phẩm khoảng 2% - 4,65%; tại Thừa Thiên Huế, chi phí vay vốn của doanh nghiệp thuộc diện trên giảm khoảng 30%; tại Hưng Yên, việc hỗ trợ lãi suất làm cho giá thành một số sản phẩm giảm 4%.
Theo kết quả khảo sát 72 doanh nghiệp vay vốn của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á châu (ACB), được hỗ trợ lãi suất, các doanh nghiệp đã giảm chi phí vay vốn khoảng 36,64% và giảm giá thành sản phẩm khoảng 4%.
Kết quả khảo sát của Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) tại các doanh nghiệp chế biến bột cá, vận tải, sản xuất nhựa, cơ khí, chế biến cà phê, chi phí lãi vay ngân hàng giảm khoảng 35%, giá thành sản phẩm giảm từ 3% - 4,5%.
Cuối tuần qua, Bộ Công thương cũng đã hoàn thành bản báo cáo kết quả kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của Chính phủ về ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng tại Hà Nội, Hưng Yên và Vĩnh Phúc.
Báo cáo của Bộ Công thương cho biết, hầu hết các tỉnh thành trên đều hụt chi hàng nghìn đồng do miễn giảm, giãn thuế theo chủ trương kích cầu trong năm 2009; như Hà Nội ước bị giảm thu trên 11.000 tỷ đồng, Hưng Yên khoảng 170 tỷ đồng, Vĩnh Phúc trên 1.100 tỷ đồng...
Cũng theo đánh giá của bộ này, chính sách hỗ trợ lãi suất đã giúp nhiều doanh nghiệp giảm được chi phí đầu vào từ 2% - 4%.