“Không có chuyện đỉa trong sữa”!
Gần đây, các hãng sữa nước nội địa rất bức xúc trước thông tin trong sữa có đỉa, sinh vật lạ
Gần đây, các hãng sữa nước nội địa rất bức xúc trước thông tin trong sữa có đỉa, sinh vật lạ. Thực tế này gây hoang mang cho người tiêu dùng, thậm chí, một trường mầm non của Hà Nội đã ngưng cho trẻ uống sữa nước của một hãng dính tin đồn có đỉa.
Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Thanh Phong, Phó cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) xung quanh vấn đề này.
Thưa ông, 3 hãng sữa nước nội địa lớn nhất trên thị trường đang gặp rắc rối khi có thông tin trong sản phẩm của mình có đỉa hoặc sinh vật lạ, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm có ý kiến gì?
Tất cả những sản phẩm thực phẩm, trong đó có sữa khi được cơ quan quản lý cấp phép cho lưu hành thì đều đã được làm đầy đủ các thủ tục bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Tất nhiên, trong quá trình bảo quản và tiêu dùng nếu không đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, khiến cho sản phẩm bị thủng, vỡ thì có thể có vi khuẩn xâm nhập, làm ảnh hưởng tới chất lượng.
Kể cả như vậy nhưng nếu dựa vào một vài sản phẩm để đánh giá hàng loạt sản phẩm khác cũng bị như thế là không đúng. Với những trường hợp này, cơ quan quản lý có thể lấy mẫu lưu của chính lô hàng đó trong nhà máy và/hoặc mẫu của chính lô hàng đó trên thị trường để kiểm định. Nếu tất cả đều chứng minh đạt chất lượng thì không thể kết luận toàn bộ lô hàng có sản phẩm bị nghi ngờ là không đạt chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.
Vậy, đỉa có thể tồn tại trong các hộp sữa nước hay không và nếu có thì bằng con đường nào?
Các thông tin sản phẩm sữa có đỉa thì đã được các chuyên gia ngành sữa, nhà khoa học trong ngoài nước đã khẳng định rằng: với điều kiện sản xuất, bảo quản và đặc biệt là yếu tố nhiệt độ lên tới 135 độ C - 140 độ C, không thể có một con đỉa nào có thể tồn tại trong hộp sữa. Chỉ cần 100 độ C là hầu hết vi sinh vật, vi khuẩn bị tiêu diệt, còn một vài loại ở thể kén, ấu trùng có thể tồn tại nhưng với 135 độ C trở lên thì không thể sống được.
Với quy trình sản xuất như vậy, mà nghĩ rằng ấu trúng sinh vật lạ tồn tại trong đó là không có cơ sở.
Khi xuất hiện thông tin “đỉa trong sữa”, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã làm gì theo chức năng của mình?
Chúng tôi đã chỉ đạo các cơ quan cấp dưới theo ngành dọc như các chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm, thanh tra của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm phối hợp với các cơ quan hữu quan và địa phương giám sát chỉ đạo xử lý vụ việc.
Cụ thể, chúng tôi đã lấy mẫu đối với sản phẩm bị nghi ngờ, để kiểm tra và xét nghiệm. Đến giờ phút này, kết quả cho thấy tất cả các lô hàng đều đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không có chuyện đỉa trong sữa.
Thứ hai, quản lý thực phẩm là lĩnh vực tương đối nhạy cảm, một mặt phải bảo vệ sức khỏe, sự an toàn của người tiêu dùng; mặt khác, đảm bảo ổn định sản xuất cho doanh nghiệp. Vì thế, những thông tin vừa qua về “đỉa trong sữa” đã ảnh hưởng lớn đến tâm lý người tiêu dùng và sản xuất.
Do đó, trách nhiệm kết luận việc có “đỉa trong sữa” hay không là trách nhiệm của cơ quan quản lý. Khi chưa có kết luận của cơ quan chức năng, người tiêu dùng không được tung tin thất thiệt, gây hoang mang cho cộng đồng và làm thiệt hại đến nhà sản xuất.
Giả định, ông là chủ một hãng sữa bị đồn có đỉa trong đó, ông có liên hệ gì tới việc đối thủ cạnh tranh thiếu lành mạnh?
Trên thực tế quản lý, chúng tôi đã gặp những trường hợp, ví dụ như một người mang chai nước đến tố cáo trong đó có mẩu thuốc lá. Theo nguyên tắc, chúng tôi đã mời đơn vị sản xuất đến kiểm tra xem đó có phải là sản phẩm của mình hay không. Đồng thời, nhờ cơ quan công an xác minh xem đã mở nắp hay chưa. Kết quả xác minh cho thấy, tố cáo trên không đúng sự thật.
Hoặc, một trường hợp ở Đà Nẵng mua sản phẩm một doanh nghiệp sữa, sau đó bóc ra và cho vật thể lạ vào và yêu cầu doanh nghiệp này mua lại 4 hộp sữa chua trên với giá 25 triệu đồng. Tuy nhiên, doanh nghiệp đó đã rất bản lĩnh khi khước từ yêu cầu nói trên và báo cho cơ quan công an bắt giữ ngay kẻ tống tiền.
Vì thế, lời khuyên của tôi đối với các doanh nghiệp khi gặp trường hợp tương tự thì phải bình tĩnh và báo cáo ngay với cơ quan chức năng, hội bảo vệ người tiêu dùng, để các cơ quan này kịp thời khuyến cáo, vừa để bảo vệ mình, vừa bảo vệ cộng đồng.
Ông có ý kiến gì khi cách đây mấy ngày, một trường mầm non ở Hà Nội đã ngưng cho trẻ uống một loại sữa bị nghi có đỉa trong đó?
Năm 2008, sau khi có thông tin sữa có chứa chất melamine, rất nhiều nhà trẻ, mẫu giáo ngưng cho trẻ uống sữa, chúng tôi đã yêu cầu các nhà cung cấp thu hồi toàn bộ các lô sữa nói trên và phối hợp với các tổ chức y tế thế giới tiến hành các biện pháp cần thiết.
Đồng thời, cơ quan y tế đã ra thông cáo báo chí khẳng định không phải tất cả sữa có mặt trên thị trường Việt Nam đều có melamine và những loại sữa đã được cơ quan quản lý xác nhận cho phép lưu hành đều không có melamine.
Chúng tôi cũng đề nghị các cơ sở trông giữ trẻ, nhà mẫu giáo, cơ sở sử dụng thực phẩm, không nên vì tin đồn thất thiệt, mặc dù cơ quan chức năng đã kết luận trong sữa không thể có ấu trùng, sinh vật lạ tồn tại mà vẫn ngừng cho trẻ sử dụng, gây thiệt thòi lớn đến thể chất cho các cháu.
Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Thanh Phong, Phó cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) xung quanh vấn đề này.
Thưa ông, 3 hãng sữa nước nội địa lớn nhất trên thị trường đang gặp rắc rối khi có thông tin trong sản phẩm của mình có đỉa hoặc sinh vật lạ, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm có ý kiến gì?
Tất cả những sản phẩm thực phẩm, trong đó có sữa khi được cơ quan quản lý cấp phép cho lưu hành thì đều đã được làm đầy đủ các thủ tục bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Tất nhiên, trong quá trình bảo quản và tiêu dùng nếu không đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, khiến cho sản phẩm bị thủng, vỡ thì có thể có vi khuẩn xâm nhập, làm ảnh hưởng tới chất lượng.
Kể cả như vậy nhưng nếu dựa vào một vài sản phẩm để đánh giá hàng loạt sản phẩm khác cũng bị như thế là không đúng. Với những trường hợp này, cơ quan quản lý có thể lấy mẫu lưu của chính lô hàng đó trong nhà máy và/hoặc mẫu của chính lô hàng đó trên thị trường để kiểm định. Nếu tất cả đều chứng minh đạt chất lượng thì không thể kết luận toàn bộ lô hàng có sản phẩm bị nghi ngờ là không đạt chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.
Vậy, đỉa có thể tồn tại trong các hộp sữa nước hay không và nếu có thì bằng con đường nào?
Các thông tin sản phẩm sữa có đỉa thì đã được các chuyên gia ngành sữa, nhà khoa học trong ngoài nước đã khẳng định rằng: với điều kiện sản xuất, bảo quản và đặc biệt là yếu tố nhiệt độ lên tới 135 độ C - 140 độ C, không thể có một con đỉa nào có thể tồn tại trong hộp sữa. Chỉ cần 100 độ C là hầu hết vi sinh vật, vi khuẩn bị tiêu diệt, còn một vài loại ở thể kén, ấu trùng có thể tồn tại nhưng với 135 độ C trở lên thì không thể sống được.
Với quy trình sản xuất như vậy, mà nghĩ rằng ấu trúng sinh vật lạ tồn tại trong đó là không có cơ sở.
Khi xuất hiện thông tin “đỉa trong sữa”, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã làm gì theo chức năng của mình?
Chúng tôi đã chỉ đạo các cơ quan cấp dưới theo ngành dọc như các chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm, thanh tra của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm phối hợp với các cơ quan hữu quan và địa phương giám sát chỉ đạo xử lý vụ việc.
Cụ thể, chúng tôi đã lấy mẫu đối với sản phẩm bị nghi ngờ, để kiểm tra và xét nghiệm. Đến giờ phút này, kết quả cho thấy tất cả các lô hàng đều đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không có chuyện đỉa trong sữa.
Thứ hai, quản lý thực phẩm là lĩnh vực tương đối nhạy cảm, một mặt phải bảo vệ sức khỏe, sự an toàn của người tiêu dùng; mặt khác, đảm bảo ổn định sản xuất cho doanh nghiệp. Vì thế, những thông tin vừa qua về “đỉa trong sữa” đã ảnh hưởng lớn đến tâm lý người tiêu dùng và sản xuất.
Do đó, trách nhiệm kết luận việc có “đỉa trong sữa” hay không là trách nhiệm của cơ quan quản lý. Khi chưa có kết luận của cơ quan chức năng, người tiêu dùng không được tung tin thất thiệt, gây hoang mang cho cộng đồng và làm thiệt hại đến nhà sản xuất.
Giả định, ông là chủ một hãng sữa bị đồn có đỉa trong đó, ông có liên hệ gì tới việc đối thủ cạnh tranh thiếu lành mạnh?
Trên thực tế quản lý, chúng tôi đã gặp những trường hợp, ví dụ như một người mang chai nước đến tố cáo trong đó có mẩu thuốc lá. Theo nguyên tắc, chúng tôi đã mời đơn vị sản xuất đến kiểm tra xem đó có phải là sản phẩm của mình hay không. Đồng thời, nhờ cơ quan công an xác minh xem đã mở nắp hay chưa. Kết quả xác minh cho thấy, tố cáo trên không đúng sự thật.
Hoặc, một trường hợp ở Đà Nẵng mua sản phẩm một doanh nghiệp sữa, sau đó bóc ra và cho vật thể lạ vào và yêu cầu doanh nghiệp này mua lại 4 hộp sữa chua trên với giá 25 triệu đồng. Tuy nhiên, doanh nghiệp đó đã rất bản lĩnh khi khước từ yêu cầu nói trên và báo cho cơ quan công an bắt giữ ngay kẻ tống tiền.
Vì thế, lời khuyên của tôi đối với các doanh nghiệp khi gặp trường hợp tương tự thì phải bình tĩnh và báo cáo ngay với cơ quan chức năng, hội bảo vệ người tiêu dùng, để các cơ quan này kịp thời khuyến cáo, vừa để bảo vệ mình, vừa bảo vệ cộng đồng.
Ông có ý kiến gì khi cách đây mấy ngày, một trường mầm non ở Hà Nội đã ngưng cho trẻ uống một loại sữa bị nghi có đỉa trong đó?
Năm 2008, sau khi có thông tin sữa có chứa chất melamine, rất nhiều nhà trẻ, mẫu giáo ngưng cho trẻ uống sữa, chúng tôi đã yêu cầu các nhà cung cấp thu hồi toàn bộ các lô sữa nói trên và phối hợp với các tổ chức y tế thế giới tiến hành các biện pháp cần thiết.
Đồng thời, cơ quan y tế đã ra thông cáo báo chí khẳng định không phải tất cả sữa có mặt trên thị trường Việt Nam đều có melamine và những loại sữa đã được cơ quan quản lý xác nhận cho phép lưu hành đều không có melamine.
Chúng tôi cũng đề nghị các cơ sở trông giữ trẻ, nhà mẫu giáo, cơ sở sử dụng thực phẩm, không nên vì tin đồn thất thiệt, mặc dù cơ quan chức năng đã kết luận trong sữa không thể có ấu trùng, sinh vật lạ tồn tại mà vẫn ngừng cho trẻ sử dụng, gây thiệt thòi lớn đến thể chất cho các cháu.