“Kéo thẳng”… đường cong lãi suất
Ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất huy động VND, đường cong lãi suất đang được “kéo thẳng” ở nhiều thành viên
Ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất huy động VND, đường cong lãi suất đang được “kéo thẳng” ở nhiều thành viên.
Tháng 10/2008, các ngân hàng hội viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đã ngồi lại với nhau, cùng tìm tiếng nói chung trong việc điều chỉnh lãi suất huy động VND theo hướng hợp lý hơn ở các kỳ hạn.
Sau cuộc gặp trên, VNBA có công văn kêu gọi các hội viên tự xây dựng lộ trình điều chỉnh đường cong lãi suất để từng bước hướng tới thông lệ, vốn huy động có thời hạn dài lãi suất cao hơn vốn huy động có thời hạn ngắn để khuyến khích người gửi tiền dài hạn, giúp các ngân hàng thương mại có nguồn vốn ổn định để chủ động kế hoạch đầu tư, góp phần phục vụ nền kinh tế có hiệu quả…
Sau thời điểm trên, cuối năm 2008 đến hơn nửa đầu năm 2009, hầu hết các ngân hàng thương mại đều từng bước điều chỉnh lãi suất theo “đường cong” mà VNBA gợi ý; lãi suất huy động kỳ hạn dài cao hơn kỳ hạn ngắn, một số thành viên cũng bỏ hẳn các kỳ hạn cực ngắn như tính theo ngày và tuần.
Tuy nhiên, việc điều chỉnh và giữ ổn định hướng và chiều của đường cong lãi suất trên chỉ mang tính tương đối. Thực tế khó định hình được một đường cong lãi suất chuẩn, bởi có nhiều yếu tố mang tính thời điểm tác động, như nhu cầu vốn và năng lực huy động của các thành viên, kỳ vọng lạm phát trong tương lai… Và nay, “trật tự” đã có trong khoảng thời gian trên bắt đầu có những xáo trộn, khi một số thành viên “kéo thẳng” lãi suất đều cho nhiều kỳ hạn.
Đầu tháng 11 này, thị trường tiếp tục đón nhận loạt thông tin thông báo tăng lãi suất huy động VND (và cả ngoại tệ) của các ngân hàng thương mại. Đáng chú ý là chưa đầy hai tháng trước đó đã có thông điệp giữ ổn định chung giữa các thành viên.
Trong loạt điều chỉnh lần này, dễ thấy lãi suất tăng thêm tập trung ở các kỳ hạn ngắn, khi dư địa tại các kỳ hạn dài đã bị thu hẹp. Theo điều chỉnh trong các ngày 2 và 4/11, lãi suất huy động VND tại Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank), Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB), Ngân hàng Phương Đông (OCB), Ngân hàng Miền Tây (Western Bank)… ở các kỳ hạn đã lên mức cao, khá đồng đều và sát với các kỳ hạn dài.
Như tại Western Bank, ở sản phẩm “Tiền gửi tiết kiệm siêu lãi suất VND”, lãi suất các kỳ hạn 1 – 5 tháng đã lên tới 9,5% - 9,93%; trong khi các kỳ hạn dài từ 13 – 36 tháng đều đồng loạt áp chung mức 9,99%/năm. Hay tại OCB, từ ngày 4/11, khái niệm “đường cong” không còn từ kỳ hạn 3 tháng cho đến 12 tháng, cùng thống nhất mức 9,49%/năm.
Ngoài việc tăng lãi suất, có thể thấy những ngày gần đây nhiều ngân hàng thương mại cũng đã sử dụng các công cụ huy động là kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trong đó lãi suất được đẩy lên đỉnh điểm ở các kỳ hạn ngắn.
Cụ thể, hôm nay (5/11), OCB bắt đầu triển khai kế hoạch phát hành 1.000 tỷ đồng kỳ phiếu ngắn hạn với lãi suất “cực cao”; các kỳ hạn 3, 6 và 9 tháng đều có chung mức 9,99%/năm! Trong khi đó, tại Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank) là đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi ghi danh đợt 2 với lãi suất cao nhất lên đến 10,2%/năm. Và cũng từ ngày 5/11, Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank) triển khai sản phẩm “Tiết kiệm siêu lãi suất” tập trung cho các kỳ hạn ngắn, từ 1 – 3 tháng với lãi suất lên tới 9,99%/năm…
Sau đợt điều chỉnh trực tiếp và thông qua các công cụ huy động khác, chênh lệch lãi suất huy động và cho vay đối với sản xuất kinh doanh đã cùng thu hẹp, chỉ còn khoảng 0,5% - 0,6%. Điều này cho thấy áp lực gọi vốn của các ngân hàng đang tăng cao, nhất là trước nhu cầu đáo hạn của các khoản tiền gửi thường tập trung vào cuối năm.
Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước định hướng vẫn tiếp tục giữ lãi suất cơ bản ở mức 7% hiện nay cho đến đầu năm 2010.
Tháng 10/2008, các ngân hàng hội viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đã ngồi lại với nhau, cùng tìm tiếng nói chung trong việc điều chỉnh lãi suất huy động VND theo hướng hợp lý hơn ở các kỳ hạn.
Sau cuộc gặp trên, VNBA có công văn kêu gọi các hội viên tự xây dựng lộ trình điều chỉnh đường cong lãi suất để từng bước hướng tới thông lệ, vốn huy động có thời hạn dài lãi suất cao hơn vốn huy động có thời hạn ngắn để khuyến khích người gửi tiền dài hạn, giúp các ngân hàng thương mại có nguồn vốn ổn định để chủ động kế hoạch đầu tư, góp phần phục vụ nền kinh tế có hiệu quả…
Sau thời điểm trên, cuối năm 2008 đến hơn nửa đầu năm 2009, hầu hết các ngân hàng thương mại đều từng bước điều chỉnh lãi suất theo “đường cong” mà VNBA gợi ý; lãi suất huy động kỳ hạn dài cao hơn kỳ hạn ngắn, một số thành viên cũng bỏ hẳn các kỳ hạn cực ngắn như tính theo ngày và tuần.
Tuy nhiên, việc điều chỉnh và giữ ổn định hướng và chiều của đường cong lãi suất trên chỉ mang tính tương đối. Thực tế khó định hình được một đường cong lãi suất chuẩn, bởi có nhiều yếu tố mang tính thời điểm tác động, như nhu cầu vốn và năng lực huy động của các thành viên, kỳ vọng lạm phát trong tương lai… Và nay, “trật tự” đã có trong khoảng thời gian trên bắt đầu có những xáo trộn, khi một số thành viên “kéo thẳng” lãi suất đều cho nhiều kỳ hạn.
Đầu tháng 11 này, thị trường tiếp tục đón nhận loạt thông tin thông báo tăng lãi suất huy động VND (và cả ngoại tệ) của các ngân hàng thương mại. Đáng chú ý là chưa đầy hai tháng trước đó đã có thông điệp giữ ổn định chung giữa các thành viên.
Trong loạt điều chỉnh lần này, dễ thấy lãi suất tăng thêm tập trung ở các kỳ hạn ngắn, khi dư địa tại các kỳ hạn dài đã bị thu hẹp. Theo điều chỉnh trong các ngày 2 và 4/11, lãi suất huy động VND tại Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank), Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB), Ngân hàng Phương Đông (OCB), Ngân hàng Miền Tây (Western Bank)… ở các kỳ hạn đã lên mức cao, khá đồng đều và sát với các kỳ hạn dài.
Như tại Western Bank, ở sản phẩm “Tiền gửi tiết kiệm siêu lãi suất VND”, lãi suất các kỳ hạn 1 – 5 tháng đã lên tới 9,5% - 9,93%; trong khi các kỳ hạn dài từ 13 – 36 tháng đều đồng loạt áp chung mức 9,99%/năm. Hay tại OCB, từ ngày 4/11, khái niệm “đường cong” không còn từ kỳ hạn 3 tháng cho đến 12 tháng, cùng thống nhất mức 9,49%/năm.
Ngoài việc tăng lãi suất, có thể thấy những ngày gần đây nhiều ngân hàng thương mại cũng đã sử dụng các công cụ huy động là kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trong đó lãi suất được đẩy lên đỉnh điểm ở các kỳ hạn ngắn.
Cụ thể, hôm nay (5/11), OCB bắt đầu triển khai kế hoạch phát hành 1.000 tỷ đồng kỳ phiếu ngắn hạn với lãi suất “cực cao”; các kỳ hạn 3, 6 và 9 tháng đều có chung mức 9,99%/năm! Trong khi đó, tại Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank) là đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi ghi danh đợt 2 với lãi suất cao nhất lên đến 10,2%/năm. Và cũng từ ngày 5/11, Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank) triển khai sản phẩm “Tiết kiệm siêu lãi suất” tập trung cho các kỳ hạn ngắn, từ 1 – 3 tháng với lãi suất lên tới 9,99%/năm…
Sau đợt điều chỉnh trực tiếp và thông qua các công cụ huy động khác, chênh lệch lãi suất huy động và cho vay đối với sản xuất kinh doanh đã cùng thu hẹp, chỉ còn khoảng 0,5% - 0,6%. Điều này cho thấy áp lực gọi vốn của các ngân hàng đang tăng cao, nhất là trước nhu cầu đáo hạn của các khoản tiền gửi thường tập trung vào cuối năm.
Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước định hướng vẫn tiếp tục giữ lãi suất cơ bản ở mức 7% hiện nay cho đến đầu năm 2010.