15:47 28/09/2015

Khi phụ nữ không tìm thấy niềm vui

PV

Khi phụ nữ không tìm thấy niềm vui - Ảnh 1

Nguyên nhân nào gây ra chứng trầm cảm? Cần phân biệt trầm cảm thông thường với trầm cảm theo mùa. Trầm cảm theo mùa là một rối loạn khí sắc thường xảy ra vào mùa đông và thu. Thông thường sẽ phục hồi trở lại vào mùa xuân hoặc hè. Bệnh có nguyên nhân từ sự thay đổi lượng ánh sáng giữa các mùa. Trong khi đó, trầm cảm là trạng thái có liên quan đến sự mất cân bằng của các chất hóa học có vai trò trong sự dẫn truyền thần kinh trong não bộ. Trầm cảm thông thường cũng có thể được kích hoạt bởi một số các sự kiện gây stress trong đời sống; vì thế nó có thể xảy ra sau những sự kiện như: cái chết của một người thân, vợ chồng ly hôn hoặc sau một sự chuyển đổi môi trường sống… Trầm cảm cũng có tính di truyền. Yếu tố di truyền có thể được thấy rõ trong trường hợp những gia đình có những người mắc trầm cảm ở các thế hệ khác nhau. Trầm cảm cũng có thể xuất hiện khi dùng một số thuốc chữa bệnh, khi lạm dụng các chất gây nghiện (rượu, ma túy) hoặc khi bị mắc những căn bệnh mãn tính lâu ngày… Một số phụ nữ có thể có tình trạng dao động khí sắc trong thời gian vài ngày sau khi sinh con. Họ có thể cảm thấy hơi bị trầm uất, khó tập trung, ăn mất ngon và khó ngủ ngay cả khi đã cho em bé ngủ. Tình trạng này có thể diễn tiến nhẹ dần và mất đi trong vòng 10 ngày sau khi sinh.  Trầm cảm tuổi mãn kinh Giai đoạn 40 - 45 tuổi, chu kỳ kinh nguyệt thưa dần và không đều, đó là giai đoạn tiền mãn kinh. Trong nhiều thế kỷ qua, người ta đã nhận thấy giai đoạn mãn kinh thường kết hợp với sự tăng tần suất và độ trầm trọng của trầm cảm. Một nghiên cứu mới đây ở nước ta cho thấy, những yếu tố như: điều kiện kinh tế khó khăn, không có nhà ở, không có con, có sang chấn tâm lý (chồng chết, có con ra ở riêng, cô đơn)… ở những phụ nữ mãn kinh thì nguy cơ trầm cảm cao gấp gần 2,75 lần. 

Khi phụ nữ không tìm thấy niềm vui - Ảnh 2

Giai đoạn 40 - 45 tuổi, chu kỳ kinh nguyệt thưa dần và không đều, đó là giai đoạn tiền mãn kinh

Nhiều phụ nữ mãn kinh khi mắc bệnh có cảm giác buồn rầu, ủ rũ hoặc bực bội, khó chịu. Cảm giác mệt mỏi, thiểu lực, uể oải. Khó tập trung và không thể nắm bắt được thông tin. Giảm sút lòng tự tin. Mất quan tâm thích thú trong sinh hoạt hằng ngày, công việc hoặc giải trí. Có ý nghĩ chán nản, buông xuôi, ít chăm sóc bản thân hoặc gia đình, tự cho mình không xứng đáng hoặc buộc tội. Rối loạn giấc ngủ (khó ngủ, ít ngủ, thức dậy sớm hoặc ngủ nhiều). Ăn ít hoặc ăn không ngon miệng, đôi khi ăn quá nhiều. Khi trầm cảm nặng thường có triệu chứng sút cân (giảm 50% trọng lượng cơ thể trong vòng 4 tuần), giảm ham muốn tình dục, ít ngủ, thức giấc sớm, có kèm hoang tưởng và ảo giác. Tình trạng trên kéo dài ít nhất 2 tuần.  Trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh thường liên quan đến căn nguyên tâm lý phối hợp với sự thay đổi nội tiết thường xảy ra trong những năm đầu của thời kỳ mãn kinh. Nếu phát hiện sớm và được điều trị tâm lý, nội tiết, thuốc chống trầm cảm, bệnh nhân sẽ tiến triển tốt, có thể phục hồi hoàn toàn và thích nghi dần ở những năm sau. Vì vậy, phụ nữ trong tuổi mãn kinh nhất là những phụ nữ có triệu chứng tiền mãn kinh rầm rộ cũng như tình trạng gia đình rắc rối, kinh tế khó khăn, chấn thương tâm lý… cần được khám và tầm soát trầm cảm để phát hiện sớm và có hướng điều trị kịp thời những rối loạn trầm cảm nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người phụ nữ giúp họ vượt qua một cách nhẹ nhàng giai đoạn khó khăn này của cuộc đời. 5 dấu hiệu nhận ra một phụ nữ trầm cảm Mất đi linh hoạt: Dấu hiệu trầm cảm ở phụ nữ chính là họ thường cảm thấy toàn bộ con người của họ đã sụp đổ, cơ thể đờ đẫn không muốn làm gì. Họ xác định rõ cảm giác đó không phải là cơ thể họ không có sinh lực mà là tinh thần của họ đã mất đi động lực, làm việc gì (kể cả vệ sinh cá nhân) đều cần người khác thúc giục. Cảm giác vô vọng: Những người trầm cảm thường cảm thấy mọi thứ rất tồi tệ, tiền đồ tối tăm ảm đạm, tất cả đều không chút hi vọng và cũng chẳng biết mình đang mong muốn gì, thích thú điều gì. Tương phản với điều đó, người bình thường luôn có nhiều hi vọng, ví dụ như sự nghiệp có thành tựu, gia đình mạnh khỏe... Đồng thời cũng có nhiều nguyện vọng nhỏ như có đủ tiền để đi shopping đồ hiệu, thưởng thức liveshow ca nhạc, đi du lịch đến vùng đất xa xôi… Tóm lại, mất đi niềm hy vọng vào tương lai là một dấu hiệu trầm cảm. Đánh giá thấp bản thân: Họ luôn cho rằng mình là đồ thải, kiến thức của mình đã sụt giảm trầm trọng hay thậm chí là cảm giác tội lỗi tràn đầy, chìm trong cảm giác bản thân vô dụng và bất lực. Đây cũng là một biểu hiện tiếp theo của dấu hiệu trầm cảm. Cảm giác lẻ loi: Cảm giác này thực sự đau khổ, đặc biệt họ khó biểu hiện ra và không ít người không muốn đi khám bác sỹ vì họ xác định bác sỹ không thể giúp gì được. Họ luôn cảm thấy họ không giống với những người khác, tựa hồ như đã rời bỏ khỏi trần gian rơi vào một vực sâu thâm cốc và tất cả đã không thể cứu vãn, không ai giúp đỡ được. Những người như vậy có cuộc sống một ngày dài như một năm, luôn lẻ loi, cô đơn, luôn xa lánh với những người khác. Đây chính là một biểu hiện nổi trội của trầm cảm Cuộc sống không có ý nghĩa: Không phải phương thức cuộc sống không có ý nghĩa mà chính là họ cảm nhận cả cuộc đời nhân sinh cơ bản là vô nghĩa. Không chỉ như vậy mà còn nhận thấy sống tức là chịu tội tạo nghiệp ác, sống không bằng chết, họ thường xuyên âm ủ ý định tự sát, thậm chí thực hiện tự sát. Bất cứ có một dấu hiệu trầm cảm nào rõ ràng và nổi trội trong 6 biểu hiện trên, chúng ta đều nên nghĩ đến khả năng bị bệnh trầm cảm. Trầm cảm là một loại bệnh tổng hợp, đương nhiên không chỉ có một dạng triệu chứng, có thể có triệu chứng không rõ ràng. Nếu có nghi ngờ, khó xác định, chúng ta nên lập tức đi khám bác sỹ.

Khi phụ nữ không tìm thấy niềm vui - Ảnh 3

Nếu phát hiện sớm và được điều trị tâm lý, nội tiết, thuốc chống trầm cảm, bệnh nhân sẽ tiến triển tốt, có thể phục hồi hoàn toàn và thích nghi dần ở những năm sau.

Những giai đoạn dễ trầm cảm của phụ nữ Trầm cảm tuổi dậy thì: Nếu một bé gái đến tuổi dậy thì mà không được chuẩn bị tinh thần trước, bé rất dễ cảm thấy sợ hãi, lo lắng, mất ngủ, chán ăn vì luôn nghĩ mình bị… bệnh nan y. Trường hợp này cần sự quan tâm kịp thời của cha mẹ, chứ nếu bé âm thầm chịu đựng, lo lắng rồi hoang tưởng thì bệnh sẽ xuất hiện. Chỉ đến lúc bệnh trầm kha thì chữa trị mất rất nhiều công sức. Trầm cảm khi yêu: Hiện tượng các em gái đi nạo hút thai có bạn trai hoặc bà mẹ đi kèm vẫn thường thấy mỗi ngày ở các bệnh viện phụ sản. Sau cái lần kinh khủng đó hầu hết các cô gái rơi vào sợ hãi cha mẹ, nhìn con trai bằng con mắt của “kẻ chủ mưu phá hoại đời mình”, mất niềm tin vào cuộc sống, rơi vào trầm cảm nếu cha mẹ không thông cảm và nâng đỡ tinh thần. Trầm cảm sau khi cưới: Một nhà tâm thần học đã nói vui rằng khi yêu cả hai giống như bệnh nhân tâm thần. Điều nguy hiểm là trong lúc “bệnh” như vậy thì họ đưa ra quyết định cưới nhau. Cưới xong hết bệnh “yêu” lại rơi tõm vào thực tế, nên có cô đi từ thất vọng về tình dục đến thất vọng về tài chính để rồi sinh bệnh trầm cảm. Trầm cảm sau khi sinh: Phụ nữ khi chuyển dạ gặp đau đớn, gia đình hoặc người chồng nếu không gần gũi, chăm sóc chu đáo thì yếu tố thúc đẩy trầm cảm sẽ xuất hiện. Thêm vào đó estrogen giảm sút, hormone bài tiết sữa (prolactin) xuất hiện ảnh hưởng trực tiếp đến sự buồn rầu của sản phụ. Tất nhiên không phải tất cả phụ nữ sau khi sinh đều bị trầm cảm. Nếu ông chồng để ý sẽ thấy vợ mình không ngủ được nhưng lại ít quan tâm đến em bé thì đây là triệu chứng báo động rồi. Trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh: Sự thiếu hụt hormone buồng trứng ở phụ nữ mãn kinh làm cho họ không còn khí sắc tươi tắn như thời xưa nữa. Hormone nam thay thế lại chuyển mỡ về vùng bụng. Thiếu estrogen, sự hấp thu canxi giảm hẳn, loãng xương xuất hiện sinh ra đau nhức… Thế là buồn rầu, mệt mỏi, đau nhức, mất ngủ, tự ti, bi quan... lần lượt kéo đến Rượu vang và bệnh trầm cảm của phụ nữ Đối với phụ nữ uống rượu vừa phải, tương đương với 1 hoặc 2 ly rượu vang mỗi ngày, sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm 38%. Nhưng kết quả tích cực trên đã được ghi nhận chỉ dành cho phụ nữ và các dạng tiêu thụ đồ uống có cồn khác không được ghi chú. Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Sở Y tế dự phòng và y tế công cộng Navarra (Tây Ban Nha), thực hiện với 13.619 người, cả nam giới và phụ nữ, ở độ tuổi trung bình là 38 tuổi. Khi nghiên cứu bắt đầu, tất cả những người tham gia đều không bị trầm cảm.

Hoài Phương