Khi doanh nghiệp dệt may đầu tiên lên sàn
Công ty Cổ phần Dệt may Thành Công sẽ là công ty đầu tiên trong ngành dệt may Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán
Công ty Cổ phần Dệt may Thành Công sẽ là công ty đầu tiên trong ngành dệt may Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Thành Công sẽ đưa gần 19 triệu cổ phiếu (mã chứng khoán: TCM) vào giao dịch phiên đầu tiên tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM ngày 15/10/2007. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông Đinh Công Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Dệt may Thành Công xung quanh sự kiện này.
Đưa cổ phiếu lên niêm yết lúc này, ông có nghĩ là thuận lợi không?
Việc niêm yết cổ phiếu của Thành Công vào thời điểm thị trường chứng khoán đang hồi phục sau một thời gian dài đi xuống là yếu tố góp phần tạo nên sự thuận lợi cho công ty, mà suy cho cùng chính các cổ đông hiện hữu và nhà đầu tư trong tương lai sẽ được thuận lợi vì họ có thêm sự lựa chọn tốt nhất trong các quyết định của mình.
Tuy nhiên, sự hồi phục của thị trường chứng khoán cũng chỉ là một yếu tố ảnh hưởng tích cực, còn để cổ phiếu tăng trưởng thì quan trọng vẫn là tình hình hoạt động và tầm nhìn chiến lược của công ty để có thể khai thác nhanh chóng tiềm năng sẵn có, và cách thức tiếp cận sở hữu các tiềm năng, cơ hội của thị trường để cuối cùng vẫn là tính hiệu quả, sự tăng trưởng, ổn định, bền vững.
Trong bản cáo bạch, Thành Công cho biết doanh thu 6 tháng đầu năm 2007 đạt 42,6% kế hoạch cả năm nhưng lợi nhuận đã tăng đột biến, đạt 62,3 tỷ đồng, bằng 111,25 kế hoạch cả năm. Nếu so sánh lợi nhuận cùng kỳ năm ngoái thì tăng 730%. Ông giải thích thế nào về sự gia tăng đột biến này?
Có nhiều nguyên nhân cả bên trong và bên ngoài làm cho lợi nhuận tăng trưởng, trong đó chủ yếu vẫn là sự đổi mới về nhận thức, đổi mới về cơ chế hoạt động.
Thành Công đã chọn khách hàng làm trung tâm, lấy mục tiêu hiệu quả, mục tiêu thỏa mãn khách hàng để hướng đến, để họat động thay vì lấy các chỉ tiêu kế hoạch làm mục tiêu như trước đây, do đó có thể doanh thu không tăng trưởng mạnh nhưng hoạt động lại có hiệu quả.
Mặt khác, cả một thời gian dài trước đây, công ty luôn phải đối mặt với áp lực cân đối tài chính vì tuy là doanh nghiệp Nhà nước nhưng Thành Công đều phải tự vay, tự trả. Các năm gần đây, với sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên, với chính sách cổ phần hóa, tình hình tài chính công ty được cải thiện, từ đó giúp công ty chủ động và thực hiện nhanh chóng, linh hoạt các quyết định của mình trên cơ sở lấy hiệu quả làm đầu.
Trong kế hoạch phát triển từ nay đến 2010, Thành Công không chỉ dừng lại ở lĩnh vực truyền thống là dệt may mà còn đẩy mạnh sang các lĩnh vực khác như ngân hàng, chứng khoán, thương mại, xây dựng, bất động sản, dịch vụ du lịch... Vậy lĩnh vực nào sẽ là mũi nhọn của công ty, thưa ông?
Đúng vậy, phát triển ngành nghề mới không chỉ là ý muốn của Hội đồng Quản trị công ty mà là ý nguyện, mong muốn của các cổ đông, vì vậy chiến lược phát triển ngành nghề sau cổ phần hóa là đa ngành nghề.
Và qua hơn một năm hoạt động dưới hình thức cổ phần với chiến lược kinh doanh đa ngành có chọn lọc, bước đầu cho thấy chiến lược của chúng tôi đang đi đúng hướng.
Vẫn còn sớm để có thể xem xét ngành nghề mũi nhọn trong lúc này. Tuy nhiên, thấy rõ hơn cả thì lĩnh vực kinh doanh bất động sản vẫn là thế mạnh của Thành Công.
Còn định hướng phát triển của chúng tôi thời kỳ hậu niêm yết là vẫn tiếp tục theo định hướng hoạt động đa ngành, ngành nghề truyền thống tăng trưởng từ 15% đến 25% mỗi năm và đến năm 2010 cơ cấu tài sản, lợi nhuận của công ty sẽ là 50% do ngành nghề truyền thống và 50% do các ngành nghề khác đem lại.
Ngoài những dự án ngoài ngành đã được công bố trong tháng 7/2007 vừa qua, Thành Công còn mở rộng và phát triển các dự án nào khác?
Hiện Thành Công đã thành lập thêm Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thành Phúc để triển khai đầu tư, tìm kiếm các dự án bất động sản mới ngoài các dự án đã có. Đồng thời, công ty đang triển khai các bước chuẩn bị để thành lập Công ty Cổ phần Y tế để mở bệnh viện, kinh doanh lĩnh vực y tế, với vốn đầu tư tham gia góp vốn ban đầu khoảng 25 tỷ đồng.
Thành Công sẽ đưa gần 19 triệu cổ phiếu (mã chứng khoán: TCM) vào giao dịch phiên đầu tiên tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM ngày 15/10/2007. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông Đinh Công Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Dệt may Thành Công xung quanh sự kiện này.
Đưa cổ phiếu lên niêm yết lúc này, ông có nghĩ là thuận lợi không?
Việc niêm yết cổ phiếu của Thành Công vào thời điểm thị trường chứng khoán đang hồi phục sau một thời gian dài đi xuống là yếu tố góp phần tạo nên sự thuận lợi cho công ty, mà suy cho cùng chính các cổ đông hiện hữu và nhà đầu tư trong tương lai sẽ được thuận lợi vì họ có thêm sự lựa chọn tốt nhất trong các quyết định của mình.
Tuy nhiên, sự hồi phục của thị trường chứng khoán cũng chỉ là một yếu tố ảnh hưởng tích cực, còn để cổ phiếu tăng trưởng thì quan trọng vẫn là tình hình hoạt động và tầm nhìn chiến lược của công ty để có thể khai thác nhanh chóng tiềm năng sẵn có, và cách thức tiếp cận sở hữu các tiềm năng, cơ hội của thị trường để cuối cùng vẫn là tính hiệu quả, sự tăng trưởng, ổn định, bền vững.
Trong bản cáo bạch, Thành Công cho biết doanh thu 6 tháng đầu năm 2007 đạt 42,6% kế hoạch cả năm nhưng lợi nhuận đã tăng đột biến, đạt 62,3 tỷ đồng, bằng 111,25 kế hoạch cả năm. Nếu so sánh lợi nhuận cùng kỳ năm ngoái thì tăng 730%. Ông giải thích thế nào về sự gia tăng đột biến này?
Có nhiều nguyên nhân cả bên trong và bên ngoài làm cho lợi nhuận tăng trưởng, trong đó chủ yếu vẫn là sự đổi mới về nhận thức, đổi mới về cơ chế hoạt động.
Thành Công đã chọn khách hàng làm trung tâm, lấy mục tiêu hiệu quả, mục tiêu thỏa mãn khách hàng để hướng đến, để họat động thay vì lấy các chỉ tiêu kế hoạch làm mục tiêu như trước đây, do đó có thể doanh thu không tăng trưởng mạnh nhưng hoạt động lại có hiệu quả.
Mặt khác, cả một thời gian dài trước đây, công ty luôn phải đối mặt với áp lực cân đối tài chính vì tuy là doanh nghiệp Nhà nước nhưng Thành Công đều phải tự vay, tự trả. Các năm gần đây, với sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên, với chính sách cổ phần hóa, tình hình tài chính công ty được cải thiện, từ đó giúp công ty chủ động và thực hiện nhanh chóng, linh hoạt các quyết định của mình trên cơ sở lấy hiệu quả làm đầu.
Trong kế hoạch phát triển từ nay đến 2010, Thành Công không chỉ dừng lại ở lĩnh vực truyền thống là dệt may mà còn đẩy mạnh sang các lĩnh vực khác như ngân hàng, chứng khoán, thương mại, xây dựng, bất động sản, dịch vụ du lịch... Vậy lĩnh vực nào sẽ là mũi nhọn của công ty, thưa ông?
Đúng vậy, phát triển ngành nghề mới không chỉ là ý muốn của Hội đồng Quản trị công ty mà là ý nguyện, mong muốn của các cổ đông, vì vậy chiến lược phát triển ngành nghề sau cổ phần hóa là đa ngành nghề.
Và qua hơn một năm hoạt động dưới hình thức cổ phần với chiến lược kinh doanh đa ngành có chọn lọc, bước đầu cho thấy chiến lược của chúng tôi đang đi đúng hướng.
Vẫn còn sớm để có thể xem xét ngành nghề mũi nhọn trong lúc này. Tuy nhiên, thấy rõ hơn cả thì lĩnh vực kinh doanh bất động sản vẫn là thế mạnh của Thành Công.
Còn định hướng phát triển của chúng tôi thời kỳ hậu niêm yết là vẫn tiếp tục theo định hướng hoạt động đa ngành, ngành nghề truyền thống tăng trưởng từ 15% đến 25% mỗi năm và đến năm 2010 cơ cấu tài sản, lợi nhuận của công ty sẽ là 50% do ngành nghề truyền thống và 50% do các ngành nghề khác đem lại.
Ngoài những dự án ngoài ngành đã được công bố trong tháng 7/2007 vừa qua, Thành Công còn mở rộng và phát triển các dự án nào khác?
Hiện Thành Công đã thành lập thêm Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thành Phúc để triển khai đầu tư, tìm kiếm các dự án bất động sản mới ngoài các dự án đã có. Đồng thời, công ty đang triển khai các bước chuẩn bị để thành lập Công ty Cổ phần Y tế để mở bệnh viện, kinh doanh lĩnh vực y tế, với vốn đầu tư tham gia góp vốn ban đầu khoảng 25 tỷ đồng.