Lại ế như… trái phiếu!
Liên tiếp những phiên đấu thầu chỉ lẻ tẻ vài nhà đầu tư tham gia, kết quả phổ biến là thất bại
Liên tiếp những phiên đấu thầu chỉ lẻ tẻ vài nhà đầu tư tham gia, kết quả phổ biến là thất bại.
Hôm nay (26/6), lại thêm một phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ do Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) phát hành thất bại. Tổng khối lượng gọi thầu chỉ 500 tỷ đồng cho kỳ hạn 2 năm và 500 tỷ đồng cho kỳ hạn 10 năm, nhưng tương ứng chỉ có 300 tỷ đồng và 58 tỷ đồng tổng số tiền đăng ký đấu thầu hợp lệ.
Nếu số đăng ký trên được “khớp”, cũng khó có thể gọi là thành công khi ở kỳ hạn 10 năm lượng gọi được chỉ hơn 10%. Và kết quả chung là 0 tỷ đồng gọi được cho cả hai loại kỳ hạn!
Vẫn duy nhất một lý do trong loạt phiên đấu thấu thất bại gần đây, lãi suất nhà đầu tư “đòi” đều quá cao so với lãi suất trần. Như ở phiên đấu giá trên, ở kỳ hạn 2 năm, lãi suất đăng ký cao nhất lên tới 9,3%/năm, trong khi trần là 8,7%/năm; ở kỳ hạn 10 năm, mức cao nhất là 9,5%, thấp nhất là 9,4%/năm, nhưng lãi suất trần chỉ là 9,2%/năm.
Nhìn lại, trong 10 phiên đầu thấu trái phiếu các loại gần nhất, như trái phiếu Chính phủ do Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành, do Ngân hàng Chính sách Xã hội phát hành có Chính phủ bảo lãnh, hay ngay cả trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh phát hành của Công ty Đầu tư Phát triển Đường cao tốc Việt Nam… cũng đều có kết quả chung là không huy động được đồng nào, hoặc rất ít.
Trong quy chế đấu thầu, có cạnh trạnh lãi suất hay không cũng không quan trọng, bởi có những phiên chỉ có duy nhất 1 nhà đầu tư tham gia; khá hơn thì có được 2, 3, nhiều nhất là 4 thành viên. Trong 10 phiên gần nhất, tất cả đều không gọi được vốn, hoặc không gọi đủ. Và “thành công” nhất là phiên ngày 24/6, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh phát hành do Ngân hàng Chính sách Xã hội phát hành, gọi được 1.500 tỷ đồng/2.000 tỷ đồng đưa ra đấu thầu.
Hiện đã có khá nhiều bình luận, phân tích về hoạt động đấu thầu nói trên. Nguyên nhân chính là cơ chế lãi suất trần và trần lại suất không hấp dẫn và không phản ánh được yêu cầu của thực tế. Đáng chú ý là với những trái phiếu có kỳ hạn 2 năm, thậm chí 10 năm, nhà đầu tư khó có thể “đánh cược” với cái giá mà nhà phát hành đưa ra, dù lợi thế của trái phiếu là độ an toàn.
Nếu vài phiên thất bại, có thể xem đó là một phép thử đối với thị trường. Các đầu mối phát hành theo đó xem xét, tính toán để có thể có những điều chính hợp lý nhằm gọi vốn thành công; xem đó là một phản ứng linh hoạt với thị trường. Tất nhiên, lãi suất là một gánh nặng chi phí tương lai, nhưng một loạt thất bại như thế có ảnh hưởng đến các dự án, mục đích gọi vốn hay không?
Hôm nay (26/6), lại thêm một phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ do Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) phát hành thất bại. Tổng khối lượng gọi thầu chỉ 500 tỷ đồng cho kỳ hạn 2 năm và 500 tỷ đồng cho kỳ hạn 10 năm, nhưng tương ứng chỉ có 300 tỷ đồng và 58 tỷ đồng tổng số tiền đăng ký đấu thầu hợp lệ.
Nếu số đăng ký trên được “khớp”, cũng khó có thể gọi là thành công khi ở kỳ hạn 10 năm lượng gọi được chỉ hơn 10%. Và kết quả chung là 0 tỷ đồng gọi được cho cả hai loại kỳ hạn!
Vẫn duy nhất một lý do trong loạt phiên đấu thấu thất bại gần đây, lãi suất nhà đầu tư “đòi” đều quá cao so với lãi suất trần. Như ở phiên đấu giá trên, ở kỳ hạn 2 năm, lãi suất đăng ký cao nhất lên tới 9,3%/năm, trong khi trần là 8,7%/năm; ở kỳ hạn 10 năm, mức cao nhất là 9,5%, thấp nhất là 9,4%/năm, nhưng lãi suất trần chỉ là 9,2%/năm.
Nhìn lại, trong 10 phiên đầu thấu trái phiếu các loại gần nhất, như trái phiếu Chính phủ do Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành, do Ngân hàng Chính sách Xã hội phát hành có Chính phủ bảo lãnh, hay ngay cả trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh phát hành của Công ty Đầu tư Phát triển Đường cao tốc Việt Nam… cũng đều có kết quả chung là không huy động được đồng nào, hoặc rất ít.
Trong quy chế đấu thầu, có cạnh trạnh lãi suất hay không cũng không quan trọng, bởi có những phiên chỉ có duy nhất 1 nhà đầu tư tham gia; khá hơn thì có được 2, 3, nhiều nhất là 4 thành viên. Trong 10 phiên gần nhất, tất cả đều không gọi được vốn, hoặc không gọi đủ. Và “thành công” nhất là phiên ngày 24/6, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh phát hành do Ngân hàng Chính sách Xã hội phát hành, gọi được 1.500 tỷ đồng/2.000 tỷ đồng đưa ra đấu thầu.
Hiện đã có khá nhiều bình luận, phân tích về hoạt động đấu thầu nói trên. Nguyên nhân chính là cơ chế lãi suất trần và trần lại suất không hấp dẫn và không phản ánh được yêu cầu của thực tế. Đáng chú ý là với những trái phiếu có kỳ hạn 2 năm, thậm chí 10 năm, nhà đầu tư khó có thể “đánh cược” với cái giá mà nhà phát hành đưa ra, dù lợi thế của trái phiếu là độ an toàn.
Nếu vài phiên thất bại, có thể xem đó là một phép thử đối với thị trường. Các đầu mối phát hành theo đó xem xét, tính toán để có thể có những điều chính hợp lý nhằm gọi vốn thành công; xem đó là một phản ứng linh hoạt với thị trường. Tất nhiên, lãi suất là một gánh nặng chi phí tương lai, nhưng một loạt thất bại như thế có ảnh hưởng đến các dự án, mục đích gọi vốn hay không?