Kỳ vọng vào triển lãm “tỷ đô”
Hỏi chuyện bà Nichapa Yoswee, Giám đốc Điều hành Công ty Reed Tradex, xung quanh triển lãm Metalex sắp diễn ra tại Việt Nam
Với việc tổ chức Metalex - triển lãm lớn nhất khu vực Đông Nam Á trong lĩnh vực công nghiệp vào trung tuần tháng 10/2007 tại Hà Nội, Công ty Reed Tradex Thái Lan kỳ vọng đây sẽ là triển lãm “tỷ đô” tại Việt Nam.
VnEconomy đã có cuộc trao đổi với bà Nichapa Yoswee, Giám đốc Điều hành Công ty Reed Tradex, xung quanh sự kiện này.
Trước hết, bà hãy cho độc giả VnEconomy biết sơ lược về Reed Tradex?
Reed Tradex là một công ty xuyên quốc gia hàng đầu thế giới chuyên tổ chức các sự kiện hội chợ và triển lãm. Chỉ tính riêng công ty mẹ tại Anh, mỗi năm công ty tổ chức khoảng 450 sự kiện hội chợ, triển lãm có quy mô và giá trị thương mại lớn.
Ở các nước khu vực Đông Nam Á, Reed Tradex Thái Lan cũng hằng năm tổ chức 14-15 hội chợ, triển lãm và trở thành doanh nghiệp hàng đầu khu vực trong lĩnh vực tổ chức sự kiện.
Tại sao Reed Tradex lại chọn đưa triển lãm Metalex đến Việt Nam trước?
Metalex là triển lãm chuyên ngành cơ khí chế tạo máy và hiện tại là triển lãm có quy mô và giá trị thương mại lớn nhất của chúng tôi. Kết thúc mỗi kỳ triển lãm Metalex tại Thái Lan, tổng giá trị các hợp đồng thương mại trong khuôn khổ triển lãm đều đạt trên 1 tỷ USD.
Thực ra năm 1991 chúng tôi cũng đã từng tổ chức một sự kiện tại Tp.HCM. Tuy nhiên, giai đoạn 1991-1996 là thời kỳ phát triển bùng nổ của kinh tế Thái Lan, do đó chúng tôi phải rút về để dồn toàn lực cho Thái Lan. Sau khi trải qua cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 mà điểm xuất phát là Thái Lan, chúng tôi cũng có một khoảng thời gian khó khăn nên chưa thể trở lại Việt Nam.
Thời gian vừa qua, chúng tôi đã tổ chức hàng loạt cuộc điều tra và thăm dò ý kiến về tiềm năng và những thành tựu của ngành công nghiệp Việt Nam, đặc biệt là vài năm trở lại đây, Việt Nam đang là điểm đến cực kỳ hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài. Sau khi có đầy đủ dữ liệu và cả sự… tự tin, chúng tôi quyết tâm đưa Metalex đến Việt Nam.
Metalex Thái Lan là triển lãm có giá trị thương mại đạt hơn 1 tỷ USD, vậy bà có kỳ vọng Metalex Việt Nam cũng có thể đạt được con số đó?
Tất nhiên chúng tôi kỳ vọng, nhưng có thể sẽ phải chờ đợi vài ba kỳ triển lãm. Chúng ta biết rằng, Việt Nam đang là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và tiềm năng còn rất lớn. Do đó, trong một tương lai rất gần, Metalex Việt Nam cũng sẽ là triển lãm “tỷ đô”.
“Căn cứ” vững chắc để chúng tôi kỳ vọng cũng đã có ngay ở thời điểm hiện tại, trước khi sự kiện này chính thức diễn ra gần 3 tháng.
Theo thống kê, tính đến thời điểm hiện tại 155 gian hàng trên diện tích 3.500 m2 tại Trung tâm Triển lãm Nông nghiệp Việt Nam (Cầu Giấy) đều đã được các doanh nghiệp hàng đầu thế giới và Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp cơ khí, chế tạo máy đăng ký. Thậm chí, do lượng doanh nghiệp đăng ký tham gia đồng thời quy mô gian hàng của các doanh nghiệp rất lớn nên chúng tôi đang phải mở rộng thêm hơn 1.000 m2 ngoài trời. Để tổ chức thành công triển lãm này, dự tính chúng tôi sẽ phải chi khoảng hơn 10 triệu USD kinh phí.
Chúng tôi tin rằng Metalex sẽ đóng góp được một phần quan trọng vào bước phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo máy của Việt Nam.
Ngoài sự có mặt của khoảng hơn 1.000 doanh nhân và cán bộ đến từ các tổ chức và doanh nghiệp thế giới tham gia triển lãm sẽ đem lại một nguồn thu đáng kể cho ngành du lịch Việt Nam trong thời gian triển lãm thì các hợp đồng hợp tác phân phối – đại lý giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp các nước cũng sẽ đem lại những cơ hội kinh doanh rất lớn. Chưa kể, theo kinh nghiệm của chúng tôi, lượng hợp đồng được ký kết ngay trong khuôn khổ triển lãm có thể sẽ lớn hơn rất nhiều.
Reed Tradex có gặp khó khăn gì không khi tổ chức triển lãm tại Việt Nam?
Khó khăn có thể nói là duy nhất chúng tôi gặp phải chính là hiện nay ở cả Hà Nội lẫn Tp.HCM đều chưa có địa điểm nào có diện tích đủ lớn để một số triển lãm của chúng tôi mà điển hình là Metalex có thể phát huy hết khả năng. Bởi lẽ, với riêng Metalex, chỉ cần vài chục doanh nghiệp mang đến trưng bày và trình diễn những mô hình hoặc máy móc có trọng lượng lớn thì hiện nay không có trung tâm triển lãm nào của Việt Nam đáp ứng được.
Sau Metalex, Reed Tradex có kế hoạch phát triển mở rộng họat động của mình tại Việt Nam thế nào?
Trước mắt, ngay trong năm 2008 chúng tôi sẽ tổ chức thêm 2 cuộc triển lãm có quy mô lớn nữa là triển lãm trong ngành giáo dục có tên Worrld DIDAC và triển lãm trong ngành quảng cáo có tên Visual Communication.
Ngoài ra, chúng tôi cũng đang có kế hoạch mặc dù chưa chắc chắn là sẽ tổ chức thêm 4 triển lãm nữa tại Việt Nam. Đó là các triển lãm Nepcon, Intermold, Interplas và AutoMotion.
Như vậy, nếu mọi việc thuận buồm xuôi gió, ngay trong năm 2008 chúng tôi sẽ có đến 7 cuộc triển lãm quy mô và chuyên nghiệp tại Việt Nam. Điều này cũng phần nào chứng tỏ niềm tin của giới đầu tư nước ngoài, trong đó có chúng tôi, vào tiềm năng phát triển của Việt Nam.
VnEconomy đã có cuộc trao đổi với bà Nichapa Yoswee, Giám đốc Điều hành Công ty Reed Tradex, xung quanh sự kiện này.
Trước hết, bà hãy cho độc giả VnEconomy biết sơ lược về Reed Tradex?
Reed Tradex là một công ty xuyên quốc gia hàng đầu thế giới chuyên tổ chức các sự kiện hội chợ và triển lãm. Chỉ tính riêng công ty mẹ tại Anh, mỗi năm công ty tổ chức khoảng 450 sự kiện hội chợ, triển lãm có quy mô và giá trị thương mại lớn.
Ở các nước khu vực Đông Nam Á, Reed Tradex Thái Lan cũng hằng năm tổ chức 14-15 hội chợ, triển lãm và trở thành doanh nghiệp hàng đầu khu vực trong lĩnh vực tổ chức sự kiện.
Tại sao Reed Tradex lại chọn đưa triển lãm Metalex đến Việt Nam trước?
Metalex là triển lãm chuyên ngành cơ khí chế tạo máy và hiện tại là triển lãm có quy mô và giá trị thương mại lớn nhất của chúng tôi. Kết thúc mỗi kỳ triển lãm Metalex tại Thái Lan, tổng giá trị các hợp đồng thương mại trong khuôn khổ triển lãm đều đạt trên 1 tỷ USD.
Thực ra năm 1991 chúng tôi cũng đã từng tổ chức một sự kiện tại Tp.HCM. Tuy nhiên, giai đoạn 1991-1996 là thời kỳ phát triển bùng nổ của kinh tế Thái Lan, do đó chúng tôi phải rút về để dồn toàn lực cho Thái Lan. Sau khi trải qua cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 mà điểm xuất phát là Thái Lan, chúng tôi cũng có một khoảng thời gian khó khăn nên chưa thể trở lại Việt Nam.
Thời gian vừa qua, chúng tôi đã tổ chức hàng loạt cuộc điều tra và thăm dò ý kiến về tiềm năng và những thành tựu của ngành công nghiệp Việt Nam, đặc biệt là vài năm trở lại đây, Việt Nam đang là điểm đến cực kỳ hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài. Sau khi có đầy đủ dữ liệu và cả sự… tự tin, chúng tôi quyết tâm đưa Metalex đến Việt Nam.
Metalex Thái Lan là triển lãm có giá trị thương mại đạt hơn 1 tỷ USD, vậy bà có kỳ vọng Metalex Việt Nam cũng có thể đạt được con số đó?
Tất nhiên chúng tôi kỳ vọng, nhưng có thể sẽ phải chờ đợi vài ba kỳ triển lãm. Chúng ta biết rằng, Việt Nam đang là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và tiềm năng còn rất lớn. Do đó, trong một tương lai rất gần, Metalex Việt Nam cũng sẽ là triển lãm “tỷ đô”.
“Căn cứ” vững chắc để chúng tôi kỳ vọng cũng đã có ngay ở thời điểm hiện tại, trước khi sự kiện này chính thức diễn ra gần 3 tháng.
Theo thống kê, tính đến thời điểm hiện tại 155 gian hàng trên diện tích 3.500 m2 tại Trung tâm Triển lãm Nông nghiệp Việt Nam (Cầu Giấy) đều đã được các doanh nghiệp hàng đầu thế giới và Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp cơ khí, chế tạo máy đăng ký. Thậm chí, do lượng doanh nghiệp đăng ký tham gia đồng thời quy mô gian hàng của các doanh nghiệp rất lớn nên chúng tôi đang phải mở rộng thêm hơn 1.000 m2 ngoài trời. Để tổ chức thành công triển lãm này, dự tính chúng tôi sẽ phải chi khoảng hơn 10 triệu USD kinh phí.
Chúng tôi tin rằng Metalex sẽ đóng góp được một phần quan trọng vào bước phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo máy của Việt Nam.
Ngoài sự có mặt của khoảng hơn 1.000 doanh nhân và cán bộ đến từ các tổ chức và doanh nghiệp thế giới tham gia triển lãm sẽ đem lại một nguồn thu đáng kể cho ngành du lịch Việt Nam trong thời gian triển lãm thì các hợp đồng hợp tác phân phối – đại lý giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp các nước cũng sẽ đem lại những cơ hội kinh doanh rất lớn. Chưa kể, theo kinh nghiệm của chúng tôi, lượng hợp đồng được ký kết ngay trong khuôn khổ triển lãm có thể sẽ lớn hơn rất nhiều.
Reed Tradex có gặp khó khăn gì không khi tổ chức triển lãm tại Việt Nam?
Khó khăn có thể nói là duy nhất chúng tôi gặp phải chính là hiện nay ở cả Hà Nội lẫn Tp.HCM đều chưa có địa điểm nào có diện tích đủ lớn để một số triển lãm của chúng tôi mà điển hình là Metalex có thể phát huy hết khả năng. Bởi lẽ, với riêng Metalex, chỉ cần vài chục doanh nghiệp mang đến trưng bày và trình diễn những mô hình hoặc máy móc có trọng lượng lớn thì hiện nay không có trung tâm triển lãm nào của Việt Nam đáp ứng được.
Sau Metalex, Reed Tradex có kế hoạch phát triển mở rộng họat động của mình tại Việt Nam thế nào?
Trước mắt, ngay trong năm 2008 chúng tôi sẽ tổ chức thêm 2 cuộc triển lãm có quy mô lớn nữa là triển lãm trong ngành giáo dục có tên Worrld DIDAC và triển lãm trong ngành quảng cáo có tên Visual Communication.
Ngoài ra, chúng tôi cũng đang có kế hoạch mặc dù chưa chắc chắn là sẽ tổ chức thêm 4 triển lãm nữa tại Việt Nam. Đó là các triển lãm Nepcon, Intermold, Interplas và AutoMotion.
Như vậy, nếu mọi việc thuận buồm xuôi gió, ngay trong năm 2008 chúng tôi sẽ có đến 7 cuộc triển lãm quy mô và chuyên nghiệp tại Việt Nam. Điều này cũng phần nào chứng tỏ niềm tin của giới đầu tư nước ngoài, trong đó có chúng tôi, vào tiềm năng phát triển của Việt Nam.