Kiến nghị thu hồi 13 dự án “treo” tại Hà Nội
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội vừa đề nghị thành phố thu hồi 13 dự án triển khai chậm và có dấu hiệu vi phạm Luật Đất đai
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội vừa đề nghị thành phố thu hồi 13 dự án triển khai chậm và có dấu hiệu vi phạm Luật Đất đai.
Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện việc xử lý, khắc phục các dự án đầu tư có sử dụng đất nhưng chậm triển khai, cho thấy tổng diện tích của 13 dự án trên là gần 14ha.
Các dự án này nằm trong số 32 dự án chậm triển khai 12 tháng sau khi được bàn giao đất, với tổng diện tích hơn 76 ha. Sau khi rà soát, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã gia hạn thêm 6 tháng kể từ 2/2010. Đến tháng 9/2010, cơ quan này tiếp tục lập đoàn kiểm tra việc sử dụng đất đối với các dự án này.
Kết quả là trong 32 dự án được gia hạn có 21 dự án đã tiến hành đầu tư xây dựng, một số dự án đang trong quá trình hoàn thiện. Có 6 dự án vẫn chưa xây dựng công trình, với tổng diện tích gần 13 ha. Toàn bộ diện tích đất được giao mới chỉ được san lấp mặt bằng và có tường rào bao quanh.
Ngoài ra, còn một số dự án chưa triển khai do bị điều chỉnh dự án, vướng mắc trong vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng. Ví dụ như dự án xây dựng Trung tâm Kỹ thuật và Tư vấn ở Mê Linh do báo Phụ nữ Việt Nam làm chủ đầu tư; dự án xây dựng bãi đỗ xe chuyên dùng ở cụm 7, phường Phú Thượng, Tây Hồ, do Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội làm chủ đầu tư; dự án xây dựng trụ sở và nhà ở công vụ ở Long Biên, do Trung đoàn Cảnh sát cơ động làm chủ đầu tư...
Với 5 dự án này, Sở Tài nguyên và Môi trường kiến nghị thành phố sớm có biện pháp giải quyết để chủ đầu tư tiếp tục thi công.
Đối với 21 dự án đã tiếp tục thực hiện, Sở này kiến nghị thành phố yêu cầu chủ đầu tư phải nhanh chóng đưa dự án vào hoạt động. 6 dự án không triển khai thực hiện sẽ giao cho UBND các quận, huyện có dự án lập hồ sơ thu hồi đất.
Riêng các dự án xây dựng khu đô thị mới Tứ Hiệp (Thanh Trì), dự án xây dựng trụ sở và nhà công vụ của Trung đoàn Cảnh sát cơ động thành phố (Long Biên); dự án Bệnh viện Quốc tế Việt - Mỹ (Thanh Trì), sẽ giao trách nhiệm cho quận, huyện giám sát các chủ đầu tư thực hiện dự án, nếu chậm triển khai sẽ lập hồ sơ xử lý.
Được biết, trong số 32 dự án nêu trên, có 7 dự án cũng đang là đối tượng thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường nhưng chưa có kết luận, nên Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội kiến nghị thành phố chưa đưa ra quyết định xử lý, chờ kết luật thanh tra của Bộ.
Ngay sau khi tiếp nhận đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh đã yêu cầu sở này và Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố khẩn trương làm việc với các chủ đầu tư về công tác quản lý, sử dụng đất, tổng hợp, báo cáo thành phố.
Theo ông Khanh, quan điểm của thành phố là phải quyết liệt xử lý, thu hồi đất đối với các đơn vị vi phạm Luật Đất đai.
Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện việc xử lý, khắc phục các dự án đầu tư có sử dụng đất nhưng chậm triển khai, cho thấy tổng diện tích của 13 dự án trên là gần 14ha.
Các dự án này nằm trong số 32 dự án chậm triển khai 12 tháng sau khi được bàn giao đất, với tổng diện tích hơn 76 ha. Sau khi rà soát, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã gia hạn thêm 6 tháng kể từ 2/2010. Đến tháng 9/2010, cơ quan này tiếp tục lập đoàn kiểm tra việc sử dụng đất đối với các dự án này.
Kết quả là trong 32 dự án được gia hạn có 21 dự án đã tiến hành đầu tư xây dựng, một số dự án đang trong quá trình hoàn thiện. Có 6 dự án vẫn chưa xây dựng công trình, với tổng diện tích gần 13 ha. Toàn bộ diện tích đất được giao mới chỉ được san lấp mặt bằng và có tường rào bao quanh.
Ngoài ra, còn một số dự án chưa triển khai do bị điều chỉnh dự án, vướng mắc trong vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng. Ví dụ như dự án xây dựng Trung tâm Kỹ thuật và Tư vấn ở Mê Linh do báo Phụ nữ Việt Nam làm chủ đầu tư; dự án xây dựng bãi đỗ xe chuyên dùng ở cụm 7, phường Phú Thượng, Tây Hồ, do Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội làm chủ đầu tư; dự án xây dựng trụ sở và nhà ở công vụ ở Long Biên, do Trung đoàn Cảnh sát cơ động làm chủ đầu tư...
Với 5 dự án này, Sở Tài nguyên và Môi trường kiến nghị thành phố sớm có biện pháp giải quyết để chủ đầu tư tiếp tục thi công.
Đối với 21 dự án đã tiếp tục thực hiện, Sở này kiến nghị thành phố yêu cầu chủ đầu tư phải nhanh chóng đưa dự án vào hoạt động. 6 dự án không triển khai thực hiện sẽ giao cho UBND các quận, huyện có dự án lập hồ sơ thu hồi đất.
Riêng các dự án xây dựng khu đô thị mới Tứ Hiệp (Thanh Trì), dự án xây dựng trụ sở và nhà công vụ của Trung đoàn Cảnh sát cơ động thành phố (Long Biên); dự án Bệnh viện Quốc tế Việt - Mỹ (Thanh Trì), sẽ giao trách nhiệm cho quận, huyện giám sát các chủ đầu tư thực hiện dự án, nếu chậm triển khai sẽ lập hồ sơ xử lý.
Được biết, trong số 32 dự án nêu trên, có 7 dự án cũng đang là đối tượng thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường nhưng chưa có kết luận, nên Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội kiến nghị thành phố chưa đưa ra quyết định xử lý, chờ kết luật thanh tra của Bộ.
Ngay sau khi tiếp nhận đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh đã yêu cầu sở này và Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố khẩn trương làm việc với các chủ đầu tư về công tác quản lý, sử dụng đất, tổng hợp, báo cáo thành phố.
Theo ông Khanh, quan điểm của thành phố là phải quyết liệt xử lý, thu hồi đất đối với các đơn vị vi phạm Luật Đất đai.