Khởi động hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam
EU và Việt Nam bắt đầu đàm phán chính thức về hiệp định thương mại tự do
"EU và Việt Nam bắt đầu đàm phán chính thức về hiệp định thương mại tự do sau khi hoàn thành công việc chuẩn bị để có được một sự hiểu biết chung về những vấn đề chính được đề cập trong thỏa thuận ngày thứ 7 tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN - EU lần thứ 2 tại Phnôm Pênh", một thông cáo phát đi từ Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho hay.
Theo thông cáo này, mục đích của công việc chuẩn bị này là nhằm đảm bảo cả hai bên có thể chia sẻ các mục tiêu tham vọng chung trong các vòng đàm phán sắp tới. Hai bên sẽ đưa ra một loạt các vấn đề bao gồm cả việc xóa bỏ hàng rào thuế quan, tăng cường thương mại trong dịch vụ và giải quyết các rào cản phi thuế quan, đồng thời đạt được một thỏa thuận rộng hơn về quyền sở hữu trí tuệ và sự cạnh tranh trong các thị trường khác.
Eurocham cũng cho hay Ủy ban Châu Âu (EC) sẽ tham khảo ý kiến các nước thành viên của Liên minh Châu Âu (EU) trước khi có thể khởi động vòng đàm phán chính thức với Việt Nam. Sau Singapore và Malaysia, Việt Nam là nước thứ ba trong ASEAN mà EU tiến hành đàm phán về thương mại tự do.
Ông Preben Hjortlund, Chủ tịch EuroCham nói một hiệp định thương mại tự do Việt Nam EU sẽ giúp Việt Nam có được lợi thế từ việc nhập khẩu chất lượng cao và tăng việc chuyển giao công nghệ. Việc nhập khẩu chất lượng cao tăng ngược lại sẽ giúp nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam do đó các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thể nâng cao sức cạnh tranh về mặt dài hạn.
"Khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU được ký kết, FDI của EU sẽ tiếp tục tăng cả về số lượng và chất lượng. Các doanh nghiệp châu Âu ngày càng nhận thấy Việt Nam như cửa ngõ ASEAN hoặc thậm chí là trụ sở chính từ đó họ có thể phục vụ hiệu quả thị trường ASEAN và các nước lánh giềng như Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ", ông nói.
Kể từ khi thành lập với chỉ 60 Hội viên tại Tp.HCM năm 1998, EuroCham đã phát triển thành đại diện của hơn 750 doanh nghiệp châu Âu, trong đó có nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới.
Theo thông cáo này, mục đích của công việc chuẩn bị này là nhằm đảm bảo cả hai bên có thể chia sẻ các mục tiêu tham vọng chung trong các vòng đàm phán sắp tới. Hai bên sẽ đưa ra một loạt các vấn đề bao gồm cả việc xóa bỏ hàng rào thuế quan, tăng cường thương mại trong dịch vụ và giải quyết các rào cản phi thuế quan, đồng thời đạt được một thỏa thuận rộng hơn về quyền sở hữu trí tuệ và sự cạnh tranh trong các thị trường khác.
Eurocham cũng cho hay Ủy ban Châu Âu (EC) sẽ tham khảo ý kiến các nước thành viên của Liên minh Châu Âu (EU) trước khi có thể khởi động vòng đàm phán chính thức với Việt Nam. Sau Singapore và Malaysia, Việt Nam là nước thứ ba trong ASEAN mà EU tiến hành đàm phán về thương mại tự do.
Ông Preben Hjortlund, Chủ tịch EuroCham nói một hiệp định thương mại tự do Việt Nam EU sẽ giúp Việt Nam có được lợi thế từ việc nhập khẩu chất lượng cao và tăng việc chuyển giao công nghệ. Việc nhập khẩu chất lượng cao tăng ngược lại sẽ giúp nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam do đó các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thể nâng cao sức cạnh tranh về mặt dài hạn.
"Khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU được ký kết, FDI của EU sẽ tiếp tục tăng cả về số lượng và chất lượng. Các doanh nghiệp châu Âu ngày càng nhận thấy Việt Nam như cửa ngõ ASEAN hoặc thậm chí là trụ sở chính từ đó họ có thể phục vụ hiệu quả thị trường ASEAN và các nước lánh giềng như Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ", ông nói.
Kể từ khi thành lập với chỉ 60 Hội viên tại Tp.HCM năm 1998, EuroCham đã phát triển thành đại diện của hơn 750 doanh nghiệp châu Âu, trong đó có nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới.