22:20 19/05/2025

Khối ngoại và cá nhân "rủ nhau" chốt lời, tổ chức trong nước gom

Thu Minh

Thanh khoản ba sàn hôm nay khớp lệnh gần 23.000 tỷ đồng cho thấy lực bán lớn nhưng nhu cầu hấp thụ cũng dồi dào. Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay bán ròng thêm 475.0 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 330.4 tỷ đồng...

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Mỹ sẽ ấn định mức thuế quan cho các quốc gia vào 2-3 tuần tới cho nên thị trường có xu hướng thận trọng chờ thông tin cuối cùng này. VN-Index lình xình giằng co suốt cả phiên để rồi đóng cửa giảm 5,10 điểm lại thủng mốc 1.300 khi hôm nay là một lượng hàng lớn hơn 1,3 tỷ cổ phiếu về tay.

Tâm lý chốt lời diện rộng, có tới 216 mã giảm điểm trên 110 mã tăng. Ngoại trừ bất động sản kéo thị trường với VIC đầu tàu dẫn dắt bật tăng kịch trần, VHM tăng 1,38%; VRE tăng 1,02%, PDR tăng 1,21%; KBC tăng 3,48%... Chỉ riêng họ nhà VIN kéo 5,5 điểm cho thị trường còn lại hầu hết đều giảm điểm từ nhóm vốn hóa lớn đến nhỏ nên VN-Indx không đảo chiều được tình thế. Ngay tại nhóm bất động sản, nhiều cổ cũng chiết khấu khá sâu như SIP - 3,24%; DXG - 1,81%; IDC -2,38%.

Nhóm ảnh hưởng trực tiếp bởi mức thuế đối ứng Mỹ áp lên Việt Nam như xuất khẩu, vận tải logistic cũng bay màu. Ở nhóm xuất khẩu, thép giảm mạnh nhất là NKG -1,95%; khoáng sản KSV -6,47%; hóa chất có DGC giảm 2,61%, cao su có GVR giảm 1,81%, thủy sản có VHC và ANV giảm lần lượt 1,14% và 2,65%.

Tương tự, nhóm vận tải logistics có VJC - 2,22%; PHP - 3,19%, VTP -3%. Nhóm tài chính gồm ngân hàng nhiều cổ phiếu không trụ nổi như BID giảm 1,09%; STB giảm 2,01%; LPB - 3,82% trong khi chứng khoán hầu hết giảm trên 2%. Nhìn chung sau một đoạn tăng dài với mức hồi phục hơn 22% kể từ đáy việc thị trường gặp áp lực chốt lời là không thể tránh khỏi.

Thanh khoản ba sàn hôm nay khớp lệnh gần 23.000 tỷ đồng cho thấy lực bán lớn nhưng nhu cầu hấp thụ cũng dồi dào. Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay bán ròng thêm 475.0 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 330.4 tỷ đồng. Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Ngân hàng, Bất động sản. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: VIC, MBB, CTG, FUEVFVND, KBC, MWG, DIG, HDB, CII, HVN.

Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Thực phẩm và đồ uống. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: GEX, MSN, VHM, DXG, VRE, VCI, SSI, HCM, VPB.

Khối ngoại và cá nhân "rủ nhau" chốt lời, tổ chức trong nước gom - Ảnh 1

Nhà đầu tư cá nhân bán ròng 67.0 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 334.4 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 9/18 ngành, chủ yếu là ngành Bất động sản. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: GEX, SHB, VIC, VRE, MSN, FPT, VPI, VCI, ACB, TPB.

Phía bán ròng khớp lệnh: họ bán ròng 9/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Ngân hàng, Du lịch và Giải trí. Top bán ròng có: MBB, VPB, STB, KBC, GEE, CTG, VCB, HDB, HAG.

Tự doanh mua ròng 14.7 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 14.8 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 12/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Công nghệ Thông tin, Bất động sản. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm nay gồm FPT, TCB, PNJ, VHM, GMD, VRE, MSN, MBB, CTG, NLG.

Top bán ròng là nhóm Dịch vụ tài chính. Top cố phiếu được bán ròng gồm FUEVFVND, VPB, MWG, VIB, SHB, DGC, ACB, HPG, VND, SSI.

Nhà đầu tư tổ chức trong nước mua ròng 549.0 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 10.8 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 8/18 ngành, giá trị lớn nhất là nhóm Bất động sản Top bán ròng có VIC, FPT, CTG, SHB, CII, TCB, PNJ, DIG, NLG, VPI. Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Ngân hàng. Top mua ròng có VPB, VHM, STB, DXG, MSN, GEX, VCB, VND, HAG, GEE. 

Giá trị giao dịch thỏa thuận hôm nay đạt 2.814,5 tỷ đồng, tăng +43,1% so với phiên liền trước và đóng góp 11,7% tổng giá trị giao dịch. Hôm nay có giao dịch đáng chú ý ở cố phiếu VHM, với 15 triệu đơn vị cổ phiếu tương đương 826,5 tỷ đồng được Tố chức nước ngoài bán thỏa thuận cho nhà đầu tư cá nhân và tổ chức trong nước.

Ngoài ra còn có giao dịch giữa các Tố chức trong nước ở nhóm cổ phiếu ngành Ngân hàng (STB, EIB, HDB, TCB), nhóm vốn hóa lớn (MSN, FPT, MWG) và GEX.

Tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở Bất động sản, Ngân hàng, Hóa chất, Nuôi trồng nông & hải sản, Bán lẻ, Thiết bị điện, Phần mềm trong khi giảm ở Chứng khoán, Xây dựng, Thép, Tài chính đặc biệt, Chuyển phát nhanh.

Tính riêng khớp lệnh, tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở nhóm vốn hóa lớn VN30, trong khi giảm ở nhóm vốn hóa vừa VNMID và nhỏ VNSML.