11:03 13/04/2015

Học làm mẹ chồng!

PV

Nhưng có một người bạn trên facebook lên tiếng phản đối và chứng minh cụ thể rằng em trai của chị ra nguyên tắc rất rõ: số 1 là con, số 2 cha mẹ, số 3 - 5 là gì gì đó nhưng chắn chắn chưa phải là vợ, vợ còn rất xa… Và chị mong con trai của chị cũng coi đó là nguyên tắc sống. Tôi chợt lo ngại. Vì sao một người phụ nữ lại thấy hay ho về điều này? 

Học làm mẹ chồng! - Ảnh 1

Quan điểm của nhiều bà mẹ thì trường tồn hơn bia đá. Ảnh st

Tôi nhớ đến những anh bạn thường tuyên bố xanh rờn rằng: “Nó mà láo với mẹ em là em bỏ!”, “Bỏ vợ chứ không bỏ cha mẹ!”.  Dâu rể vẫn là con cái nên không được hỗn láo với cha mẹ, đó là điều đương nhiên không phải bàn cãi. Nhưng những quan niệm trên sẽ khiến cho người vợ đóng một vai trò mờ nhạt trong cuộc đời các anh. Vậy các bà vợ có nên dấn thân vào một mối quan hệ mông lung như thế?Thật ra, tình vợ chồng không thể so sánh với tình cha mẹ nên đừng khiên cưỡng đặt lên bàn cân. Một thời câu chuyện mẹ và vợ rớt xuống sông thì nên cứu ai đã làm điêu đứng bao nhiêu mối quan hệ. Nếu có thời gian để xác định người cần cứu thì còn gì là nhân văn? 
Thật ra, tình vợ chồng không thể so sánh với tình cha mẹ nên đừng khiên cưỡng đặt lên bàn cân. Một thời câu chuyện mẹ và vợ rớt xuống sông thì nên cứu ai đã làm điêu đứng bao nhiêu mối quan hệ. Nếu có thời gian để xác định người cần cứu thì còn gì là nhân văn?
Tôi đã học được rất nhiều ở mẹ chồng mình. Bà dạy tôi từ việc thỉnh thoảng biếu chút tiền cho cha mẹ ruột đến chuyện dành dụm cho riêng mình và con. Bà cũng chẳng để ý chuyện chồng tôi giặt đồ cho tôi hay đút cho tôi ăn khi tôi ốm. Vợ chồng tôi muốn làm gì thì làm nhưng bà giao cho tôi một trách nhiệm vô cùng lớn lao là bảo vệ sự vững bền của gia đình. “Con được giao tất cả các quyền để con gìn giữ hôn nhân!”. Và tôi thấy rằng bà rất chí lý. Giá như các bà mẹ chồng đều hiểu rằng nếu hôn nhân của con tan vỡ, nó không hạnh phúc thì mình vui sướng gì, liệu mình có sống đời với nó hay không? Năm bảy ngày sung sướng khi đá văng đứa con dâu ra khỏi cuộc đời chồng nó thì bà sẽ có gấp ngàn lần ngày thương con xót cháu vì một cuộc đời lỡ dở. Nếu hôn nhân của con có vấn đề, hãy để con tự xử lý với nhau vì chỉ chúng chứ không ai chịu thay trách nhiệm về cuộc đời chúng.  Thế giới không ngừng chuyển động và văn minh nhân loại tác động đến tất cả mọi người nhưng quan điểm của nhiều bà mẹ thì trường tồn hơn bia đá. Có những người mẹ yêu con trai hơn cả bản thân mình và quan niệm con dâu cũng phải hầu hạ phục vụ chồng nó như mình nuôi con. Đời này nước mắt chảy xuôi, cha mẹ yêu con cái là rất bình thường nhưng các bà mẹ đã quên rằng tình cảm vợ chồng phải là một sự tương tác. Cả hai đều phải yêu thương và coi trọng nhau thì hôn nhân mới bền vững. Con dâu cũng là con yêu con quý nhà người, vì thương con mình mà bỏ cha bỏ mẹ đến với mình, thì hà cớ gì mình phải hành hạ nó?  Tôi có bà bác luôn quan niệm rằng: “Con dâu lúc mới về nhà chồng thường không dám mang tâm lý đối đầu, lúc đó lựa cách mà uốn nắn con, nếu thương nó như con ruột, chắc chắn nó sẽ xem mình như mẹ. Tuy nhiên, đừng kỳ vọng rằng nó sẽ thương mình như mẹ ruột nó, vì tình cảm ấy là thiêng liêng. Và bà kết rằng: làm mẹ chồng cần phải bao dung”. Nếu phương Đông có nỗi lo mẹ chồng thì phương Tây có nỗi ám ảnh mẹ vợ. Chẳng thế mà có chuyện hài rằng anh chàng kia có tin cần thông báo: tin buồn là chiếc Ferrari đã rơi xuống vực sâu, tin vui là trong xe… có bà mẹ vợ. Đương nhiên Việt Nam ta thì khác, đa phần các bà mẹ vợ đều thương con gái và cưng luôn con rể. Thế nhưng, cũng không thiếu các bà mẹ vợ hở ra là cao giọng “con bỏ luôn thằng đó đi rồi về đây mẹ nuôi” và luôn chứa chấp con gái khi giận chồng bỏ về nhà mẹ. Đương nhiên trong một số trường hợp, làm mẹ thì phải bảo vệ con mình nhưng cũng nên dằn lòng suy tính và dạy dỗ con. Cũng như con trai ở trên, con gái dang dở thì người làm mẹ đâu sung sướng gì, mà hai mẹ con ruột ở chung với nhau còn chưa chắc luôn là êm thấm.  Tôi có bà cô trong ngày con gái đi lấy chồng đã dúi vào tay con chiếc nhẫn, vừa làm của phòng thân, vừa để dặn con luôn học cách đánh vần chữ nhẫn. Không phải bà mẹ vợ - mẹ chồng nào cũng xấu và quan hệ mẹ chồng – nàng dâu lúc nào cũng tệ. Chính những người phụ nữ phải thay đổi quan điểm của mình để không còn khoảng cách phân biệt và đừng bao giờ cổ xúy cho những bất công ngay từ trong gia đình mình. 

Nguyễn Phạm Khánh Vân