HSBC: Kinh tế Việt Nam 2012 “vẫn cần kiên nhẫn”
Báo cáo của HSBC dự báo dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2012 sẽ đạt 5,7%
Báo cáo đánh giá tổng quan về nền kinh tế Việt Nam do ngân hàng HSBC công bố sáng 20/2 nói tình hình chung của nền kinh tế đang tốt lên, nhưng “vẫn cần kiên nhẫn”.
Các điểm nhấn chính trong báo cáo này là lạm phát đang giảm dần và được dự báo sẽ về mức một con số vào cuối năm 2012, tạo cơ hội cho Ngân hàng Nhà nước cắt giảm lãi suất; nhu cầu nhập khẩu giảm và tỷ giá hối đoái suy giảm trong kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước nhằm giúp ổn định đồng Việt Nam và tăng trưởng trong năm 2012 cũng sẽ chậm lại do chi tiêu thận trọng hơn và xuất khẩu giảm.
HSBC cho rằng các điều kiện kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã ổn định đáng kể so với thời kỳ bất ổn đầu năm 2011. Lạm phát tính theo năm giảm còn 17,3% trong tháng 1 so với cùng kỳ năm ngoái, và chỉ số này được kỳ vọng sẽ về mức một con số vào cuối năm 2012.
Tuy nhiên, theo HSBC, đa phần các nhà đầu tư lẫn người dân Việt Nam vẫn tỏ ra thận trọng và điều này dự báo nhu cầu nội địa và xuất khẩu sẽ giảm bớt trong năm 2012. “Thậm chí dù được dự báo các mức lãi suất sẽ được điều chỉnh thả lỏng hơn trong năm 2012, người tiêu dùng và nhà đầu tư cũng không mặn mà lắm trong việc tăng chi tiêu do họ đã điều chỉnh lại kỳ vọng của mình sau lạm phát cao năm ngoái”, báo cáo viết.
Mức lạm phát cao trong năm 2011 là thách thức chính khiến cho người dân Việt Nam và các nhà đầu tư nước ngoài tỏ ra thận trọng trong năm 2012. Vẫn theo bản báo cáo này, thậm chí khi giá cả đã suy giảm dần và lạm phát được dự báo sẽ về mức một con số vào cuối năm 2012, mọi người vẫn có vẻ dè chừng không biết xu hướng này sẽ bền vững và ổn định như thế nào.
Xuất nhập khẩu của Việt Nam được dự báo sẽ suy giảm trong năm nay chủ yếu là do nhu cầu ngoài nước giảm sút cùng với sự trì trệ ở Hoa Kỳ, Trung Quốc và suy thoái ở châu Âu, cũng như nhu cầu nhập khẩu trong nước chững lại.
Giảm giá hàng hóa cũng làm giảm giá trị các ngành hàng xuất khẩu chính của Việt Nam. Giá trị các mặt hàng xuất khẩu dự kiến sẽ giảm từ 34,2% trong năm 2011 xuống còn 24,0%, so cùng kỳ, trong năm 2012. Tương tự, giá trị hàng nhập khẩu, cũng có thể sẽ giảm từ 25,9% trong năm 2011 xuống còn 22,0% trong năm 2012.
Trái ngược với năm 2011 với đồng tiền suy giảm mạnh, lạm phát cao và việc Nhà nước áp dụng nhiều công cụ thắt chặt chính sách, HSBC tin rằng 2012 sẽ là một năm ổn định hơn. Thâm hụt thương mại dự kiến sẽ ổn định ở mức 10,1 tỷ USD trong năm 2012 so với 9,8 tỷ USD năm 2011.
“Với tình hình thế giới như hiện nay, chúng tôi vẫn giữ dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2012 sẽ đạt 5,7%”, báo cáo đưa ra nhận định.
“Việt Nam còn được kỳ vọng ở một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định nhờ lạm phát đang trên đà suy giảm, thâm hụt thương mại và ngân sách được kiềm chế và các chính sách quản lý tiền tệ tốt hơn. Dựa vào các khuynh hướng gần đây, rõ ràng Việt Nam dường như đang đi đúng hướng trong năm 2012, bất chấp luồng gió ngược của kinh tế thế giới”.
Các điểm nhấn chính trong báo cáo này là lạm phát đang giảm dần và được dự báo sẽ về mức một con số vào cuối năm 2012, tạo cơ hội cho Ngân hàng Nhà nước cắt giảm lãi suất; nhu cầu nhập khẩu giảm và tỷ giá hối đoái suy giảm trong kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước nhằm giúp ổn định đồng Việt Nam và tăng trưởng trong năm 2012 cũng sẽ chậm lại do chi tiêu thận trọng hơn và xuất khẩu giảm.
HSBC cho rằng các điều kiện kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã ổn định đáng kể so với thời kỳ bất ổn đầu năm 2011. Lạm phát tính theo năm giảm còn 17,3% trong tháng 1 so với cùng kỳ năm ngoái, và chỉ số này được kỳ vọng sẽ về mức một con số vào cuối năm 2012.
Tuy nhiên, theo HSBC, đa phần các nhà đầu tư lẫn người dân Việt Nam vẫn tỏ ra thận trọng và điều này dự báo nhu cầu nội địa và xuất khẩu sẽ giảm bớt trong năm 2012. “Thậm chí dù được dự báo các mức lãi suất sẽ được điều chỉnh thả lỏng hơn trong năm 2012, người tiêu dùng và nhà đầu tư cũng không mặn mà lắm trong việc tăng chi tiêu do họ đã điều chỉnh lại kỳ vọng của mình sau lạm phát cao năm ngoái”, báo cáo viết.
Mức lạm phát cao trong năm 2011 là thách thức chính khiến cho người dân Việt Nam và các nhà đầu tư nước ngoài tỏ ra thận trọng trong năm 2012. Vẫn theo bản báo cáo này, thậm chí khi giá cả đã suy giảm dần và lạm phát được dự báo sẽ về mức một con số vào cuối năm 2012, mọi người vẫn có vẻ dè chừng không biết xu hướng này sẽ bền vững và ổn định như thế nào.
Xuất nhập khẩu của Việt Nam được dự báo sẽ suy giảm trong năm nay chủ yếu là do nhu cầu ngoài nước giảm sút cùng với sự trì trệ ở Hoa Kỳ, Trung Quốc và suy thoái ở châu Âu, cũng như nhu cầu nhập khẩu trong nước chững lại.
Giảm giá hàng hóa cũng làm giảm giá trị các ngành hàng xuất khẩu chính của Việt Nam. Giá trị các mặt hàng xuất khẩu dự kiến sẽ giảm từ 34,2% trong năm 2011 xuống còn 24,0%, so cùng kỳ, trong năm 2012. Tương tự, giá trị hàng nhập khẩu, cũng có thể sẽ giảm từ 25,9% trong năm 2011 xuống còn 22,0% trong năm 2012.
Trái ngược với năm 2011 với đồng tiền suy giảm mạnh, lạm phát cao và việc Nhà nước áp dụng nhiều công cụ thắt chặt chính sách, HSBC tin rằng 2012 sẽ là một năm ổn định hơn. Thâm hụt thương mại dự kiến sẽ ổn định ở mức 10,1 tỷ USD trong năm 2012 so với 9,8 tỷ USD năm 2011.
“Với tình hình thế giới như hiện nay, chúng tôi vẫn giữ dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2012 sẽ đạt 5,7%”, báo cáo đưa ra nhận định.
“Việt Nam còn được kỳ vọng ở một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định nhờ lạm phát đang trên đà suy giảm, thâm hụt thương mại và ngân sách được kiềm chế và các chính sách quản lý tiền tệ tốt hơn. Dựa vào các khuynh hướng gần đây, rõ ràng Việt Nam dường như đang đi đúng hướng trong năm 2012, bất chấp luồng gió ngược của kinh tế thế giới”.