IMF tiếp tục nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc
IMF nhận định nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới sẽ tăng trưởng với tốc độ 6,7% trong năm nay
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc lần thứ 2 trong năm nay, nhưng cảnh báo rằng nước này vẫn cần thực hiện những cải cách sâu để giảm bớt sự phụ thuộc của tăng trưởng vào vay nợ.
Hãng tin Bloomberg dẫn báo cáo ra ngày 14/6 của IMF nhận định nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới sẽ tăng trưởng với tốc độ 6,7% trong năm nay. Trước đó, IMF dành cho kinh tế Trung Quốc mức dự báo tăng 6,6% trong báo cáo ra hồi tháng 4, và mức dự báo tăng 6,5% trong báo cáo ra hồi tháng 1.
Phó tổng giám đốc thứ nhất của IMF, ông David Lipton nói rằng Trung Quốc nên tranh thủ đà tăng trưởng hiện nay để thúc đẩy các cải cách.
“Mặc dù một số rủi ro ngắn hạn đã giảm xuống, tiến trình cải cách cần phải được đẩy nhanh để đảm bảo sự ổn định trong trung hạn và giải quyết mối rủi ro mà ở đó sự tăng trưởng hiện nay của nền kinh tế rốt cục có thể dẫn tới một cuộc điều chỉnh mạnh”, ông Lipton đưa ra khuyến cáo trong một cuộc gặp tại Bắc Kinh với các nhà hoạch định chính sách hàng đầu của Trung Quốc.
“Điều quan trọng là phải bắt đầu công việc đó ngay từ bây giờ, khi mà tăng trưởng còn mạnh và các nguồn lực đệm còn đủ để làm dịu những tác động của tiến trình chuyển đổi nền kinh tế”, ông Lipton nói.
Năm nay, Trung Quốc đã chứng minh được rằng những người hoài nghi về tăng trưởng kinh tế nước này là sai. Trong quý 1, nền kinh tế Trung Quốc đã lần đầu tiên tăng tốc sau 7 năm, dù giới chuyên gia dự báo kinh tế nước này sẽ tăng trưởng chậm hơn trong nửa cuối năm nhưng vẫn đạt mục tiêu tăng 6,5% trong cả năm mà Bắc Kinh đề ra.
Chính phủ Trung Quốc hiện đang nỗ lực hạ nhiệt thị trường bất động sản bằng các biện pháp hạn chế mới. Điều này được phản ánh qua dữ liệu công bố ngày 14/6 cho thấy đầu tư vào các dự án phát triển nhà ở nước này đã chậm lại.
Năm ngoái, IMF cảnh báo rằng triển vọng trung hạn của kinh tế Trung Quốc đang bị phủ bóng bởi sự phân bổ nguồn lực không hợp lý, nợ doanh nghiệp cao và tiếp tục tăng, tình trạng dư thừa công suất, và những rủi ro do tình trạng thiếu minh bạch trong ngành tài chính.
Tuy nhiên, báo cáo lần này của IMF nói rằng nhà chức trách Trung Quốc đang tích cực giải quyết những thách thức này.
Theo khuyến cáo của IMF, Trung Quốc nên “dịch chuyển nhanh chóng hơn từ đầu tư sang tiêu dùng; tăng cường vai trò của các lực lượng thị trường; thực thi một bộ chính sách vĩ mô bền vững hơn; tiếp tục thắt chặt các quy chế giám sát; giải quyết nợ trong lĩnh vực phi tài chính; và cải thiện hơn nữa khung chính sách”.
Hãng tin Bloomberg dẫn báo cáo ra ngày 14/6 của IMF nhận định nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới sẽ tăng trưởng với tốc độ 6,7% trong năm nay. Trước đó, IMF dành cho kinh tế Trung Quốc mức dự báo tăng 6,6% trong báo cáo ra hồi tháng 4, và mức dự báo tăng 6,5% trong báo cáo ra hồi tháng 1.
Phó tổng giám đốc thứ nhất của IMF, ông David Lipton nói rằng Trung Quốc nên tranh thủ đà tăng trưởng hiện nay để thúc đẩy các cải cách.
“Mặc dù một số rủi ro ngắn hạn đã giảm xuống, tiến trình cải cách cần phải được đẩy nhanh để đảm bảo sự ổn định trong trung hạn và giải quyết mối rủi ro mà ở đó sự tăng trưởng hiện nay của nền kinh tế rốt cục có thể dẫn tới một cuộc điều chỉnh mạnh”, ông Lipton đưa ra khuyến cáo trong một cuộc gặp tại Bắc Kinh với các nhà hoạch định chính sách hàng đầu của Trung Quốc.
“Điều quan trọng là phải bắt đầu công việc đó ngay từ bây giờ, khi mà tăng trưởng còn mạnh và các nguồn lực đệm còn đủ để làm dịu những tác động của tiến trình chuyển đổi nền kinh tế”, ông Lipton nói.
Năm nay, Trung Quốc đã chứng minh được rằng những người hoài nghi về tăng trưởng kinh tế nước này là sai. Trong quý 1, nền kinh tế Trung Quốc đã lần đầu tiên tăng tốc sau 7 năm, dù giới chuyên gia dự báo kinh tế nước này sẽ tăng trưởng chậm hơn trong nửa cuối năm nhưng vẫn đạt mục tiêu tăng 6,5% trong cả năm mà Bắc Kinh đề ra.
Chính phủ Trung Quốc hiện đang nỗ lực hạ nhiệt thị trường bất động sản bằng các biện pháp hạn chế mới. Điều này được phản ánh qua dữ liệu công bố ngày 14/6 cho thấy đầu tư vào các dự án phát triển nhà ở nước này đã chậm lại.
Năm ngoái, IMF cảnh báo rằng triển vọng trung hạn của kinh tế Trung Quốc đang bị phủ bóng bởi sự phân bổ nguồn lực không hợp lý, nợ doanh nghiệp cao và tiếp tục tăng, tình trạng dư thừa công suất, và những rủi ro do tình trạng thiếu minh bạch trong ngành tài chính.
Tuy nhiên, báo cáo lần này của IMF nói rằng nhà chức trách Trung Quốc đang tích cực giải quyết những thách thức này.
Theo khuyến cáo của IMF, Trung Quốc nên “dịch chuyển nhanh chóng hơn từ đầu tư sang tiêu dùng; tăng cường vai trò của các lực lượng thị trường; thực thi một bộ chính sách vĩ mô bền vững hơn; tiếp tục thắt chặt các quy chế giám sát; giải quyết nợ trong lĩnh vực phi tài chính; và cải thiện hơn nữa khung chính sách”.