19:37 08/10/2024

Khối ngoại bán ròng phiên thứ ba liên tiếp, xả toàn MWG, FPT

Thu Minh

Khối ngoại bán ròng phiên thứ 3 liên tiếp giá trị ròng 225.0 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 61.7 tỷ đồng.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Giằng co vẫn là xu hướng chủ đạo của thị trường trong phiên giao dịch hôm nay mặc dù chốt phiên chỉ số tăng nhẹ 2,05 điểm về vùng giá 1.271 điểm. Thị trường chưa có động lực đủ lớn để kích thích dòng tiền tham gia. Sau mỗi nhịp giảm sâu lại có lượng vào bắt đáy không đáng kể, Vn-Index có lúc giảm mạnh nhất bay 3 điểm và lúc tăng mạnh nhất kéo lên thêm 6 điểm.

Độ rộng do đó được san bằng, số cổ tăng tương đương cổ giảm 176/179. Điểm tích cực là nhóm vốn hóa lớn gồm Ngân hàng và bất động sản được kéo xanh cuối phiên với hàng loạt cổ xuất sắc như LPB tăng 4,88%; HDB tăng 1,3%; TCB tăng 1,04%; VPB tăng 0,5%. Bất động sản ngoài họ nhà Vin tăng đồng loạt nhiều cổ phiếu khu công nghiệp rất khá như KBC tăng 1,84%; SIP tăng 2,24%; SNZ tăng 2,48%. Nhóm nguyên vật liệu có BMP bật tăng kịch trần, HPG cũng tăng mạnh 2,08% và HSG tăng 1,43% nhờ thông tin rumor về thuế chống bán phá giá các sản phẩm thép từ Ấn Độ và Trung Quốc.

Nhóm thực phẩm đồ uống, năng lượng, vận tải cũng duy trì sắc xanh. Ở chiều ngược lại, nhóm chứng khoán bay màu ngay trước khi FTSE công bố thông tin nâng hạng chứng khoán Việt Nam ngay sau khi chứng khoán Mỹ kết phiên giao dịch ngày 8/10. Theo dự báo của nhiều tổ chức, nhanh phải đến tháng 3 năm 2025 hoặc tháng 10/2025 Việt Nam mới nằm trong danh sách nâng hạng.

Tiền bắt đáy xuất hiện, thanh khoản ba sàn khớp lệnh gần 18.000 tỷ trong đó khối ngoại bán ròng phiên thứ 3 liên tiếp giá trị ròng 225.0 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 61.7 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Tài nguyên Cơ bản, Thực phẩm và đồ uống. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: TCB, HPG, LPB, VNM, HAH, PVT, TPB, VIX, VIC, HCM.

Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Bán lẻ. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: MWG, STB, FPT, VPB, HDB, SSI, OCB, BID, DGW.

Nhà đầu tư cá nhân mua ròng 15.0 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 43.5 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 11/18 ngành, chủ yếu là ngành Công nghệ Thông tin. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: FPT, HDB, SSI, MSN, STB, PLX, GMD, MWG, SHB, OCB.

Phía bán ròng khớp lệnh: họ bán ròng 7/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Tài nguyên Cơ bản, Hàng & Dịch vụ Công nghiệp. Top bán ròng có: HPG, TCB, LPB, HAH, PVT, VCI, NTL, EIB, DGC.

Khối ngoại bán ròng phiên thứ ba liên tiếp, xả toàn MWG, FPT - Ảnh 1

Tự doanh mua ròng 29.4 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 140.2 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 9/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Bán lẻ, Hàng & Dịch vụ Công nghiệp. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm nay gồm MWG, EIB, NTL, MBB, DGC, FRT, HAH, STB, CTR, VCI.

Top bán ròng là nhóm Thực phẩm và đồ uống. Top cổ phiếu được bán ròng gồm ACB, VIB, TCB, VNM, HDB, SAB, VIC, MSN, BMP, TPB.

Nhà đầu tư tổ chức trong nước mua ròng 71.6 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 34.9 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 10/18 ngành, giá trị lớn nhất là nhóm Ngân hàng Top bán ròng có EIB, TCB, MSN, VNM, MBB, TDM, NLG, REE, VGC, GMD.

Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Tài nguyên Cơ bản. Top mua ròng có VPB, HPG, VCI, PVD, STB, LCG, DBC, VHM, FUESSVFL, PDR.

Giao dịch thỏa thuận hôm nay đạt 841 tỷ đồng, giảm 49,9% so với phiên liền trước và đóng góp 4,8% tổng giá trị giao dịch.

Hôm nay có giao dịch thỏa thuận đáng chú ý giữa Cá nhân trong nước (bên Mua) và Tổ chức trong nước (bên Bán) ở VIX với 10 triệu đơn vị, tương đương hơn 110 tỷ đồng.

Ngoài ra có giao dịch thỏa thuận giữa các Cá nhân trong nước ở HDB, EIB, KDC, DBD.

Tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở Chứng khoán, Thép, Bán lẻ, Thiết bị & Dịch vụ Dầu khí, Vận tải thủy và Vật liệu Xây dựng trong khi giảm ở Ngân hàng, Bất động sản, Thực phẩm, Hóa chất, Xây dựng, Dệt may.

Tính riêng khớp lệnh, tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở nhóm vốn hóa vừa VNMID và nhỏ VNSML, trong khi giảm ở nhóm vốn hóa lớn VN30.