IR - Trào lưu mới trong các doanh nghiệp Việt
Quan hệ nhà đầu tư (Investor relation- IR) đang là khái niệm gây chú ý trên các phương tiện thông tin đại chúng
Quan hệ nhà đầu tư (Investor relation- IR) đang là khái niệm gây chú ý trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Vậy, cụ thể IR là gì và doanh nghiệp phải thực hiện công tác đó như thế nào?
Kinh doanh giỏi cần quan hệ tốt với cổ đông
Nói về thương trường, xưa ông cha ta đã có câu “buôn tài không bằng dài vốn”, cho đến nay, câu phương ngôn này vẫn còn nguyên giá trị. ở thời chứng khoán, các doanh nghiệp có rất nhiều cơ hội để... “kéo dài” vốn của mình, trong đó cách phổ biến nhất là phát hành thêm trái phiếu, cổ phiếu.
Tuy nhiên, không phải cố phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp nào cũng bán được. Hàng loạt hiện tượng nhà đầu tư bỏ cọc (mua cổ phiếu)... chạy lấy người thời gian qua đã nói lên điều đó. Vậy vì sao, cùng có kết quả kinh doanh tốt nhưng có doanh nghiệp thì thu hút được nhà đầu tư, có doanh nghiệp lại bị... hờ hững?
Câu kết luận ở đây là: Kinh doanh tốt cũng quan trọng nhưng không quan trọng bằng quan hệ tốt với nhà đầu tư.
Đa số chưa có bộ phận IR
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam khái niệm IR hiện thời cũng giống như khái niệm PR (public relation) hơn 10 năm trước đây. Do đó có thể nhận thấy, trong thời gian tới, hoạt động IR sẽ trở thành trào lưu mới trong các doanh nghiệp Việt, đặc biệt là các doanh nghiệp niêm yết.
Tuy nhiên, hiện tại, rất nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức ra điều này, đa số doanh nghiệp chưa có bộ phận IR.
Ngay cả FPT - một công ty nổi tiếng có cổ phiếu ảnh hưởng khá lớn đến VN-Index cũng mới chỉ thành lập Ban quan hệ cổ đông sau khi gặp khủng hoảng trong quan hệ với nhà đầu tư. Hoạt động IR yếu kém cũng là nguyên nhân chính tạo ra đất sống cho các loại tin đồn trên thị trường chứng khoán hiện nay.
Theo ông Đào Lê Minh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo chứng khoán (Ủy ban Chứng khoán) thì hiện nay ở Việt Nam cả doanh nghiệp và cổ đông đều chưa coi trọng vai trò của nhà đầu tư theo đúng nghĩa của nó. Thực ra, nhà đầu tư có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển của doanh nghiệp vì: nhà đầu tư là người sẵn sàng bỏ tiền đầu tư giúp công ty thực hiện các dự án, kế hoạch kinh doanh và chia sẻ rủi ro cũng như cùng phát triển; nhà đầu tư cũng là người tham gia vào việc ra các quyết định quan trọng, định hướng cho sự phát triển lâu dài của công ty và cuối cùng nhà đầu tư còn là yếu tố vô cùng quan trọng giúp công ty quảng bá hình ảnh ra đại chúng, đóng góp vào sự phát triển bền vững, quyết định yếu tố thành bại của công ty.
Chính vì vậy, người ta mới nói rằng, thị trường vốn là thị trường của niềm tin. Điều gì sẽ xảy ra với một ngân hàng và một công ty cổ phần khi tất cả khách hàng ồ ạt rút vốn và bán cổ phiếu hẳn ai cũng có thể thấy rõ.
Nên tổ chức hoạt động IR như thế nào?
Tác giả cuốn "The power of corporate communication" (Sức mạnh của quan hệ thông tin doanh nghiệp), Giáo sư Paul Argenti định nghĩa: IR là tất cả các hoạt động công bố thông tin của doanh nghiệp với nhà đầu tư, nhằm thỏa mãn cung cầu về thông tin mang lại lợi ích cho cả hai bên.
Hay nói cách khác, IR là hoạt động chuyên biệt trong hoạt động quan hệ công chúng (PR) của doanh nghiệp bao gồm hai nghiệp vụ tài chính và truyền thông có vai trò: xây dựng chiến lược cổ đông, công bố thông tin, cầu nối giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư và quảng bá hình ảnh doanh nghiệp.
Có thể nói giá cổ phiếu của một doanh nghiệp là do nhà đầu tư quyết định mà thông tin chính là nền tảng cho mọi quyết định của nhà đầu tư. Hoạt động IR đảm bảo cung (công bố thông tin theo yêu cầu) và cầu thông tin (hiểu nhu cầu thông tin của các đối tượng quan tâm).
Để làm tốt điều này, hoạt động IR phải giải quyết được ba vấn đề gây mất cân đối cung cầu thông tin như: thông tin không đủ, thông tin không rõ ràng, thông tin tới sai đối tượng mà điều kiện cần của hoạt động này là cam kết của Ban giám đốc doanh nghiệp, chiến lược cổ đông và nhân sự.
Cũng giống như PR, nếu như trước đây, rất nhiều doanh nghiệp gắn hoạt động PR với chi phí thì ngày nay đã coi PR là hoạt động đầu tư, IR cũng vậy.
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy đối với các doanh nghiệp nhỏ, có thể nâng cao chất lượng của hoạt động IR đồng thời tiết kiệm chi phí bằng cách thuê công ty chuyên nghiệp làm dịch vụ này. Cùng với nhận thức về vai trò quan trọng của công tác cổ đông trong các doanh nghiệp, trong thời gian tới cũng sẽ xuất hiện nhiều đơn vị làm dịch vụ IR mà chủ yếu sẽ là các công ty chứng khoán.
Vậy, cụ thể IR là gì và doanh nghiệp phải thực hiện công tác đó như thế nào?
Kinh doanh giỏi cần quan hệ tốt với cổ đông
Nói về thương trường, xưa ông cha ta đã có câu “buôn tài không bằng dài vốn”, cho đến nay, câu phương ngôn này vẫn còn nguyên giá trị. ở thời chứng khoán, các doanh nghiệp có rất nhiều cơ hội để... “kéo dài” vốn của mình, trong đó cách phổ biến nhất là phát hành thêm trái phiếu, cổ phiếu.
Tuy nhiên, không phải cố phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp nào cũng bán được. Hàng loạt hiện tượng nhà đầu tư bỏ cọc (mua cổ phiếu)... chạy lấy người thời gian qua đã nói lên điều đó. Vậy vì sao, cùng có kết quả kinh doanh tốt nhưng có doanh nghiệp thì thu hút được nhà đầu tư, có doanh nghiệp lại bị... hờ hững?
Câu kết luận ở đây là: Kinh doanh tốt cũng quan trọng nhưng không quan trọng bằng quan hệ tốt với nhà đầu tư.
Đa số chưa có bộ phận IR
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam khái niệm IR hiện thời cũng giống như khái niệm PR (public relation) hơn 10 năm trước đây. Do đó có thể nhận thấy, trong thời gian tới, hoạt động IR sẽ trở thành trào lưu mới trong các doanh nghiệp Việt, đặc biệt là các doanh nghiệp niêm yết.
Tuy nhiên, hiện tại, rất nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức ra điều này, đa số doanh nghiệp chưa có bộ phận IR.
Ngay cả FPT - một công ty nổi tiếng có cổ phiếu ảnh hưởng khá lớn đến VN-Index cũng mới chỉ thành lập Ban quan hệ cổ đông sau khi gặp khủng hoảng trong quan hệ với nhà đầu tư. Hoạt động IR yếu kém cũng là nguyên nhân chính tạo ra đất sống cho các loại tin đồn trên thị trường chứng khoán hiện nay.
Theo ông Đào Lê Minh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo chứng khoán (Ủy ban Chứng khoán) thì hiện nay ở Việt Nam cả doanh nghiệp và cổ đông đều chưa coi trọng vai trò của nhà đầu tư theo đúng nghĩa của nó. Thực ra, nhà đầu tư có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển của doanh nghiệp vì: nhà đầu tư là người sẵn sàng bỏ tiền đầu tư giúp công ty thực hiện các dự án, kế hoạch kinh doanh và chia sẻ rủi ro cũng như cùng phát triển; nhà đầu tư cũng là người tham gia vào việc ra các quyết định quan trọng, định hướng cho sự phát triển lâu dài của công ty và cuối cùng nhà đầu tư còn là yếu tố vô cùng quan trọng giúp công ty quảng bá hình ảnh ra đại chúng, đóng góp vào sự phát triển bền vững, quyết định yếu tố thành bại của công ty.
Chính vì vậy, người ta mới nói rằng, thị trường vốn là thị trường của niềm tin. Điều gì sẽ xảy ra với một ngân hàng và một công ty cổ phần khi tất cả khách hàng ồ ạt rút vốn và bán cổ phiếu hẳn ai cũng có thể thấy rõ.
Nên tổ chức hoạt động IR như thế nào?
Tác giả cuốn "The power of corporate communication" (Sức mạnh của quan hệ thông tin doanh nghiệp), Giáo sư Paul Argenti định nghĩa: IR là tất cả các hoạt động công bố thông tin của doanh nghiệp với nhà đầu tư, nhằm thỏa mãn cung cầu về thông tin mang lại lợi ích cho cả hai bên.
Hay nói cách khác, IR là hoạt động chuyên biệt trong hoạt động quan hệ công chúng (PR) của doanh nghiệp bao gồm hai nghiệp vụ tài chính và truyền thông có vai trò: xây dựng chiến lược cổ đông, công bố thông tin, cầu nối giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư và quảng bá hình ảnh doanh nghiệp.
Có thể nói giá cổ phiếu của một doanh nghiệp là do nhà đầu tư quyết định mà thông tin chính là nền tảng cho mọi quyết định của nhà đầu tư. Hoạt động IR đảm bảo cung (công bố thông tin theo yêu cầu) và cầu thông tin (hiểu nhu cầu thông tin của các đối tượng quan tâm).
Để làm tốt điều này, hoạt động IR phải giải quyết được ba vấn đề gây mất cân đối cung cầu thông tin như: thông tin không đủ, thông tin không rõ ràng, thông tin tới sai đối tượng mà điều kiện cần của hoạt động này là cam kết của Ban giám đốc doanh nghiệp, chiến lược cổ đông và nhân sự.
Cũng giống như PR, nếu như trước đây, rất nhiều doanh nghiệp gắn hoạt động PR với chi phí thì ngày nay đã coi PR là hoạt động đầu tư, IR cũng vậy.
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy đối với các doanh nghiệp nhỏ, có thể nâng cao chất lượng của hoạt động IR đồng thời tiết kiệm chi phí bằng cách thuê công ty chuyên nghiệp làm dịch vụ này. Cùng với nhận thức về vai trò quan trọng của công tác cổ đông trong các doanh nghiệp, trong thời gian tới cũng sẽ xuất hiện nhiều đơn vị làm dịch vụ IR mà chủ yếu sẽ là các công ty chứng khoán.