HSBC: Cơ hội lớn đang đến với nhà đầu tư dài hạn
HSBC nhận định, thị trường chứng khoán Việt Nam trước mắt có một số rủi ro, nhưng đang hội tụ nhiều yếu tố hấp dẫn nhìn về dài hạn
Tập đoàn Ngân hàng Hồng Kông - Thượng Hải (HSBC) vừa công bố một bản báo cáo mới về tình hình và triển vọng của nền kinh tế cũng như lĩnh vực tài chính - chứng khoán của Việt Nam.
Trong bản báo cáo này, các chuyên gia của HSBC nhận định, thị trường chứng khoán Việt Nam trước mắt chứa đựng một số rủi ro, nhưng lại là một thị trường hấp dẫn xét trong dài hạn.
Tháng 3 tiếp tục là một tháng “bão tố” trên thị trường chứng khoán Việt Nam, với chỉ số VN-Index tụt mất 22%. Tính ra từ đầu năm đến nay, VN-Index đã tụt 44%, còn so với mức đỉnh vào tháng 3 năm ngoái, chỉ số này đã “đánh rơi” 53%.
Khi thị trường “co” lại
Theo HSBC, những lý do chính khiến VN-Index “rơi”, gần như là tự do, chủ yếu là những lý do trong nước. Mấy tháng trở lại đây, chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã có những biến động liên tục.
Chỉ số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam trong tháng 3 tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước và hiện vẫn chưa có dấu hiệu tăng chậm lại. Cuối tháng 3 vừa rồi, Ngân hàng Nhà nước lại quyết định nối lại việc mua vào USD, khiến VND lại mất giá mạnh so với đồng tiền này.
Đồng thời, mức lãi suất ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng tụt xuống mức 3%, mặc dù trước đó đã có lúc vọt lên hơn 40%. So với cùng kỳ năm ngoái, GDP trong quý 1 năm nay chỉ tăng có 7,4% và Chính phủ đã hạ mục tiêu tăng trưởng GDP cho năm nay xuống còn 7,5%.
Những thay đổi liên tục này thực sự đã “gây khó” cho thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư nhỏ lẻ, vốn đã lỗ đậm, lại càng thêm hoảng hốt và ồ ạt bán tháo cổ phiếu. Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục mua nhiều hơn bán. Trong tháng 3, khối ngoại đã mua ròng lượng cổ phiếu trị giá 249 triệu USD - mức mua ròng lớn nhất của khối này kể từ tháng 1 năm ngoái.
Trong 3 tháng trở lại đây, các nhà đầu tư nước ngoài đã đổ tổng số tiền 450 triệu USD vào thị trường chứng khoán Việt Nam, trong khi đẩy mạnh bán ra trên các thị trường chứng khoán châu Á khác.
Các chuyên gia HSBC cho rằng, các quỹ đầu tư ở Việt Nam với lượng vốn lớn huy động được từ trước nhưng chưa giải ngân được đã tận dụng cơ hội VN-Index xuống thấp để mua vào.
Tình thế khó khăn trên thị trường đã khiến tính thanh khoản và độ lớn của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng co hẹp lại. Giá trị giao dịch bình quân hàng ngày của sàn Tp.HCM chỉ còn 36 triệu USD, bằng chưa đầy mức bình quân của thời điểm cuối năm 2007. Tại sàn này hiện chỉ còn có 4 công ty niêm yết có giá trị vốn hóa trên 1 tỷ USD, so với mức 9 công ty ở thời điểm cuối năm ngoái.
Và đâu là cơ hội?
Để “cứu” thị trường, Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp như để Tổng công ty Đầu tư vốn nhà nước (SCIC) mua vào cổ phiếu, hạ biên độ giao dịch, yêu cầu các ngân hàng hoãn giải chấp cầm cố chứng khoán.... Tuy nhiên, các chuyên gia của HSBC cho rằng, đó chỉ là những biện pháp “giảm đau” có tính chất ngắn hạn mà chưa nhằm vào những nguyên nhân căn bản của vấn đề.
Mặc dù vậy, những biện pháp này cũng đã thành công ở một mức độ nhất định nào đó, với việc VN-Index nhích lên trong những ngày cuối tháng 3.
HSBC dự báo, những bất ổn trên thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ còn kéo dài thêm một vài tháng nữa. Chính sách tài chính - tiền tệ có thể tiếp tục có thêm nhiều thay đổi. Nhiều khả năng các nhà đầu tư sẽ lo ngại về những vấn đề kinh tế vĩ mô mà các chuyên gia đã bàn đến nhiều trong thời gian gần đây như lạm phát và thâm hụt cán cân vãng lai.
Những người thực hiện bản báo cáo của HSBC cho rằng, sẽ là thiếu sáng suốt nếu cố dự đoán xem thị trường sẽ lao dốc với tốc độ nhanh tới mức nào, vì tình hình thị trường phụ thuộc nhiều vào tâm lý của các nhà đầu tư - một yếu tố không thể cân đong đo đếm, nhất là khi giới đầu tư chứng khoán Việt Nam còn ít kinh nghiệm.
Mặc dù vậy, có thể nói, trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện những cơ hội lâu dài. Chỉ số P/E dựa trên mức thu nhập năm 2007 đã tụt xuống mức 15 lần. Nếu giả định mức tăng trưởng EPS trong năm nay là 20% (trong năm 2007, con số này là 42%), chỉ số P/E của 12 tháng tới sẽ là 12 lần, so với mức 33 lần vào tháng 3 năm ngoái.
Bởi thế, mặc dù thị trường sẽ còn có những bất ổn trong ngắn hạn, nhưng đối với những nhà đầu tư có ý định giữ cổ phiếu từ 1 năm trở lên, cơ hội dành cho họ là rất lớn.
Thời gian tới, Việt Nam vẫn sẽ là một đích đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhất là từ Đài Loan, Nhật Bản và Thái Lan. Lợi nhuận của các doanh nghiệp sẽ tiếp tục tăng vững trong vài năm tới. Do đó, cổ phiếu của các công ty có chất lượng trong lĩnh vực hàng tiêu dùng hoặc cơ sở hạ tầng, nhưng không có những khoản đầu tư vào ngân hàng và bất động sản, là những cổ phiếu tuyệt vời để mua vào đầu tư dài hạn ở thời điểm này.
Trong bản báo cáo này, các chuyên gia của HSBC nhận định, thị trường chứng khoán Việt Nam trước mắt chứa đựng một số rủi ro, nhưng lại là một thị trường hấp dẫn xét trong dài hạn.
Tháng 3 tiếp tục là một tháng “bão tố” trên thị trường chứng khoán Việt Nam, với chỉ số VN-Index tụt mất 22%. Tính ra từ đầu năm đến nay, VN-Index đã tụt 44%, còn so với mức đỉnh vào tháng 3 năm ngoái, chỉ số này đã “đánh rơi” 53%.
Khi thị trường “co” lại
Theo HSBC, những lý do chính khiến VN-Index “rơi”, gần như là tự do, chủ yếu là những lý do trong nước. Mấy tháng trở lại đây, chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã có những biến động liên tục.
Chỉ số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam trong tháng 3 tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước và hiện vẫn chưa có dấu hiệu tăng chậm lại. Cuối tháng 3 vừa rồi, Ngân hàng Nhà nước lại quyết định nối lại việc mua vào USD, khiến VND lại mất giá mạnh so với đồng tiền này.
Đồng thời, mức lãi suất ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng tụt xuống mức 3%, mặc dù trước đó đã có lúc vọt lên hơn 40%. So với cùng kỳ năm ngoái, GDP trong quý 1 năm nay chỉ tăng có 7,4% và Chính phủ đã hạ mục tiêu tăng trưởng GDP cho năm nay xuống còn 7,5%.
Những thay đổi liên tục này thực sự đã “gây khó” cho thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư nhỏ lẻ, vốn đã lỗ đậm, lại càng thêm hoảng hốt và ồ ạt bán tháo cổ phiếu. Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục mua nhiều hơn bán. Trong tháng 3, khối ngoại đã mua ròng lượng cổ phiếu trị giá 249 triệu USD - mức mua ròng lớn nhất của khối này kể từ tháng 1 năm ngoái.
Trong 3 tháng trở lại đây, các nhà đầu tư nước ngoài đã đổ tổng số tiền 450 triệu USD vào thị trường chứng khoán Việt Nam, trong khi đẩy mạnh bán ra trên các thị trường chứng khoán châu Á khác.
Các chuyên gia HSBC cho rằng, các quỹ đầu tư ở Việt Nam với lượng vốn lớn huy động được từ trước nhưng chưa giải ngân được đã tận dụng cơ hội VN-Index xuống thấp để mua vào.
Tình thế khó khăn trên thị trường đã khiến tính thanh khoản và độ lớn của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng co hẹp lại. Giá trị giao dịch bình quân hàng ngày của sàn Tp.HCM chỉ còn 36 triệu USD, bằng chưa đầy mức bình quân của thời điểm cuối năm 2007. Tại sàn này hiện chỉ còn có 4 công ty niêm yết có giá trị vốn hóa trên 1 tỷ USD, so với mức 9 công ty ở thời điểm cuối năm ngoái.
Và đâu là cơ hội?
Để “cứu” thị trường, Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp như để Tổng công ty Đầu tư vốn nhà nước (SCIC) mua vào cổ phiếu, hạ biên độ giao dịch, yêu cầu các ngân hàng hoãn giải chấp cầm cố chứng khoán.... Tuy nhiên, các chuyên gia của HSBC cho rằng, đó chỉ là những biện pháp “giảm đau” có tính chất ngắn hạn mà chưa nhằm vào những nguyên nhân căn bản của vấn đề.
Mặc dù vậy, những biện pháp này cũng đã thành công ở một mức độ nhất định nào đó, với việc VN-Index nhích lên trong những ngày cuối tháng 3.
HSBC dự báo, những bất ổn trên thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ còn kéo dài thêm một vài tháng nữa. Chính sách tài chính - tiền tệ có thể tiếp tục có thêm nhiều thay đổi. Nhiều khả năng các nhà đầu tư sẽ lo ngại về những vấn đề kinh tế vĩ mô mà các chuyên gia đã bàn đến nhiều trong thời gian gần đây như lạm phát và thâm hụt cán cân vãng lai.
Những người thực hiện bản báo cáo của HSBC cho rằng, sẽ là thiếu sáng suốt nếu cố dự đoán xem thị trường sẽ lao dốc với tốc độ nhanh tới mức nào, vì tình hình thị trường phụ thuộc nhiều vào tâm lý của các nhà đầu tư - một yếu tố không thể cân đong đo đếm, nhất là khi giới đầu tư chứng khoán Việt Nam còn ít kinh nghiệm.
Mặc dù vậy, có thể nói, trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện những cơ hội lâu dài. Chỉ số P/E dựa trên mức thu nhập năm 2007 đã tụt xuống mức 15 lần. Nếu giả định mức tăng trưởng EPS trong năm nay là 20% (trong năm 2007, con số này là 42%), chỉ số P/E của 12 tháng tới sẽ là 12 lần, so với mức 33 lần vào tháng 3 năm ngoái.
Bởi thế, mặc dù thị trường sẽ còn có những bất ổn trong ngắn hạn, nhưng đối với những nhà đầu tư có ý định giữ cổ phiếu từ 1 năm trở lên, cơ hội dành cho họ là rất lớn.
Thời gian tới, Việt Nam vẫn sẽ là một đích đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhất là từ Đài Loan, Nhật Bản và Thái Lan. Lợi nhuận của các doanh nghiệp sẽ tiếp tục tăng vững trong vài năm tới. Do đó, cổ phiếu của các công ty có chất lượng trong lĩnh vực hàng tiêu dùng hoặc cơ sở hạ tầng, nhưng không có những khoản đầu tư vào ngân hàng và bất động sản, là những cổ phiếu tuyệt vời để mua vào đầu tư dài hạn ở thời điểm này.