Hướng tới một trật tự kinh tế quốc tế bình đẳng và bền vững
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế lần này cho thấy quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã tiến những bước rất dài
Hội thảo quốc tế lần thứ 21 tại Tuynidi do Đảng RCD cầm quyền tổ chức vừa diễn ra trong các ngày 2-3/11/2009. Tham dự hội thảo có trên 200 đại biểu của các chính đảng, các tổ chức quốc tế và nhiều chính khách đến từ 60 nước trên thế giới. Tổng thống Ben A-li, đồng thời là Chủ tịch Đảng RCD đã có bài phát biểu khai mạc hội thảo.
Ông Phùng Hữu Phú, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam đã tham dự hội thảo trên và có bài viết riêng cho tòa soạn. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.
Hội thảo đã tập trung trao đổi, thảo luận về các vấn đề xoay quanh cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu; về nguồn gốc và các cơ chế phòng ngừa khủng hoảng quay trở lại; các biện pháp xây dựng một hệ thống kinh tế toàn cầu đảm bảo sự ổn định quốc tế và công bằng về cơ hội giữa các dân tộc, một hệ thống kinh tế toàn cầu nhân văn hơn, gắn kết và bền vững hơn.
Tham luận của các đại biểu nổi lên một số nội dung đáng chú ý sau:
- Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính lần này là cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng nhất từ sau Đại khủng hoảng 1929-1933, vì khủng hoảng diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ; nền kinh tế toàn cầu đã cơ bản được hình thành và sự tùy thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các nước ngày càng sâu sắc; xảy ra đồng thời với khủng hoảng về năng lượng, lương thực, sinh thái và biến đổi khí hậu...
- Chủ nghĩa tư bản tài chính toàn cầu hóa đang gặp phải những nguy cơ mang tính hệ thống. Cấu trúc kinh tế toàn cầu hiện nay được ra đời sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 đã tạo điều kiện cho sự tăng trưởng kinh tế chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại. Các định chế Bretton Woods như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) đã phần nào đảm bảo được một sự ổn định tài chính, cho phép nền kinh tế các nước hội nhập vào dây chuyền sản xuất và phân công lao động quốc tế sâu sắc. Toàn cầu hóa hệ thống sản xuất, hội nhập tài chính thế giới, trao đổi hàng hóa và dịch vụ, cũng như sự lưu chuyển vốn giữa các quốc gia đã phát triển mạnh mẽ và đạt được những kết quả rất lớn về tốc độ tăng trưởng trên quy mô thế giới.
Tuy nhiên, chính trong quá trình này, cùng với việc các nước áp dụng các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhau, đã làm xuất hiện nhiều vấn đề tiêu cực (gia tăng hố ngăn cách giàu nghèo; bất bình đẳng giữa các quốc gia; vấn đề biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, an ninh lương thực...), và trên thực tế đã cho thấy các cơ chế và thể chế kinh tế này không còn là nhân tố đảm bảo cho sự phát triển ổn định trên thế giới nữa.
- Việc thiếu cách tiếp cận toàn cầu về khái niệm phát triển công bằng đã góp phần làm gia tăng sự bất bình đẳng giữa các nước; chỉ riêng sự phát triển kinh tế là chưa đủ để đảm bảo sự phát triển bền vững và công bằng về cơ hội giữa các dân tộc; cần phải đạt được một thỏa thuận chung có lợi cho một hệ thống kinh tế quốc tế đảm bảo sự ổn định trên thế giới, đưa toàn cầu hóa trở thành một động lực tích cực thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững, công bằng và bình đẳng, góp phần tăng cường khả năng của các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển, trong việc chống lại các cuộc khủng hoảng.
Trên cơ sở nhìn nhận về thực trạng kinh tế thế giới và các vấn đề liên quan, các đại biểu đã tập trung nêu các quan điểm của mình trong việc xây dựng một trật tự kinh tế quốc tế bình đẳng và bền vững. Nổi lên là một số quan điểm đáng chú ý như sau:
- Cộng đồng quốc tế cần xây dựng một chiến lược quốc tế công bằng và không phân biệt, ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển; hoàn thiện quan hệ giữa các hệ thống thương mại và thúc đẩy sự minh bạch hóa các hệ thống tiền tệ và tài chính, tạo điều kiện cho các nước tận dụng được các cơ hội mà toàn cầu hóa mang lại.
Liên quan đến vấn đề này, cộng đồng quốc tế cần phải phối hợp nhằm xây dựng các nguyên tắc dưới hình thức một bộ quy tắc ứng xử quốc tế, đảm bảo sự hài hòa giữa lĩnh vực tài chính và lĩnh vực kinh tế; nhấn mạnh hệ thống tài chính quốc tế cần phải được cải tổ một cách hiệu quả và triệt để, với những quy định chặt chẽ, các cơ chế giám sát và điều tiết có hiệu lực và hợp lý; cần xem xét lại vai trò của các định chế tài chính như IMF, WB trong việc giải quyết các vấn đề tài chính và tiền tệ thế giới.
Quá trình cải tổ hệ thống tài chính quốc tế cần phải có sự phối hợp và tham gia không chỉ của các nước trong nhóm G8 hay G20 mà tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt, cần tăng cường sự tham gia của các nước mới nổi, các nước đang phát triển vào quá trình xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, hệ thống tài chính toàn cầu cần phải đáp ứng được các nhu cầu của các nước đang phát triển và các nước mới nổi về nguồn vốn, cho phép thực hiện các chương trình phát triển và hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
- Cần rà soát lại các quy định cản trở tự do hóa thương mại, mở cửa từng bước các loại thị trường hàng hóa, nông nghiệp và dịch vụ tại các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy mặt tích cực của tự do hóa kinh tế. Cuộc khủng hoảng đã làm cho trao đổi thương mại toàn cầu suy giảm; làm gia tăng chủ nghĩa bảo hộ thương mại tại nhiều nước, chủ yếu thông qua chính sách tăng thuế; và nếu chiều hướng này tiếp tục thì chiến tranh thương mại tất yếu sẽ nổ ra mà không có người chiến thắng. Trong bối cảnh này, cần thúc đẩy vòng đàm phán Doha theo hướng bảo đảm các quyền lợi chính đáng của tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển.
- Cần phải theo đuổi các cam kết giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong khuôn khổ Hiệp định Kyoto. Trong quá trình này, các nước phát triển phải thực hiện trách nhiệm đi tiên phong, bởi lẽ chính các nước phát triển hiện nay đã phá hủy môi trường nhiều nhất trong quá khứ và là các nước có khả năng, các phương tiện cần thiết để thực hiện các cam kết.
- Cần phải thành lập các tổ chức quốc tế mang tính đối trọng với các thể chế hiện có, như thành lập Tổ chức Môi trường Thế giới bên cạnh Tổ chức Thương mại Thế giới; hay phải thành lập Hội đồng Liên hiệp quốc về an ninh phát triển toàn cầu.
- Thực hiện các sáng kiến có hiệu quả trong khuôn khổ các hiệp định và thỏa thuận quốc tế nhằm phát triển sự di cư có tổ chức, thúc đẩy sự tự do di chuyển nhân công, đảm bảo các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa của những người di cư.
- Giảm sự mất cân bằng về giới tính; năng động hóa sự tham gia của phụ nữ vào đời sống kinh tế; khuyến khích phụ nữ tham gia vào lĩnh vực đầu tư, thị trường lao động, thúc đẩy khả năng tạo ra của cải và gia tăng tỉ lệ phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội và kinh tế.
- Phải có các cơ chế cảnh báo và phát hiện sớm các cuộc khủng hoảng có thể xảy ra.
- Tôn trọng tính pháp lý của Liên hiệp quốc, tôn trọng quyền và tính đặc trưng của mỗi dân tộc, tăng cường giao lưu và đối thoại giữa các nền văn hóa và văn minh, xây dựng một nền kinh tế thế giới thịnh vượng dựa trên sự phù hợp về lợi ích và một quan hệ đối tác công bằng; huy động mọi sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế nhằm cụ thể hóa các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc.
Các đại biểu cũng nhất trí cho rằng, gần đây đã có những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế thế giới đã thoát khỏi suy thoái, song cần phải mất nhiều năm nữa mới có thể xóa bỏ những tác động của nó. Cộng đồng quốc tế cần tiếp tục phối hợp, tăng cường các cơ chế hợp tác nhằm ngăn ngừa khủng hoảng quay trở lại.
Hội thảo kêu gọi thông qua các biện pháp phát triển bền vững có hiệu quả ở tầm quốc tế nhằm thúc đẩy các cơ hội về việc làm; giảm bớt sự chênh lệch xã hội; bảo vệ môi trường, áp dụng các cơ chế phòng ngừa và thích ứng với những thách thức do sự biến đổi khí hậu gây ra; thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm ngăn chặn việc khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế lần này cho thấy quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã tiến những bước rất dài và đã cơ bản hình thành nền kinh tế toàn cầu, mà một trong những biểu hiện của nền kinh tế toàn cầu là sự tùy thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các nước ngày càng sâu sắc. Giờ đây, sự bất ổn hay khủng hoảng kinh tế của bất kỳ một nước nào cũng sẽ có tác động dây chuyền nhanh chóng đến các nước khác; sự bất ổn hay khủng hoảng kinh tế của các nền kinh tế lớn sẽ kéo theo bất ổn hay khủng hoảng toàn cầu.
Những nỗ lực và biện pháp vừa qua của các nước, các khu vực và cộng đồng quốc tế đã đạt được mục tiêu hàng đầu là không để hệ thống tài chính - tiền tệ quốc gia, khu vực và thế giới bị sụp đổ. Nhờ đó mà tình hình kinh tế của nhiều nước, nhiều khu vực và kinh tế thế giới nói chung đã có những dấu hiệu phục hồi khả quan. Song, nhìn chung có thể thấy những biện pháp được thực hiện mới chỉ mang tính ngắn hạn, tình thế.
Đoàn đại biểu Việt Nam tham luận tại hội thảo đã nhấn mạnh, để đảm bảo một hệ thống kinh tế toàn cầu bền vững, cần tập trung giải quyết các vấn đề sau đây:
Ở cấp độ quốc tế
Thứ nhất, để góp phần giải quyết tận gốc cuộc khủng hoảng hiện nay và ngăn ngừa cuộc khủng hoảng tương tự có thể tái diễn trong tương lai, thì hệ thống tài chính quốc tế cần phải được cải tổ một cách hiệu quả và triệt để, với những quy định chặt chẽ, các cơ chế giám sát và điều tiết có hiệu lực và hợp lý thị trường tài chính quốc tế. Quá trình cải tổ hệ thống tài chính quốc tế cần phải có sự phối hợp và tham gia không chỉ của các nước trong nhóm G8 hay G20 mà tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt, cần tăng cường sự tham gia của các nước đang phát triển vào quá trình xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế quốc tế.
Thứ hai, đi đôi với việc cải tổ hệ thống tài chính, các nước trên thế giới cần có sự phối hợp tích cực hơn để ngăn chặn, giải quyết những hiểm hoạ mang tính toàn cầu. Đó là vấn đề biến đổi khí hậu; khủng hoảng năng lượng, lương thực, kiểm soát nguồn tài nguyên thiên nhiên; vấn đề nghèo đói, thiên tai, dịch bệnh, dân số và các vấn đề xã hội khác. Về mặt này, cần đề cao và phát huy hơn nữa vai trò quan trọng của Liên hiệp quốc trong việc đưa ra các định hướng, giải pháp, và là đầu mối phối hợp hành động giữa các quốc gia.
Thứ ba, cần xây dựng một trật tự kinh tế quốc tế bình đẳng, cùng có lợi. Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia. Tuy nhiên, xu thế này đang bị giới cầm quyền một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh, vừa tạo ra những cơ hội cho sự phát triển nhưng cũng vừa có những thách thức đối với các quốc gia, nhất là các quốc gia đang ở trình độ kém phát triển. Trong bối cảnh hiện nay, điều cần thiết là phải thúc đẩy vòng đàm phán Doha theo hướng bảo đảm quyền lợi chính đáng của tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển.
Ở cấp độ của từng quốc gia
Thứ nhất, trong nền kinh tế thị trường, cần gia tăng vai trò của Nhà nước với chức năng hướng dẫn thị trường, nhất là trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, đặc biệt là đối với thị trường tài chính và hệ thống ngân hàng. Vấn đề là ở chỗ, liều lượng can thiệp của Nhà nước vào thị trường thế nào cho hợp lý, bởi vì sự can thiệp Nhà nước quá mức cũng gây ra những hậu quả to lớn.
Thứ hai, trong phát triển kinh tế, cần dựa vào nguồn lực trong nước là chính, đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài; xây dựng nền kinh tế mở, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả. Bên cạnh đó, cần chống lại việc sử dụng các cơ chế bảo hộ thương mại dưới mọi hình thức, có khả năng tạo ra tác động tiêu cực cho các quốc gia đang phát triển.
Thứ ba, mỗi nước, trong quá trình phát triển, cần kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; phát triển hài hoà, bảo vệ môi trường, giải quyết an sinh xã hội.
Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ và suy thoái kinh tế thế giới cũng đã đặt Việt Nam trước những thách thức không nhỏ. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, đầu tư, giải quyết việc làm,... gặp nhiều khó khăn và giảm sút; hầu hết các chỉ tiêu đều đạt thấp so với kế hoạch và so với cùng kỳ nhiều năm trước. Nhà nước Việt Nam đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt bằng nhiều chính sách, giải pháp nhằm ứng phó với các tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng lần này đã được đưa ra, nổi bật là chủ trương tích cực chống lạm phát, ngăn chặn suy giảm kinh tế gắn liền với quyết tâm bảo đảm an sinh xã hội.
Với những nỗ lực như vậy, đến nay Việt Nam đã đạt được một số kết quả khả quan: kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; lạm phát tiếp tục được kiềm chế. Tăng trưởng kinh tế 9 tháng đầu năm đạt 4,56%, riêng quý 3 GDP đạt 5,76%. Các hoạt động bảo đảm an sinh xã hội tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh; quốc phòng - an ninh được giữ vững, chính trị - xã hội ổn định.
Những dấu hiệu hồi phục tích cực này sẽ là tiền đề thuận lợi cho việc tiếp tục phấn đấu từ nay đến cuối năm đạt được chỉ tiêu tăng trưởng cả năm khoảng 5% đến 5,2%. Trong thời gian tới, những khó khăn thách thức vẫn còn lớn. Tình hình kinh tế thế giới còn diễn biến phức tạp, tác động mạnh đến nền kinh tế của Việt Nam.
Do đó, Việt Nam xác định mục tiêu, nhiệm vụ và các biện pháp trọng tâm từ nay đến cuối năm là: tập trung cao độ mọi nỗ lực ngăn chặn suy giảm kinh tế, phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, chủ động phòng ngừa lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; trong đó mục tiêu hàng đầu là ngăn chặn suy giảm kinh tế, chuẩn bị tiền đề cho phục hồi tăng trưởng trong năm 2010.
Ông Phùng Hữu Phú, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam đã tham dự hội thảo trên và có bài viết riêng cho tòa soạn. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.
Hội thảo đã tập trung trao đổi, thảo luận về các vấn đề xoay quanh cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu; về nguồn gốc và các cơ chế phòng ngừa khủng hoảng quay trở lại; các biện pháp xây dựng một hệ thống kinh tế toàn cầu đảm bảo sự ổn định quốc tế và công bằng về cơ hội giữa các dân tộc, một hệ thống kinh tế toàn cầu nhân văn hơn, gắn kết và bền vững hơn.
Tham luận của các đại biểu nổi lên một số nội dung đáng chú ý sau:
- Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính lần này là cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng nhất từ sau Đại khủng hoảng 1929-1933, vì khủng hoảng diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ; nền kinh tế toàn cầu đã cơ bản được hình thành và sự tùy thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các nước ngày càng sâu sắc; xảy ra đồng thời với khủng hoảng về năng lượng, lương thực, sinh thái và biến đổi khí hậu...
- Chủ nghĩa tư bản tài chính toàn cầu hóa đang gặp phải những nguy cơ mang tính hệ thống. Cấu trúc kinh tế toàn cầu hiện nay được ra đời sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 đã tạo điều kiện cho sự tăng trưởng kinh tế chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại. Các định chế Bretton Woods như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) đã phần nào đảm bảo được một sự ổn định tài chính, cho phép nền kinh tế các nước hội nhập vào dây chuyền sản xuất và phân công lao động quốc tế sâu sắc. Toàn cầu hóa hệ thống sản xuất, hội nhập tài chính thế giới, trao đổi hàng hóa và dịch vụ, cũng như sự lưu chuyển vốn giữa các quốc gia đã phát triển mạnh mẽ và đạt được những kết quả rất lớn về tốc độ tăng trưởng trên quy mô thế giới.
Tuy nhiên, chính trong quá trình này, cùng với việc các nước áp dụng các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhau, đã làm xuất hiện nhiều vấn đề tiêu cực (gia tăng hố ngăn cách giàu nghèo; bất bình đẳng giữa các quốc gia; vấn đề biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, an ninh lương thực...), và trên thực tế đã cho thấy các cơ chế và thể chế kinh tế này không còn là nhân tố đảm bảo cho sự phát triển ổn định trên thế giới nữa.
- Việc thiếu cách tiếp cận toàn cầu về khái niệm phát triển công bằng đã góp phần làm gia tăng sự bất bình đẳng giữa các nước; chỉ riêng sự phát triển kinh tế là chưa đủ để đảm bảo sự phát triển bền vững và công bằng về cơ hội giữa các dân tộc; cần phải đạt được một thỏa thuận chung có lợi cho một hệ thống kinh tế quốc tế đảm bảo sự ổn định trên thế giới, đưa toàn cầu hóa trở thành một động lực tích cực thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững, công bằng và bình đẳng, góp phần tăng cường khả năng của các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển, trong việc chống lại các cuộc khủng hoảng.
Trên cơ sở nhìn nhận về thực trạng kinh tế thế giới và các vấn đề liên quan, các đại biểu đã tập trung nêu các quan điểm của mình trong việc xây dựng một trật tự kinh tế quốc tế bình đẳng và bền vững. Nổi lên là một số quan điểm đáng chú ý như sau:
- Cộng đồng quốc tế cần xây dựng một chiến lược quốc tế công bằng và không phân biệt, ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển; hoàn thiện quan hệ giữa các hệ thống thương mại và thúc đẩy sự minh bạch hóa các hệ thống tiền tệ và tài chính, tạo điều kiện cho các nước tận dụng được các cơ hội mà toàn cầu hóa mang lại.
Liên quan đến vấn đề này, cộng đồng quốc tế cần phải phối hợp nhằm xây dựng các nguyên tắc dưới hình thức một bộ quy tắc ứng xử quốc tế, đảm bảo sự hài hòa giữa lĩnh vực tài chính và lĩnh vực kinh tế; nhấn mạnh hệ thống tài chính quốc tế cần phải được cải tổ một cách hiệu quả và triệt để, với những quy định chặt chẽ, các cơ chế giám sát và điều tiết có hiệu lực và hợp lý; cần xem xét lại vai trò của các định chế tài chính như IMF, WB trong việc giải quyết các vấn đề tài chính và tiền tệ thế giới.
Quá trình cải tổ hệ thống tài chính quốc tế cần phải có sự phối hợp và tham gia không chỉ của các nước trong nhóm G8 hay G20 mà tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt, cần tăng cường sự tham gia của các nước mới nổi, các nước đang phát triển vào quá trình xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, hệ thống tài chính toàn cầu cần phải đáp ứng được các nhu cầu của các nước đang phát triển và các nước mới nổi về nguồn vốn, cho phép thực hiện các chương trình phát triển và hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
- Cần rà soát lại các quy định cản trở tự do hóa thương mại, mở cửa từng bước các loại thị trường hàng hóa, nông nghiệp và dịch vụ tại các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy mặt tích cực của tự do hóa kinh tế. Cuộc khủng hoảng đã làm cho trao đổi thương mại toàn cầu suy giảm; làm gia tăng chủ nghĩa bảo hộ thương mại tại nhiều nước, chủ yếu thông qua chính sách tăng thuế; và nếu chiều hướng này tiếp tục thì chiến tranh thương mại tất yếu sẽ nổ ra mà không có người chiến thắng. Trong bối cảnh này, cần thúc đẩy vòng đàm phán Doha theo hướng bảo đảm các quyền lợi chính đáng của tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển.
- Cần phải theo đuổi các cam kết giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong khuôn khổ Hiệp định Kyoto. Trong quá trình này, các nước phát triển phải thực hiện trách nhiệm đi tiên phong, bởi lẽ chính các nước phát triển hiện nay đã phá hủy môi trường nhiều nhất trong quá khứ và là các nước có khả năng, các phương tiện cần thiết để thực hiện các cam kết.
- Cần phải thành lập các tổ chức quốc tế mang tính đối trọng với các thể chế hiện có, như thành lập Tổ chức Môi trường Thế giới bên cạnh Tổ chức Thương mại Thế giới; hay phải thành lập Hội đồng Liên hiệp quốc về an ninh phát triển toàn cầu.
- Thực hiện các sáng kiến có hiệu quả trong khuôn khổ các hiệp định và thỏa thuận quốc tế nhằm phát triển sự di cư có tổ chức, thúc đẩy sự tự do di chuyển nhân công, đảm bảo các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa của những người di cư.
- Giảm sự mất cân bằng về giới tính; năng động hóa sự tham gia của phụ nữ vào đời sống kinh tế; khuyến khích phụ nữ tham gia vào lĩnh vực đầu tư, thị trường lao động, thúc đẩy khả năng tạo ra của cải và gia tăng tỉ lệ phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội và kinh tế.
- Phải có các cơ chế cảnh báo và phát hiện sớm các cuộc khủng hoảng có thể xảy ra.
- Tôn trọng tính pháp lý của Liên hiệp quốc, tôn trọng quyền và tính đặc trưng của mỗi dân tộc, tăng cường giao lưu và đối thoại giữa các nền văn hóa và văn minh, xây dựng một nền kinh tế thế giới thịnh vượng dựa trên sự phù hợp về lợi ích và một quan hệ đối tác công bằng; huy động mọi sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế nhằm cụ thể hóa các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc.
Các đại biểu cũng nhất trí cho rằng, gần đây đã có những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế thế giới đã thoát khỏi suy thoái, song cần phải mất nhiều năm nữa mới có thể xóa bỏ những tác động của nó. Cộng đồng quốc tế cần tiếp tục phối hợp, tăng cường các cơ chế hợp tác nhằm ngăn ngừa khủng hoảng quay trở lại.
Hội thảo kêu gọi thông qua các biện pháp phát triển bền vững có hiệu quả ở tầm quốc tế nhằm thúc đẩy các cơ hội về việc làm; giảm bớt sự chênh lệch xã hội; bảo vệ môi trường, áp dụng các cơ chế phòng ngừa và thích ứng với những thách thức do sự biến đổi khí hậu gây ra; thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm ngăn chặn việc khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế lần này cho thấy quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã tiến những bước rất dài và đã cơ bản hình thành nền kinh tế toàn cầu, mà một trong những biểu hiện của nền kinh tế toàn cầu là sự tùy thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các nước ngày càng sâu sắc. Giờ đây, sự bất ổn hay khủng hoảng kinh tế của bất kỳ một nước nào cũng sẽ có tác động dây chuyền nhanh chóng đến các nước khác; sự bất ổn hay khủng hoảng kinh tế của các nền kinh tế lớn sẽ kéo theo bất ổn hay khủng hoảng toàn cầu.
Những nỗ lực và biện pháp vừa qua của các nước, các khu vực và cộng đồng quốc tế đã đạt được mục tiêu hàng đầu là không để hệ thống tài chính - tiền tệ quốc gia, khu vực và thế giới bị sụp đổ. Nhờ đó mà tình hình kinh tế của nhiều nước, nhiều khu vực và kinh tế thế giới nói chung đã có những dấu hiệu phục hồi khả quan. Song, nhìn chung có thể thấy những biện pháp được thực hiện mới chỉ mang tính ngắn hạn, tình thế.
Đoàn đại biểu Việt Nam tham luận tại hội thảo đã nhấn mạnh, để đảm bảo một hệ thống kinh tế toàn cầu bền vững, cần tập trung giải quyết các vấn đề sau đây:
Ở cấp độ quốc tế
Thứ nhất, để góp phần giải quyết tận gốc cuộc khủng hoảng hiện nay và ngăn ngừa cuộc khủng hoảng tương tự có thể tái diễn trong tương lai, thì hệ thống tài chính quốc tế cần phải được cải tổ một cách hiệu quả và triệt để, với những quy định chặt chẽ, các cơ chế giám sát và điều tiết có hiệu lực và hợp lý thị trường tài chính quốc tế. Quá trình cải tổ hệ thống tài chính quốc tế cần phải có sự phối hợp và tham gia không chỉ của các nước trong nhóm G8 hay G20 mà tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt, cần tăng cường sự tham gia của các nước đang phát triển vào quá trình xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế quốc tế.
Thứ hai, đi đôi với việc cải tổ hệ thống tài chính, các nước trên thế giới cần có sự phối hợp tích cực hơn để ngăn chặn, giải quyết những hiểm hoạ mang tính toàn cầu. Đó là vấn đề biến đổi khí hậu; khủng hoảng năng lượng, lương thực, kiểm soát nguồn tài nguyên thiên nhiên; vấn đề nghèo đói, thiên tai, dịch bệnh, dân số và các vấn đề xã hội khác. Về mặt này, cần đề cao và phát huy hơn nữa vai trò quan trọng của Liên hiệp quốc trong việc đưa ra các định hướng, giải pháp, và là đầu mối phối hợp hành động giữa các quốc gia.
Thứ ba, cần xây dựng một trật tự kinh tế quốc tế bình đẳng, cùng có lợi. Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia. Tuy nhiên, xu thế này đang bị giới cầm quyền một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh, vừa tạo ra những cơ hội cho sự phát triển nhưng cũng vừa có những thách thức đối với các quốc gia, nhất là các quốc gia đang ở trình độ kém phát triển. Trong bối cảnh hiện nay, điều cần thiết là phải thúc đẩy vòng đàm phán Doha theo hướng bảo đảm quyền lợi chính đáng của tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển.
Ở cấp độ của từng quốc gia
Thứ nhất, trong nền kinh tế thị trường, cần gia tăng vai trò của Nhà nước với chức năng hướng dẫn thị trường, nhất là trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, đặc biệt là đối với thị trường tài chính và hệ thống ngân hàng. Vấn đề là ở chỗ, liều lượng can thiệp của Nhà nước vào thị trường thế nào cho hợp lý, bởi vì sự can thiệp Nhà nước quá mức cũng gây ra những hậu quả to lớn.
Thứ hai, trong phát triển kinh tế, cần dựa vào nguồn lực trong nước là chính, đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài; xây dựng nền kinh tế mở, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả. Bên cạnh đó, cần chống lại việc sử dụng các cơ chế bảo hộ thương mại dưới mọi hình thức, có khả năng tạo ra tác động tiêu cực cho các quốc gia đang phát triển.
Thứ ba, mỗi nước, trong quá trình phát triển, cần kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; phát triển hài hoà, bảo vệ môi trường, giải quyết an sinh xã hội.
Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ và suy thoái kinh tế thế giới cũng đã đặt Việt Nam trước những thách thức không nhỏ. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, đầu tư, giải quyết việc làm,... gặp nhiều khó khăn và giảm sút; hầu hết các chỉ tiêu đều đạt thấp so với kế hoạch và so với cùng kỳ nhiều năm trước. Nhà nước Việt Nam đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt bằng nhiều chính sách, giải pháp nhằm ứng phó với các tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng lần này đã được đưa ra, nổi bật là chủ trương tích cực chống lạm phát, ngăn chặn suy giảm kinh tế gắn liền với quyết tâm bảo đảm an sinh xã hội.
Với những nỗ lực như vậy, đến nay Việt Nam đã đạt được một số kết quả khả quan: kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; lạm phát tiếp tục được kiềm chế. Tăng trưởng kinh tế 9 tháng đầu năm đạt 4,56%, riêng quý 3 GDP đạt 5,76%. Các hoạt động bảo đảm an sinh xã hội tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh; quốc phòng - an ninh được giữ vững, chính trị - xã hội ổn định.
Những dấu hiệu hồi phục tích cực này sẽ là tiền đề thuận lợi cho việc tiếp tục phấn đấu từ nay đến cuối năm đạt được chỉ tiêu tăng trưởng cả năm khoảng 5% đến 5,2%. Trong thời gian tới, những khó khăn thách thức vẫn còn lớn. Tình hình kinh tế thế giới còn diễn biến phức tạp, tác động mạnh đến nền kinh tế của Việt Nam.
Do đó, Việt Nam xác định mục tiêu, nhiệm vụ và các biện pháp trọng tâm từ nay đến cuối năm là: tập trung cao độ mọi nỗ lực ngăn chặn suy giảm kinh tế, phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, chủ động phòng ngừa lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; trong đó mục tiêu hàng đầu là ngăn chặn suy giảm kinh tế, chuẩn bị tiền đề cho phục hồi tăng trưởng trong năm 2010.