“IPU tôn trọng nhân quyền gắn với chủ quyền”
Kết quả của IPU lần này đặt ra yêu cầu mới gì cho hoạt động của Quốc hội Việt Nam trong thời gian tới?
Các hoạt động của IPU-132 đã diễn ra trong tinh thần hữu nghị, đoàn kết, hợp tác, trách nhiệm. Đây là khẳng định của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng, tại buổi họp báo quốc tế của nước chủ nhà Việt Nam và Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132 (IPU 132), diễn ra chiều 1/4.
Với tư cách Chủ tịch IPU 132, ông Nguyễn Sinh Hùng cho biết, các hoạt động của IPU 132 đã được tiến hành suôn sẻ, đúng tiến độ, trình tự, thủ tục, trong tinh thần hữu nghị, đoàn kết, hợp tác, trách nhiệm.
Chủ đề thảo luận chung của IPU 132: “Các mục tiêu phát triển bền vững: Biến lời nói thành hành động” là nội dung quan trọng, thiết thực nhận được sự nhất trí cao của tất cả lãnh đạo nghị viện, nghị sỹ, khách mời của IPU-132. Các đại biểu đã đóng góp tích cực, thảo luận sôi nổi, thẳng thắn về chủ đề này và cho các văn kiện quan trọng của IPU 132, ông nói.
Theo Chủ tịch, các ủy ban thường trực của IPU đã thông qua các nghị quyết "Chiến tranh mạng: Mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh quốc tế", "Định hình cơ chế mới về quản trị nguồn nước: Thúc đẩy hành động của nghị viện về vấn đề nước", "Luật pháp quốc tế trong vấn đề chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và quyền con người".
Về chủ đề khẩn cấp, Đại hội đồng đã thảo luận và thông qua dự thảo nghị quyết “Vai trò của nghị viện trong việc ngăn chặn các hoạt động khủng bố của các tổ chức như Daesh và Boko Haram chống lại dân thường, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái”, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cho biết.
Trả lời VnEconomy về đóng góp của Quốc hội Việt Nam trong nội dung các phiên thảo luận của IPU 132, Chủ tịch IPU Saber Chowdhury khẳng định Việt Nam đã có đóng góp rất lớn. Chủ đề do Việt Nam lựa chọn đã định hình cho toàn bộ thảo luận chung, đây là lựa chọn phù hợp và mang tính tính thời sự.
Kết quả của IPU lần này đặt ra yêu cầu mới gì cho hoạt động của Quốc hội Việt Nam trong thời gian tới? Đây là câu hỏi của VnEconomy dành cho Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng.
"Thời gian tới Quốc hội Việt Nam sẽ tích cực đổi mới, xây dựng luật pháp sát với đời sống và các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, đồng thời hành động để chuyển hóa các mục tiêu này vào hành động cụ thể, với tinh thần lấy người dân làm trung tâm", Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đáp.
Với câu hỏi của báo chí về vai trò của IPU trong vấn đề chủ quyền quốc gia, đặc biệt là tranh chấp lãnh thổ và biển đảo, Chủ tịch IPU Saber Chowdhury nói, tôn trọng chủ quyền quốc gia quyền tự quyết của các quốc gia và không can thiệp vào việc nội bộ của các quốc gia khác đó là nguyên tắc nền tảng của IPU.
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng cũng khẳng định, IPU tôn trọng nhân quyền gắn với chủ quyền quốc gia và quyền tự do dân chủ, tôn trọng luật pháp quốc tế và kêu gọi mỗi quốc gia tôn trọng luật pháp quốc tế để hợp tác giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Với tư cách Chủ tịch IPU 132, ông Nguyễn Sinh Hùng cho biết, các hoạt động của IPU 132 đã được tiến hành suôn sẻ, đúng tiến độ, trình tự, thủ tục, trong tinh thần hữu nghị, đoàn kết, hợp tác, trách nhiệm.
Chủ đề thảo luận chung của IPU 132: “Các mục tiêu phát triển bền vững: Biến lời nói thành hành động” là nội dung quan trọng, thiết thực nhận được sự nhất trí cao của tất cả lãnh đạo nghị viện, nghị sỹ, khách mời của IPU-132. Các đại biểu đã đóng góp tích cực, thảo luận sôi nổi, thẳng thắn về chủ đề này và cho các văn kiện quan trọng của IPU 132, ông nói.
Theo Chủ tịch, các ủy ban thường trực của IPU đã thông qua các nghị quyết "Chiến tranh mạng: Mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh quốc tế", "Định hình cơ chế mới về quản trị nguồn nước: Thúc đẩy hành động của nghị viện về vấn đề nước", "Luật pháp quốc tế trong vấn đề chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và quyền con người".
Về chủ đề khẩn cấp, Đại hội đồng đã thảo luận và thông qua dự thảo nghị quyết “Vai trò của nghị viện trong việc ngăn chặn các hoạt động khủng bố của các tổ chức như Daesh và Boko Haram chống lại dân thường, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái”, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cho biết.
Trả lời VnEconomy về đóng góp của Quốc hội Việt Nam trong nội dung các phiên thảo luận của IPU 132, Chủ tịch IPU Saber Chowdhury khẳng định Việt Nam đã có đóng góp rất lớn. Chủ đề do Việt Nam lựa chọn đã định hình cho toàn bộ thảo luận chung, đây là lựa chọn phù hợp và mang tính tính thời sự.
Kết quả của IPU lần này đặt ra yêu cầu mới gì cho hoạt động của Quốc hội Việt Nam trong thời gian tới? Đây là câu hỏi của VnEconomy dành cho Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng.
"Thời gian tới Quốc hội Việt Nam sẽ tích cực đổi mới, xây dựng luật pháp sát với đời sống và các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, đồng thời hành động để chuyển hóa các mục tiêu này vào hành động cụ thể, với tinh thần lấy người dân làm trung tâm", Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đáp.
Với câu hỏi của báo chí về vai trò của IPU trong vấn đề chủ quyền quốc gia, đặc biệt là tranh chấp lãnh thổ và biển đảo, Chủ tịch IPU Saber Chowdhury nói, tôn trọng chủ quyền quốc gia quyền tự quyết của các quốc gia và không can thiệp vào việc nội bộ của các quốc gia khác đó là nguyên tắc nền tảng của IPU.
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng cũng khẳng định, IPU tôn trọng nhân quyền gắn với chủ quyền quốc gia và quyền tự do dân chủ, tôn trọng luật pháp quốc tế và kêu gọi mỗi quốc gia tôn trọng luật pháp quốc tế để hợp tác giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.