Kinh tế: Cơn ác mộng tiếp theo của Pakistan
Vụ ám sát bà Benazir Bhutto đang đe doạ đưa Pakistan đi chệch khỏi sự phát triển kinh tế bền vững 5 năm qua
Vụ ám sát bà Benazir Bhutto của phe đối lập ở Pakistan đang đe doạ đưa đất nước này đi chệch khỏi sự phát triển kinh tế bền vững 5 năm qua trong đó có một phần đóng góp của các nhà đầu tư. Nhiều quan chức lo ngại, cuộc bầu cử dự kiến vào ngày 18/2 tới cũng chưa hứa hẹn một tương lai kinh tế tươi đẹp.
Cho đến những tháng gần đây Pakistan vẫn là điểm đến hấp dẫn của đầu tư nước ngoài một phần do các chính sách kinh tế thông thoáng của Tổng thống Pervez Musharraf sau khi ông nắm quyền năm 1999. Từ năm 2002, kinh tế đã phát triển với tỷ lệ trung bình 7%. Thị trường chứng khoán Karachi đã tăng 900% trong vòng một thập kỷ qua.
Tuy nhiên, việc ám sát cựu Thủ tướng Bhutto đã khiến kinh tế bị trống hụt do bà được coi là nhà lãnh đạo đối lập duy nhất có được sức hút chân thực trong nước và sự ủng hộ mạnh mẽ của quốc tế.
Nền kinh tế đất nước đã chịu mất mát 2 tỷ USD trong hai ngày bạo loạn nổ ra sau vụ ám sát hôm 27/12. Hoạt động kinh doanh bị đình trệ do các công ty của chính phủ và tư nhân bị tấn công. Hàng trăm ôtô bị phá huỷ và nhiều ngân hàng bị đốt. Công nhân không đi làm trong 3 ngày, đường sá, nhà ga bến cảng bị bỏ hoang. Riêng thiệt hại về ngành đường sắt ước tính hơn 200 triệu USD.
Theo Phòng thương mại và công nghiệp Karachi, thiệt hại trong vòng 4 ngày sau khi bà Bhutto bị ám sát lên đến 1 tỷ USD, bằng 0,5% GDP. Giá các loại thực phẩm chủ chốt tăng mạnh lên 14% năm 2007 so với 2 năm trước, rau quả tăng gấp đôi do người dân lo sợ giao thông bị phong toả gây ra khan hiếm hàng.
Chính phủ đương nhiệm kỳ vọng bù đắp thâm hụt bằng đầu tư nước ngoài, bán cổ phiếu của nhà nước trong danh sách cổ phiếu toàn cầu và phát hành trái phiếu trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên theo ông Asif Qureshi, nhà nghiên cứu ở công ty môi giới chứng khoán Invisor, dòng đầu tư nước ngoài sẽ giảm sút vì không ai muốn đầu tư cho đến khi thấy tình hình chính trị tốt lên. Điều nay gây sức ép khiến đồng Rupee mất giá mạnh nhất trong vòng 6 năm qua so với đồng USD.
Đầu tư nước ngoài trong năm tháng đầu năm tài chính 2007/2008 đã giảm 19,3% tương đương 1,82 tỷ USD so với cùng kỳ do tình hình chính trị tiếp tục bất ổn. Trước đó, năm tài chính 2006/2007, tổng đầu tư nước ngoài ở Pakistan đã tăng gấp đôi so với năm trước đó lên 8,43 tỷ USD.
Lượng kiều hối từ người Pakistan đi lao động nước ngoài cũng là một nguồn có ý nghĩa đối với thu nhập quốc gia. Từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2007, số tiền này đã tăng 23,6%, tương đương 2,59 tỷ USD. Tuy nhiên, lượng tiền này cũng có thể giảm khi tình hình chính trị không được cải thiện.
Chính phủ đang phải đối mặt với thâm hụt kép, việc tăng giá nhiên liệu sẽ làm tăng thâm hụt tài chính và cả thâm hụt thương mại do phải trợ cấp cho tiêu thụ năng lượng.
Thâm hụt tài khoản quốc gia đã tăng liên tục từ tháng 7-11/2007 ở mức báo động 4,8 tỷ USD, khoảng 3% tổng sản phẩm quốc nội. Tiền trợ cấp năng lượng của Chính phủ, dưới sức ép của giá dầu thế giới tăng kỷ lục lên 100 USD/thùng và sẽ tiếp tục diễn biến ở mức cao dự tính tốn mất của Chính phủ khoảng 130 tỷ Rupee (2,1 tỷ USD) trong năm tài chính 2007/2008. Ngoài ra, những mất mát do thiệt hại tài sản của Chính phủ cũng phải được tính vào ngân sách.
Theo một quan chức Chính phủ, từ nay đến cuối năm tài chính 2007/2008, Pakistan sẽ phải thu vén để bù đắp thâm hụt ngân sách qua các biện pháp tăng doanh thu, thay đổi chính sách thuế xuất nhập khẩu và giảm chi phí, tuy nhiên đây là điều không đơn giản.
Cho đến những tháng gần đây Pakistan vẫn là điểm đến hấp dẫn của đầu tư nước ngoài một phần do các chính sách kinh tế thông thoáng của Tổng thống Pervez Musharraf sau khi ông nắm quyền năm 1999. Từ năm 2002, kinh tế đã phát triển với tỷ lệ trung bình 7%. Thị trường chứng khoán Karachi đã tăng 900% trong vòng một thập kỷ qua.
Tuy nhiên, việc ám sát cựu Thủ tướng Bhutto đã khiến kinh tế bị trống hụt do bà được coi là nhà lãnh đạo đối lập duy nhất có được sức hút chân thực trong nước và sự ủng hộ mạnh mẽ của quốc tế.
Nền kinh tế đất nước đã chịu mất mát 2 tỷ USD trong hai ngày bạo loạn nổ ra sau vụ ám sát hôm 27/12. Hoạt động kinh doanh bị đình trệ do các công ty của chính phủ và tư nhân bị tấn công. Hàng trăm ôtô bị phá huỷ và nhiều ngân hàng bị đốt. Công nhân không đi làm trong 3 ngày, đường sá, nhà ga bến cảng bị bỏ hoang. Riêng thiệt hại về ngành đường sắt ước tính hơn 200 triệu USD.
Theo Phòng thương mại và công nghiệp Karachi, thiệt hại trong vòng 4 ngày sau khi bà Bhutto bị ám sát lên đến 1 tỷ USD, bằng 0,5% GDP. Giá các loại thực phẩm chủ chốt tăng mạnh lên 14% năm 2007 so với 2 năm trước, rau quả tăng gấp đôi do người dân lo sợ giao thông bị phong toả gây ra khan hiếm hàng.
Chính phủ đương nhiệm kỳ vọng bù đắp thâm hụt bằng đầu tư nước ngoài, bán cổ phiếu của nhà nước trong danh sách cổ phiếu toàn cầu và phát hành trái phiếu trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên theo ông Asif Qureshi, nhà nghiên cứu ở công ty môi giới chứng khoán Invisor, dòng đầu tư nước ngoài sẽ giảm sút vì không ai muốn đầu tư cho đến khi thấy tình hình chính trị tốt lên. Điều nay gây sức ép khiến đồng Rupee mất giá mạnh nhất trong vòng 6 năm qua so với đồng USD.
Đầu tư nước ngoài trong năm tháng đầu năm tài chính 2007/2008 đã giảm 19,3% tương đương 1,82 tỷ USD so với cùng kỳ do tình hình chính trị tiếp tục bất ổn. Trước đó, năm tài chính 2006/2007, tổng đầu tư nước ngoài ở Pakistan đã tăng gấp đôi so với năm trước đó lên 8,43 tỷ USD.
Lượng kiều hối từ người Pakistan đi lao động nước ngoài cũng là một nguồn có ý nghĩa đối với thu nhập quốc gia. Từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2007, số tiền này đã tăng 23,6%, tương đương 2,59 tỷ USD. Tuy nhiên, lượng tiền này cũng có thể giảm khi tình hình chính trị không được cải thiện.
Chính phủ đang phải đối mặt với thâm hụt kép, việc tăng giá nhiên liệu sẽ làm tăng thâm hụt tài chính và cả thâm hụt thương mại do phải trợ cấp cho tiêu thụ năng lượng.
Thâm hụt tài khoản quốc gia đã tăng liên tục từ tháng 7-11/2007 ở mức báo động 4,8 tỷ USD, khoảng 3% tổng sản phẩm quốc nội. Tiền trợ cấp năng lượng của Chính phủ, dưới sức ép của giá dầu thế giới tăng kỷ lục lên 100 USD/thùng và sẽ tiếp tục diễn biến ở mức cao dự tính tốn mất của Chính phủ khoảng 130 tỷ Rupee (2,1 tỷ USD) trong năm tài chính 2007/2008. Ngoài ra, những mất mát do thiệt hại tài sản của Chính phủ cũng phải được tính vào ngân sách.
Theo một quan chức Chính phủ, từ nay đến cuối năm tài chính 2007/2008, Pakistan sẽ phải thu vén để bù đắp thâm hụt ngân sách qua các biện pháp tăng doanh thu, thay đổi chính sách thuế xuất nhập khẩu và giảm chi phí, tuy nhiên đây là điều không đơn giản.