Khi chủ doanh nghiệp “xù” lương công nhân
Không ít người lao động tại một số doanh nghiệp có chủ nước ngoài đang lo lắng không biết bao giờ mới được lĩnh lương
Tết Canh Dần 2010 đã cận kề, trong khi nhiều công nhân đang ngóng chờ thưởng Tết thì cũng không ít người lao động đa phần thuộc các doanh nghiệp có chủ là người nước ngoài lại đang lo lắng không biết bao giờ mới được lĩnh lương.
Lý do là ông chủ của những doanh nghiệp này đã làm ăn thua lỗ không có khả năng chi trả lương nên tìm cách “bỏ trốn” .
Theo thống kê của Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương tính đến hết năm 2009 đã có 10 chủ doanh nghiệp bỏ trốn. Nếu cộng với hai trường hợp của năm 2008 thì con số doanh nghiệp có chủ bỏ trốn lên tới 12. Còn tại Tp.HCM, hiện cũng cũng đã thống kê được 13 doanh nghiệp có chủ biến mất.
"Không để lại dấu vết"
Tại Công ty TNHH Hason, sản xuất giày da đóng tại Khu công nghiệp Tân Định (xã Tân Định, H.Bến Cát, Bình Dương), tính đến ngày 20/1/2010 thì Tổng giám đốc Oh Young Hwan và Phó tổng giám đốc Park Joung An (Hàn Quốc) bỏ trốn về nước đã hơn 5 tháng.
Hiện nay tại công ty đã có dán văn bản của Tòa án nhân dân huyện Bến Cát triệu tập tổng giám đốc đồng thời còn có thêm thông báo của Cục Thi hành án tỉnh Bình Dương rao bán đấu giá tài sản của Công ty Hason với giá khởi điểm gần 7,4 tỉ đồng để thi hành... 22 bản án và quyết định của Tòa án Nhân dân huyện Bến Cát, Tòa an Nhân dân tỉnh Bình Dương và Tòa phúc thẩm Tòa án Nhân dân tối cao tại Tp.HCM. Công ty vẫn đang còn nợ lương của 669 người lao động.
Tại Tp.HCM, giữa tháng 12/2009, Giám đốc của Công ty Việt Ánh Sáng (xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi) cũng đã bỏ trốn khi đang nợ hơn 600 triệu đồng tiền lương của 192 công nhân.
Trước đó, hơn 500 công nhân Công ty TNHH may Dục Quân (100% vốn Đài Loan) cũng phải nhờ cơ quan chức năng can thiệp vì đến ngày lãnh lương mà Giám đốc công ty, ông Lin Shih Ming lại “không để lại dấu vết”. Khi kiểm tra tài khoản tại ngân hàng, kế toán trưởng của Công ty Dục Quân mới biết ông chủ đã ôm hết tiền trong tài khoản mang đi không một lời từ biệt. Tại thời điểm đó, Công ty Dục Quân vẫn còn nợ tiền lương công nhân 1 tỉ đồng, nợ cơ quan bảo hiểm xã hội 1,8 tỉ đồng và nợ tiền thuê mặt bằng gần 500 triệu đồng.
Ngoài các công ty trên, trong năm 2009 nhiều chủ doanh nghiệp khác cũng biến mất như Công ty ShinB (quận 12) nợ lương của 93 công nhân với số tiền 303 triệu đồng, Công ty Hoàng Nghiệp (quận Bình Tân) “xù” 101 triệu đồng của 44 công nhân, chủ cơ sở may Diệu Tân (quận Bình Tân) cũng đột ngột bỏ trốn, nợ lương của 30 người khoảng 70 triệu đồng...
Chính quyền phải ra tay...
Sự kiện các chủ doanh nghiệp bỏ trốn kèm theo các khoản nợ lương công nhân, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế... đang đẩy người lao động đã khó khăn lại vào thế càng khó khăn thêm, nhất là vào dịp Tết đang ngày càng cận kề. Trước tình hình đó, các cơ quan chức năng thuộc các tỉnh thành phố có chủ doanh nghiệp bỏ trốn đang tiến hành kiểm tra xác định việc giám đốc bỏ trốn, thống kê tài sản, danh sách công nhân chưa được nhận lương, trợ cấp để tiến hành các thủ tục đề nghị xem xét giải quyết theo Quyết định 30 của Thủ tướng Chính phủ.
Ông Nguyễn Văn Khương, Phó chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương cho biết: “Trước hết là phải ưu tiên giải quyết số tiền nợ lương công nhân. Tuy nhiên, quy trình thủ tục thông báo chủ doanh nghiệp bỏ trốn để giải quyết theo đúng luật định thì Liên đoàn lao động tỉnh lại không có đủ thẩm quyền. Do vậy, từ năm 2008 đến nay còn tồn đọng nhiều doanh nghiệp có chủ bỏ trốn mà vẫn chưa thanh toán hoặc hỗ trợ trả lương cho công nhân theo Quyết định 30/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ đối với người lao động bị mất việc làm do doanh nghiệp khó khăn bởi suy giảm kinh tế”.
Tính đến nay, UBND tỉnh Bình Dương cũng đã cố gắng trích ngân sách 2,6 tỉ đồng để trả lương cho công nhân, nhằm khắc phục hậu quả xấu trên.
Còn đối với Tp.HCM, trước mắt thành phố sẽ trích ngân sách trả lương cho công nhân có chủ bỏ trốn từ đầu năm 2009 đến nay, sau đó sẽ lấy tiền thanh lý tài sản trả về cho ngân sách. Thực tế nhiều trường hợp đã được giải quyết như ShinB, Hoàng Nghiệp...
Riêng trường hợp giám đốc là người nước ngoài, UBND thành phố đã chỉ đạo Sở Ngoại vụ làm việc với tổng lãnh sự các nước để yêu cầu giám đốc phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm đối với người lao động, đồng thời đề nghị Cục Quản lý xuất nhập cảnh tạm thời không cho giám đốc công ty xuất cảnh trong thời gian giải quyết vụ việc.
Được biết, UBND Tp.HCM đã quyết định tạm ứng từ ngân sách 1,175 tỉ đồng để trả lương cho 496 công nhân Công ty TNHH May Dục Quân. Tuy nhiên đây cũng mới chỉ là lương của tháng 9 và tháng 10/2009.
Lý do là ông chủ của những doanh nghiệp này đã làm ăn thua lỗ không có khả năng chi trả lương nên tìm cách “bỏ trốn” .
Theo thống kê của Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương tính đến hết năm 2009 đã có 10 chủ doanh nghiệp bỏ trốn. Nếu cộng với hai trường hợp của năm 2008 thì con số doanh nghiệp có chủ bỏ trốn lên tới 12. Còn tại Tp.HCM, hiện cũng cũng đã thống kê được 13 doanh nghiệp có chủ biến mất.
"Không để lại dấu vết"
Tại Công ty TNHH Hason, sản xuất giày da đóng tại Khu công nghiệp Tân Định (xã Tân Định, H.Bến Cát, Bình Dương), tính đến ngày 20/1/2010 thì Tổng giám đốc Oh Young Hwan và Phó tổng giám đốc Park Joung An (Hàn Quốc) bỏ trốn về nước đã hơn 5 tháng.
Hiện nay tại công ty đã có dán văn bản của Tòa án nhân dân huyện Bến Cát triệu tập tổng giám đốc đồng thời còn có thêm thông báo của Cục Thi hành án tỉnh Bình Dương rao bán đấu giá tài sản của Công ty Hason với giá khởi điểm gần 7,4 tỉ đồng để thi hành... 22 bản án và quyết định của Tòa án Nhân dân huyện Bến Cát, Tòa an Nhân dân tỉnh Bình Dương và Tòa phúc thẩm Tòa án Nhân dân tối cao tại Tp.HCM. Công ty vẫn đang còn nợ lương của 669 người lao động.
Tại Tp.HCM, giữa tháng 12/2009, Giám đốc của Công ty Việt Ánh Sáng (xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi) cũng đã bỏ trốn khi đang nợ hơn 600 triệu đồng tiền lương của 192 công nhân.
Trước đó, hơn 500 công nhân Công ty TNHH may Dục Quân (100% vốn Đài Loan) cũng phải nhờ cơ quan chức năng can thiệp vì đến ngày lãnh lương mà Giám đốc công ty, ông Lin Shih Ming lại “không để lại dấu vết”. Khi kiểm tra tài khoản tại ngân hàng, kế toán trưởng của Công ty Dục Quân mới biết ông chủ đã ôm hết tiền trong tài khoản mang đi không một lời từ biệt. Tại thời điểm đó, Công ty Dục Quân vẫn còn nợ tiền lương công nhân 1 tỉ đồng, nợ cơ quan bảo hiểm xã hội 1,8 tỉ đồng và nợ tiền thuê mặt bằng gần 500 triệu đồng.
Ngoài các công ty trên, trong năm 2009 nhiều chủ doanh nghiệp khác cũng biến mất như Công ty ShinB (quận 12) nợ lương của 93 công nhân với số tiền 303 triệu đồng, Công ty Hoàng Nghiệp (quận Bình Tân) “xù” 101 triệu đồng của 44 công nhân, chủ cơ sở may Diệu Tân (quận Bình Tân) cũng đột ngột bỏ trốn, nợ lương của 30 người khoảng 70 triệu đồng...
Chính quyền phải ra tay...
Sự kiện các chủ doanh nghiệp bỏ trốn kèm theo các khoản nợ lương công nhân, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế... đang đẩy người lao động đã khó khăn lại vào thế càng khó khăn thêm, nhất là vào dịp Tết đang ngày càng cận kề. Trước tình hình đó, các cơ quan chức năng thuộc các tỉnh thành phố có chủ doanh nghiệp bỏ trốn đang tiến hành kiểm tra xác định việc giám đốc bỏ trốn, thống kê tài sản, danh sách công nhân chưa được nhận lương, trợ cấp để tiến hành các thủ tục đề nghị xem xét giải quyết theo Quyết định 30 của Thủ tướng Chính phủ.
Ông Nguyễn Văn Khương, Phó chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương cho biết: “Trước hết là phải ưu tiên giải quyết số tiền nợ lương công nhân. Tuy nhiên, quy trình thủ tục thông báo chủ doanh nghiệp bỏ trốn để giải quyết theo đúng luật định thì Liên đoàn lao động tỉnh lại không có đủ thẩm quyền. Do vậy, từ năm 2008 đến nay còn tồn đọng nhiều doanh nghiệp có chủ bỏ trốn mà vẫn chưa thanh toán hoặc hỗ trợ trả lương cho công nhân theo Quyết định 30/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ đối với người lao động bị mất việc làm do doanh nghiệp khó khăn bởi suy giảm kinh tế”.
Tính đến nay, UBND tỉnh Bình Dương cũng đã cố gắng trích ngân sách 2,6 tỉ đồng để trả lương cho công nhân, nhằm khắc phục hậu quả xấu trên.
Còn đối với Tp.HCM, trước mắt thành phố sẽ trích ngân sách trả lương cho công nhân có chủ bỏ trốn từ đầu năm 2009 đến nay, sau đó sẽ lấy tiền thanh lý tài sản trả về cho ngân sách. Thực tế nhiều trường hợp đã được giải quyết như ShinB, Hoàng Nghiệp...
Riêng trường hợp giám đốc là người nước ngoài, UBND thành phố đã chỉ đạo Sở Ngoại vụ làm việc với tổng lãnh sự các nước để yêu cầu giám đốc phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm đối với người lao động, đồng thời đề nghị Cục Quản lý xuất nhập cảnh tạm thời không cho giám đốc công ty xuất cảnh trong thời gian giải quyết vụ việc.
Được biết, UBND Tp.HCM đã quyết định tạm ứng từ ngân sách 1,175 tỉ đồng để trả lương cho 496 công nhân Công ty TNHH May Dục Quân. Tuy nhiên đây cũng mới chỉ là lương của tháng 9 và tháng 10/2009.