Hy hữu: một người lớn mắc tay chân miệng
Bệnh nhân P. T. D (32 tuổi, ngụ quận Tân Bình) đến bệnh viện khám vì nghi ngờ bị bệnh chàm với biểu hiện tổn thương trên da. TS.BS Thái Vân Thanh cho biết, bệnh nhân bị các bóng nước không chỉ ở lòng bàn tay, bàn chân mà còn ở các vị trí khuỷu tay, chân, nếp gấp của da nên rất dễ bị nhầm với bệnh chàm và bệnh viêm da tiếp xúc. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân D. bị nhiễm tay chân miệng.
"Qua điều tra bệnh sử được biết, bệnh nhân D. đang chăm con 9 tháng tuổi mắc bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, nên các bác sĩ đã nghĩ tới khả năng chị D. bị lây nhiễm bệnh tay chân miệng", TS.BS. Thái Vân Thanh cho biết.Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết ông chưa từng gặp bệnh nhi tay chân miệng nào lây nhiễm cho phụ huynh. Tay chân miệng vốn được coi là bệnh trẻ em. "Phụ nữ mang thai cũng có thể mắc bệnh vì đề kháng yếu, nhưng ở người bình thường là rất hiếm gặp", bác sĩ Khanh chia sẻ.
"Qua điều tra bệnh sử được biết, bệnh nhân D. đang chăm con 9 tháng tuổi mắc bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, nên các bác sĩ đã nghĩ tới khả năng chị D. bị lây nhiễm bệnh tay chân miệng", TS.BS. Thái Vân Thanh cho biết.Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết ông chưa từng gặp bệnh nhi tay chân miệng nào lây nhiễm cho phụ huynh. Tay chân miệng vốn được coi là bệnh trẻ em. "Phụ nữ mang thai cũng có thể mắc bệnh vì đề kháng yếu, nhưng ở người bình thường là rất hiếm gặp", bác sĩ Khanh chia sẻ.
TS.BS Thái Vân Thanh cho biết: "Điều đáng lo ngại, người lớn bị tay chân miệng là một nguồn lây truyền rất nguy hiểm do chủ quan bệnh nhẹ và thường là nội trợ chính, chăm sóc nấu ăn cho mọi thành viên gia đình, đặc biệt là trẻ em. Hơn nữa, các dấu hiệu tay chân miệng ở người lớn có thể bị nhầm lẫn với một số vấn đề da liễu thường gặp như viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da côn trùng, chàm...".Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh, 9 tháng năm 2020, TP Hồ Chí Minh ghi nhận 6.358 ca bệnh tay chân miệng. Theo chu kỳ hàng năm, đỉnh dịch tay chân miệng xuất hiện vào khoảng tuần 39 - 44 của năm, có thể xuất hiện thêm số ca bệnh nặng và sau đó giảm dần.Các triệu chứng tay chân miệng ở người trưởng thành cũng giống như ở trẻ em. Tuy nhiên, bệnh tay chân miệng ở người lớn có thể nặng hơn so với thông thường. Một số triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở người trưởng thành gồm: Ho, sốt, xổ mũi, mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy, đau họng, đau nhức cơ, ăn uống không ngon,... Các nốt phồng xuất hiện ở lưỡi, nướu, bên trong má và thường gây đau. Lòng bàn tay, bàn chân hoặc thậm chí là mông xuất hiện những ban đỏ nhưng không gây ngứa.
Phụ nữ mắc phải chân tay miệng khi mang thai có thể gây rủi ro cho em bé, như tăng nguy cơ sẩy thai, thai chết lưu, nhiễm trùng khi mang thai. Một số nghiên cứu đã đánh giá rằng virus gây bệnh tay chân miệng ở người lớn có mối liên quan đến khuyết tật tim bẩm sinh và các bất thường khác đối với trẻ sơ sinh nhưng vẫn cần thêm nhiều bằng chứng để làm sáng tỏ nhận định này.
Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng là do virus gây ra, bao gồm virus Coxsackie, Echo và các vi rút đường ruột khác. Virus chủ yếu thường gặp nhất là virus đường ruột type enterovirus 71 và coxsackie A16. Đặc biệt, virus enterovirus 71 có thể gây biến chứng nặng nề cho người bệnh như viêm màng não, viêm não hoặc cơ tim bị tổn thương.Bệnh tay chân miệng lây lan qua đường tiêu hóa thông qua việc tiếp xúc thông thường giữa người bệnh với người lành như hắt hơi, ho hay dịch tiết từ nốt phồng rộp của người bệnh. Vì thế, để phòng bệnh cần vệ sinh chân tay sạch sẽ.