“Không được tự ý tăng giá nhà thu nhập thấp”
Một số dự án nhà cho người thu nhập thấp trên địa bàn Từ Liêm, Hà Nội đã có thanh khoản tốt do mức giá hợp lý
“Các dự án nhà ở xã hội có được mức giá rẻ hơn là do được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước nên các chủ đầu tư không phải cứ thấy nhiều người mua là tự ý tăng giá”.
Chỉ đạo trên được Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đưa ra trong chuyến thăm và kiểm tra một số dự án nhà thu nhập thấp trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội ngày 23/1.
Đối với khu nhà ở cho người thu nhập thấp Đại Mỗ, do Tổng công ty Viglacera làm chủ đầu tư, đây là dự án thuộc quỹ đất 20% đầu tiên của Hà Nội được đưa vào sử dụng. Theo báo cáo của Viglacera, dự án có tổng diện tích 20.953m2, bao gồm 2 toà nhà thu nhập thấp, 1 toà hỗn hợp và 73 lô nhà thấp tầng. Giá căn hộ thu nhập thấp tại đây là 13,1 triệu đồng/m2, đã bao gồm VAT và phí bảo trì. Hiện toàn bộ 124 căn hộ tại khu nhà thu nhập thấp đã được các cư dân chuyển đến ở với.
Trong khi đó, đối với khu đô thị Tây Mỗ cũng do Viglacera làm chủ đầu tư, hiện dự án đang trong quá trình xây dựng 2 toà nhà thu nhập thấp với 288 căn hộ, diện tích dao động từ 33 – 65m2, có giá bán 10,9 triệu đồng/m2, đã có VAT và phí bảo trì. Hiện dự án này đã nhận được 281 hồ sơ trên tổng số 288 căn hộ chào bán.
Riêng với dự án nhà thu nhập thấp tại khu đô thị mới Bắc Cổ Nhuế - Chèm do Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ đô làm chủ đầu tư, tổng số căn hộ lên tới 930 căn, song đến thời điểm hiện tại, dù dự án đang xây dựng nhưng chủ đầu tư đã bán hết toàn bộ căn hộ. Thậm chí, số đơn đăng ký mua đã vượt gần 500 hồ sơ so với số lượng căn hộ.
Qua báo cáo của các chủ đầu tư và kiểm tra thực tế tại dự án, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao chất lượng và quy trình quản lý tại các khu nhà thu nhập thấp nói trên. Đặc biệt, trước thực tế “cháy hàng” nhà thu nhập thấp tại các dự án nói trên, Bộ trưởng Dũng khẳng định, nhu cầu nhà ở của người thu nhập thấp hiện vẫn rất lớn. Điều đó cũng thể hiện thực tế trái ngược với một số thông tin cho rằng, các dự án nhà xã hội tại Hà Nội đang bị “ế”.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Dũng yêu cầu các chủ đầu tư, không vì việc có nhiều người đăng ký mua mà chủ đầu tư tự ý tăng giá bán, hoặc giảm chất lượng công trình, làm ảnh hưởng đến cơ hội cải thiện nhà ở của người dân cũng như chính sách của nhà nước.
“Các doanh nghiệp cũng cần phải nghiên cứu áp dụng khoa học công nghệ mới và tiết giảm chi phí để đưa ra giá bán thấp nhất, phù hợp với túi tiền của đại bộ phận người dân”, Bộ trưởng chỉ đạo.
Chỉ đạo trên được Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đưa ra trong chuyến thăm và kiểm tra một số dự án nhà thu nhập thấp trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội ngày 23/1.
Đối với khu nhà ở cho người thu nhập thấp Đại Mỗ, do Tổng công ty Viglacera làm chủ đầu tư, đây là dự án thuộc quỹ đất 20% đầu tiên của Hà Nội được đưa vào sử dụng. Theo báo cáo của Viglacera, dự án có tổng diện tích 20.953m2, bao gồm 2 toà nhà thu nhập thấp, 1 toà hỗn hợp và 73 lô nhà thấp tầng. Giá căn hộ thu nhập thấp tại đây là 13,1 triệu đồng/m2, đã bao gồm VAT và phí bảo trì. Hiện toàn bộ 124 căn hộ tại khu nhà thu nhập thấp đã được các cư dân chuyển đến ở với.
Trong khi đó, đối với khu đô thị Tây Mỗ cũng do Viglacera làm chủ đầu tư, hiện dự án đang trong quá trình xây dựng 2 toà nhà thu nhập thấp với 288 căn hộ, diện tích dao động từ 33 – 65m2, có giá bán 10,9 triệu đồng/m2, đã có VAT và phí bảo trì. Hiện dự án này đã nhận được 281 hồ sơ trên tổng số 288 căn hộ chào bán.
Riêng với dự án nhà thu nhập thấp tại khu đô thị mới Bắc Cổ Nhuế - Chèm do Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ đô làm chủ đầu tư, tổng số căn hộ lên tới 930 căn, song đến thời điểm hiện tại, dù dự án đang xây dựng nhưng chủ đầu tư đã bán hết toàn bộ căn hộ. Thậm chí, số đơn đăng ký mua đã vượt gần 500 hồ sơ so với số lượng căn hộ.
Qua báo cáo của các chủ đầu tư và kiểm tra thực tế tại dự án, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao chất lượng và quy trình quản lý tại các khu nhà thu nhập thấp nói trên. Đặc biệt, trước thực tế “cháy hàng” nhà thu nhập thấp tại các dự án nói trên, Bộ trưởng Dũng khẳng định, nhu cầu nhà ở của người thu nhập thấp hiện vẫn rất lớn. Điều đó cũng thể hiện thực tế trái ngược với một số thông tin cho rằng, các dự án nhà xã hội tại Hà Nội đang bị “ế”.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Dũng yêu cầu các chủ đầu tư, không vì việc có nhiều người đăng ký mua mà chủ đầu tư tự ý tăng giá bán, hoặc giảm chất lượng công trình, làm ảnh hưởng đến cơ hội cải thiện nhà ở của người dân cũng như chính sách của nhà nước.
“Các doanh nghiệp cũng cần phải nghiên cứu áp dụng khoa học công nghệ mới và tiết giảm chi phí để đưa ra giá bán thấp nhất, phù hợp với túi tiền của đại bộ phận người dân”, Bộ trưởng chỉ đạo.