Kỹ năng giúp trẻ có chuyến tham quan an toàn
Những chuyến tham quan, dã ngoại mang lại cho các em học sinh những lợi ích không nhỏ. Tuy nhiên lại khiến các bậc phụ huynh lo lắng bởi vì thực tế đã xảy ra không ít những vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra khi các em đi tham quan. Cùng với sự chuẩn bị của nhà trường, bản thân các em học sinh cũng cần phải trang bị những kỹ năng để phòng tránh rủi ro.
Ảnh minh họa
Những kỹ năng cần thiếtĐể có được chuyến dã ngoại an toàn, đúng nghĩa, sự lo lắng của phụ huynh hay sự chu đáo của nhà trường thôi chưa đủ mà quan trọng hơn cả là trang bị kỹ năng cho chính các em học sinh. Bà Đinh Thị Thu Hoài, Giám đốc Công ty Giáo dục Insight Việt Nam chia sẻ: Các em học sinh lứa tuổi cấp 2, cấp 3 thường không phải lúc nào cũng nằm trong kiểm soát của giáo viên hay hướng dẫn viên. Đi chơi bao giờ cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Có trường hợp học sinh bị trượt trong công viên nước, va đập vào thành, chấn thương sọ não. Một vài bạn tách riêng, đã rơi xuống hố khu vực suối dẫn đến chết đuối. Các bạn trẻ rất chủ quan nghĩ rằng mình lớn rồi và có thể tự khám phá được.Bà Hoài lưu ý rằng, khi đi tham quan, du lịch, các em tuyệt đối không được tách đoàn để đi chơi riêng, phải đi theo nhóm ít nhất 5- 6 bạn. Đi theo hướng nào phải báo cáo cho thầy cô giáo, hay những thành viên tổ chức. Mỗi một nhóm đi riêng phải có sơ đồ khu du lịch mình tham quan, có điện thoại, và những thứ tối thiếu là nước uống, thực phẩm phòng cho tình huống xấu nhất, như tụt huyết áp khi ở giữa rừng hay trong khu resort mà không báo được cho ai.Đối với những nơi vắng vẻ, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy nhau, liên lạc với nhau nhưng cũng có rủi ro là vì vắng lỡ lạc thì không có ai trợ giúp. Còn ở những nơi đông hàng nghìn người, cho dù mặc đồng phục cũng khó quản lý được các em. Vì thế phải tuân thủ nguyên tắc đi theo nhóm.Nhiều học sinh nhân cơ hội nhà trường tổ chức đi dã ngoại đã tách nhóm đi chơi riêng. Điều này tiềm ẩn nguy hiểm. Khi tâm lý các em không thoải mái cũng dễ xảy ra nhưng điều không hay. Đi trên đường dễ gặp những rủi ro về giao thông. Vì thế đối với các bậc phụ huynh cần quản lý sát sao con của mình. Các thầy cô giáo cũng có những liên hệ chặt với bố mẹ. Tất cả các chương trình tham quan phải được thông báo qua sổ liên lạc điện tử, hoặc những tờ thông báo chính thức do thầy cô ký, thì bố mẹ mới cho đi.Còn nếu như trẻ chỉ nói, chúng con tự đi với nhau thì tốt nhất bố mẹ cần liên hệ với phụ huynh các bạn cùng với con mình xem đi đâu, thời gian, phương tiện nào, có ai đi cùng không? Học sinh còn nhỏ đi theo nhóm dứt khoát phải có một người lớn giám sát, vì thực sự có rất nhiều rủi ro như chết đuối, tai nạn, đánh nhau, bị lạc, bắt cóc có thể xảy ra.
Mẹo giúp phòng chống say tàu xe Những chuyến tham quan dã ngoại bao giờ cũng gắn liền với chiếc xe ô tô, nếu bạn bị say xe sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc vui, vậy làm gì để khắc phục, dưới đây là vài mẹo nhỏ giúp bạn.+ Ngủ đủ giấc trước ngày khởi hành: đây là điều rất quan trọng vì với một sức khỏe không tốt vì thiếu ngủ, lo lắng hồi hộp, bạn rất dễ bị say xe hoặc nôn nao.+ Tránh ăn no: trước khi đi hãy cố gắng tránh ăn quá no, hoặc uống đồ có cồn, tuy nhiên, bạn cũng đừng bước lên xe với cái bụng rỗng.+ Vỏ quýt giúp chống say xe hiệu quả: bạn hãy nhớ mang theo một quả quýt khi lên xe, tinh dầu cùng hương thơm dìu dịu từ vỏ quýt sẽ giúp bạn đỡ say và cảm thấy dễ chịu hơn.+ Ngồi ghế trước: kinh nghiệm cho những người hay say xe là ngồi càng sát ghế lái càng tốt, ở đó tầm mắt của bạn sẽ không bị tập trung vào những tình huống trên xe. Thêm vào đó, ngồi ghế trước thường ít xóc hơn ghế sau.+ Tránh ngồi cạnh người cũng say xe: ngồi bên cạnh những người bị say xe sẽ khiến bạn bị say xe ngay lập tức. Do đó, cần tránh ngồi cạnh những người say xe như bạn. + Trò chuyện với mọi người xung quanh: trò chuyện với bạn bè trong chuyến đi sẽ giúp bạn quên đi cảm giác đang ngồi trong xe. Nên nhớ rằng yếu tố tinh thần rất quan trọng vì nếu bạn luôn có tâm lý bi quan, tiêu cực rằng bạn sẽ bị say xe thì cơn say sẽ càng dễ tìm đến bạn hơn.