“Hoàn toàn thất vọng với quyết định của EU”
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên bày tỏ thất vọng về việc giày da Việt Nam không còn được hưởng ưu đãi thuế của EU
Theo quy trình, việc Ủy ban Châu Âu (EC) không tiếp tục dành quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) giai đoạn 2009 - 2011 cho mặt hàng giày da của Việt Nam vào Liên minh Châu Âu (EU) còn phải trình lên Hội đồng Châu Âu để chính thức được thông qua.
Tuy nhiên, đó chỉ còn là thủ tục mang tính hình thức, nên có thể xem như việc này đã được quyết định.
Trao đổi với báo giới xung quanh sự kiện này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên bày tỏ sự thất vọng, bởi theo ông, quyết định của EC không chỉ ảnh hưởng đến Việt Nam mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người tiêu dùng trên thị trường EU, cũng như của các doanh nghiệp EU đang làm ăn với Việt Nam.
Ông Biên nói:
- Quyết định của E) được đưa ra vào đúng thời điểm Việt Nam phải cố gắng vượt qua khó khăn do tác động của suy giảm kinh tế toàn cầu, lạm phát tăng, giá cả tăng, nhập siêu lớn...
Và chắc chắn quyết định của EC sẽ có ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến lao động Việt Nam làm việc trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu giày dép, trong đó chủ yếu là lao động nữ, có thu nhập thấp.
Quyết định này càng trầm trọng hơn hậu quả về kinh tế, trong bối cảnh EU vẫn đang áp đặt thuế chống bán phá giá đối với giày da xuất khẩu của Việt Nam.
Vì vậy, bên cạnh tác động về mặt kinh tế, tôi muốn nhấn mạnh đến tác động về mặt an sinh xã hội, vì ngành da giày vẫn được coi là một trong những ngành quan trọng giúp Việt Nam trong công cuộc xoá đói giảm nghèo và thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc.
GSP là ưu đãi thuế đơn phương và không phân biệt đối xử mà EU cho phép để hỗ trợ xuất khẩu của các nước đang phát triển. Việt Nam vẫn là nước đang phát triển ở trình độ thấp, với thu nhập bình quân hàng năm dưới 1.000 USD. Thế nhưng, EU không tiếp tục dành GSP cho một số mặt hàng của Việt Nam - trong đó có ngành giày da - như đã và đang dành cho các nước khác, trong đó có những nước phát triển hơn Việt Nam.
Điều này đồng nghĩa với việc EU đã đối xử không công bằng với ngành giày da Việt Nam, thưa ông?
Theo quy định của EU, GSP được xây dựng trên cơ sở minh bạch, công bằng và không phân biệt đối xử, từ đó đưa ra hai ngưỡng kỹ thuật để xem xét việc trao quy chế GSP cho các ngành hàng của các nước đang phát triển.
Cụ thể, nếu tỷ trọng một nhóm hàng vào EU từ một nước trung bình trong 3 năm vượt 15% tổng nhập khẩu của EU thì sẽ không được hưởng GSP. Nhưng nếu trên 15% nhưng tỷ trọng nhóm hàng đó lại chiếm trên 50% tổng xuất khẩu được hưởng GSP của nước đó vào EU thì vẫn được hưởng GSP, vì điều đó chứng tỏ nước đó còn phụ thuộc nhiều vào ngành hàng này.
Qua xem xét, Việt Nam và EU đều thống nhất là thời gian qua, giày da Việt Nam xuất khẩu vào EU đã vượt ngưỡng 15% tổng nhập khẩu những mặt hàng tương tự được hưởng GSP từ tất cả các nước xuất khẩu vào EU.
Tuy nhiên, ở ngưỡng 50% thì EU lại đối xử với Việt Nam thiếu minh bạch, công bằng và phân biệt đối xử. EU cho rằng tỷ trọng xuất khẩu giày da của Việt Nam vào EU được hưởng GSP chỉ đạt 49,1% tổng xuất khẩu của Việt Nam vào EU mà được hưởng GSP.
Tuy nhiên, đây chính là điều chúng tôi đã đề nghị EU kiểm tra lại nhưng không được họ chấp nhận. Theo số liệu thống kê và tính toán của Việt Nam thì tỷ trọng này là 62%. .
Bên cạnh đó, các nước khác được xét trong điều kiện thương mại bình thường, trong khi Việt Nam bị xét trong tình trạng thương mại bị “bóp méo”, khi mà EU đã áp đặt thuế chống bán phá giá đối với giày da của Việt Nam.
Bộ Công Thương và phía Việt Nam đã làm gì trước quyết định của của EU?
Khi được biết ý định này của EU và những luận cứ mà EU chuẩn bị sử dụng để đi đến quyết định này, Bộ Công Thương đã kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ, phối hợp với một số bộ, ngành có liên quan đề xuất với Thủ tướng một số biện pháp để vận động EU tiếp tục ủng hộ Việt Nam.
Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội đã có thư trực tiếp gửi Chủ tịch EC và Chủ tịch Nghị viện Châu Âu.
Bộ trưởng Bộ Công Thương đã gửi thư đến Cao ủy Thương mại EC và bộ trưởng kinh tế 27 nước thành viên, giải thích lập luận của EU chưa hợp lý, chưa công bằng và đề nghị kiểm tra, đối chiếu lại các thông tin, số liệu; đồng thời thông báo cho EU những tác động đến an sinh xã hội của Việt Nam nếu quyết định này của EU được thông qua.
Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng đã gặp trực tiếp Cao uỷ Thương mại EU và bộ trưởng phụ trách kinh tế của một số nước thành viên EU...
Rất tiếc, mặc dù vậy, EC vẫn thông qua quyết định không cho Việt Nam được tiếp tục hưởng GSP đối với giày da.
Ông có thể cho biết phản ứng của các doanh nghiệp, hiệp hội tại EU?
Việc tính toán ngưỡng 50% thiếu minh bạch và công bằng như trên đã làm cho một số hiệp hội và nhiều doanh nghiệp tại EU không nhất trí, nên đã phản đối chính thức bằng văn bản và lên tiếng trên một số phương tiện thông tin đại chúng.
Nhiều nước thành viên EC đã không ủng hộ cách tính toán của EC, một số nước đã đề xuất với EC một số giải pháp cụ thể để xử lý vấn đề này không trái với quy định về GSP nhưng vẫn đảm bảo có tình có lý.
Đáng tiếc, các đề xuất này, kể cả đề xuất của nước chủ tịch luân phiên EU, đã không được EC chấp thuận.
Tuy nhiên, đó chỉ còn là thủ tục mang tính hình thức, nên có thể xem như việc này đã được quyết định.
Trao đổi với báo giới xung quanh sự kiện này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên bày tỏ sự thất vọng, bởi theo ông, quyết định của EC không chỉ ảnh hưởng đến Việt Nam mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người tiêu dùng trên thị trường EU, cũng như của các doanh nghiệp EU đang làm ăn với Việt Nam.
Ông Biên nói:
- Quyết định của E) được đưa ra vào đúng thời điểm Việt Nam phải cố gắng vượt qua khó khăn do tác động của suy giảm kinh tế toàn cầu, lạm phát tăng, giá cả tăng, nhập siêu lớn...
Và chắc chắn quyết định của EC sẽ có ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến lao động Việt Nam làm việc trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu giày dép, trong đó chủ yếu là lao động nữ, có thu nhập thấp.
Quyết định này càng trầm trọng hơn hậu quả về kinh tế, trong bối cảnh EU vẫn đang áp đặt thuế chống bán phá giá đối với giày da xuất khẩu của Việt Nam.
Vì vậy, bên cạnh tác động về mặt kinh tế, tôi muốn nhấn mạnh đến tác động về mặt an sinh xã hội, vì ngành da giày vẫn được coi là một trong những ngành quan trọng giúp Việt Nam trong công cuộc xoá đói giảm nghèo và thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc.
GSP là ưu đãi thuế đơn phương và không phân biệt đối xử mà EU cho phép để hỗ trợ xuất khẩu của các nước đang phát triển. Việt Nam vẫn là nước đang phát triển ở trình độ thấp, với thu nhập bình quân hàng năm dưới 1.000 USD. Thế nhưng, EU không tiếp tục dành GSP cho một số mặt hàng của Việt Nam - trong đó có ngành giày da - như đã và đang dành cho các nước khác, trong đó có những nước phát triển hơn Việt Nam.
Điều này đồng nghĩa với việc EU đã đối xử không công bằng với ngành giày da Việt Nam, thưa ông?
Theo quy định của EU, GSP được xây dựng trên cơ sở minh bạch, công bằng và không phân biệt đối xử, từ đó đưa ra hai ngưỡng kỹ thuật để xem xét việc trao quy chế GSP cho các ngành hàng của các nước đang phát triển.
Cụ thể, nếu tỷ trọng một nhóm hàng vào EU từ một nước trung bình trong 3 năm vượt 15% tổng nhập khẩu của EU thì sẽ không được hưởng GSP. Nhưng nếu trên 15% nhưng tỷ trọng nhóm hàng đó lại chiếm trên 50% tổng xuất khẩu được hưởng GSP của nước đó vào EU thì vẫn được hưởng GSP, vì điều đó chứng tỏ nước đó còn phụ thuộc nhiều vào ngành hàng này.
Qua xem xét, Việt Nam và EU đều thống nhất là thời gian qua, giày da Việt Nam xuất khẩu vào EU đã vượt ngưỡng 15% tổng nhập khẩu những mặt hàng tương tự được hưởng GSP từ tất cả các nước xuất khẩu vào EU.
Tuy nhiên, ở ngưỡng 50% thì EU lại đối xử với Việt Nam thiếu minh bạch, công bằng và phân biệt đối xử. EU cho rằng tỷ trọng xuất khẩu giày da của Việt Nam vào EU được hưởng GSP chỉ đạt 49,1% tổng xuất khẩu của Việt Nam vào EU mà được hưởng GSP.
Tuy nhiên, đây chính là điều chúng tôi đã đề nghị EU kiểm tra lại nhưng không được họ chấp nhận. Theo số liệu thống kê và tính toán của Việt Nam thì tỷ trọng này là 62%. .
Bên cạnh đó, các nước khác được xét trong điều kiện thương mại bình thường, trong khi Việt Nam bị xét trong tình trạng thương mại bị “bóp méo”, khi mà EU đã áp đặt thuế chống bán phá giá đối với giày da của Việt Nam.
Bộ Công Thương và phía Việt Nam đã làm gì trước quyết định của của EU?
Khi được biết ý định này của EU và những luận cứ mà EU chuẩn bị sử dụng để đi đến quyết định này, Bộ Công Thương đã kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ, phối hợp với một số bộ, ngành có liên quan đề xuất với Thủ tướng một số biện pháp để vận động EU tiếp tục ủng hộ Việt Nam.
Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội đã có thư trực tiếp gửi Chủ tịch EC và Chủ tịch Nghị viện Châu Âu.
Bộ trưởng Bộ Công Thương đã gửi thư đến Cao ủy Thương mại EC và bộ trưởng kinh tế 27 nước thành viên, giải thích lập luận của EU chưa hợp lý, chưa công bằng và đề nghị kiểm tra, đối chiếu lại các thông tin, số liệu; đồng thời thông báo cho EU những tác động đến an sinh xã hội của Việt Nam nếu quyết định này của EU được thông qua.
Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng đã gặp trực tiếp Cao uỷ Thương mại EU và bộ trưởng phụ trách kinh tế của một số nước thành viên EU...
Rất tiếc, mặc dù vậy, EC vẫn thông qua quyết định không cho Việt Nam được tiếp tục hưởng GSP đối với giày da.
Ông có thể cho biết phản ứng của các doanh nghiệp, hiệp hội tại EU?
Việc tính toán ngưỡng 50% thiếu minh bạch và công bằng như trên đã làm cho một số hiệp hội và nhiều doanh nghiệp tại EU không nhất trí, nên đã phản đối chính thức bằng văn bản và lên tiếng trên một số phương tiện thông tin đại chúng.
Nhiều nước thành viên EC đã không ủng hộ cách tính toán của EC, một số nước đã đề xuất với EC một số giải pháp cụ thể để xử lý vấn đề này không trái với quy định về GSP nhưng vẫn đảm bảo có tình có lý.
Đáng tiếc, các đề xuất này, kể cả đề xuất của nước chủ tịch luân phiên EU, đã không được EC chấp thuận.