“Kế toán viên phải góp vốn là hạn chế quyền tự do kinh doanh”
Quy định khống chế tỷ lệ góp vốn tối thiểu của kế toán viên hành nghề được cho là chưa bảo đảm công bằng
Sau kỳ họp thứ 9, nhiều góp ý của đại biểu Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán đã được tiếp thu, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho biết tại phiên họp ngày 10/8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tuy nhiên, vẫn còn có quy định ban soạn thảo và cơ quan thẩm tra còn ý kiến khác nhau.
Một số vị đại biểu đề nghị bỏ quy định phần vốn góp của kế toán viên hành nghề phải chiếm trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp. Phần vốn góp của các thành viên là tổ chức không quá 35% vốn điều lệ của công ty.
Cơ quan soạn thảo đề nghị quy định theo hướng giao Chính phủ quy định chi tiết về phần vốn góp của kế toán viên hành nghề trong doanh nghiệp và phần vốn góp của các thành viên là tổ chức (tương tự như quy định của Luật Kiểm toán độc lập) để bảo đảm tính linh hoạt trong điều hành, phù hợp với tình hình thực tiễn trong từng giai đoạn.
Ông Hiển cho biết, nhiều ý kiến trong Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị tiếp thu ý kiến đại biểu, bỏ quy định này. Vì việc quy định khống chế tỷ lệ góp vốn tối thiểu của kế toán viên hành nghề là chưa bảo đảm công bằng, gây khó khăn cho những người có năng lực song không có đủ vốn góp, hạn chế quyền tự do kinh doanh của cá nhân, chưa phù hợp với quy định của Hiến pháp.
Quy định phải góp vốn, theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý là hoàn toàn không phù hợp. Bởi đây là vấn đề đã được quy định tại Luật Doanh nghiệp.
Vẫn liên quan đến hành nghề dịch vụ kế toán, cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra đã thống nhất giải trình lý do không cho phép loại hình hợp tác xã, doanh nghiệp cổ phần kinh doanh dịch vụ kế toán.
Cụ thể, dự thảo luật quy định theo hướng chủ sở hữu của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán phải là các cá nhân có chứng chỉ hành nghề để bảo đảm chất lượng cung cấp dịch vụ.
Theo đó, không quy định hợp tác xã thuộc loại hình doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ kế toán vì đây là hình thức sở hữu tập thể; đối với công ty cổ phần, đây là loại hình doanh nghiệp không bị giới hạn về cổ đông, phần vốn góp không bị hạn chế, ràng buộc trong chuyển nhượng, dẫn đến không đảm bảo nguyên tắc gắn trách nhiệm của người góp vốn với trách nhiệm nghề nghiệp, không đảm bảo tính độc lập của dịch vụ kế toán.
Thảo luận tại Quốc hội, một số vị đại biểu đề nghị xem lại quy định về điều kiện được cấp chứng chỉ kế toán viên vì doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ thuê kế toán trung cấp, không nhất thiết phải thuê người có trình độ đại học. Quy định như dự thảo luật sẽ khiến nhiều người có trình độ trung cấp, cao đẳng kế toán không có việc làm.
Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách và cơ quan soạn thảo giải trình đây là quy định áp dụng cho những người muốn trở thành kế toán viên, kế toán viên hành nghề để kinh doanh dịch vụ kế toán, không áp dụng bắt buộc cho tất cả các cá nhân làm công tác kế toán.
Dự thảo luật cũng không giới hạn chỉ người có chứng chỉ kế toán viên mới được làm công tác kế toán nên sẽ không ảnh hưởng đến công việc của người làm kế toán có trình độ cao đẳng, trung cấp, ông Hiển giải thích.
Tuy nhiên, vẫn còn có quy định ban soạn thảo và cơ quan thẩm tra còn ý kiến khác nhau.
Một số vị đại biểu đề nghị bỏ quy định phần vốn góp của kế toán viên hành nghề phải chiếm trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp. Phần vốn góp của các thành viên là tổ chức không quá 35% vốn điều lệ của công ty.
Cơ quan soạn thảo đề nghị quy định theo hướng giao Chính phủ quy định chi tiết về phần vốn góp của kế toán viên hành nghề trong doanh nghiệp và phần vốn góp của các thành viên là tổ chức (tương tự như quy định của Luật Kiểm toán độc lập) để bảo đảm tính linh hoạt trong điều hành, phù hợp với tình hình thực tiễn trong từng giai đoạn.
Ông Hiển cho biết, nhiều ý kiến trong Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị tiếp thu ý kiến đại biểu, bỏ quy định này. Vì việc quy định khống chế tỷ lệ góp vốn tối thiểu của kế toán viên hành nghề là chưa bảo đảm công bằng, gây khó khăn cho những người có năng lực song không có đủ vốn góp, hạn chế quyền tự do kinh doanh của cá nhân, chưa phù hợp với quy định của Hiến pháp.
Quy định phải góp vốn, theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý là hoàn toàn không phù hợp. Bởi đây là vấn đề đã được quy định tại Luật Doanh nghiệp.
Vẫn liên quan đến hành nghề dịch vụ kế toán, cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra đã thống nhất giải trình lý do không cho phép loại hình hợp tác xã, doanh nghiệp cổ phần kinh doanh dịch vụ kế toán.
Cụ thể, dự thảo luật quy định theo hướng chủ sở hữu của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán phải là các cá nhân có chứng chỉ hành nghề để bảo đảm chất lượng cung cấp dịch vụ.
Theo đó, không quy định hợp tác xã thuộc loại hình doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ kế toán vì đây là hình thức sở hữu tập thể; đối với công ty cổ phần, đây là loại hình doanh nghiệp không bị giới hạn về cổ đông, phần vốn góp không bị hạn chế, ràng buộc trong chuyển nhượng, dẫn đến không đảm bảo nguyên tắc gắn trách nhiệm của người góp vốn với trách nhiệm nghề nghiệp, không đảm bảo tính độc lập của dịch vụ kế toán.
Thảo luận tại Quốc hội, một số vị đại biểu đề nghị xem lại quy định về điều kiện được cấp chứng chỉ kế toán viên vì doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ thuê kế toán trung cấp, không nhất thiết phải thuê người có trình độ đại học. Quy định như dự thảo luật sẽ khiến nhiều người có trình độ trung cấp, cao đẳng kế toán không có việc làm.
Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách và cơ quan soạn thảo giải trình đây là quy định áp dụng cho những người muốn trở thành kế toán viên, kế toán viên hành nghề để kinh doanh dịch vụ kế toán, không áp dụng bắt buộc cho tất cả các cá nhân làm công tác kế toán.
Dự thảo luật cũng không giới hạn chỉ người có chứng chỉ kế toán viên mới được làm công tác kế toán nên sẽ không ảnh hưởng đến công việc của người làm kế toán có trình độ cao đẳng, trung cấp, ông Hiển giải thích.