Lãi suất cho vay VND: Xuất hiện “đáy” mới
Ngày 23/10, thị trường ngân hàng đón “đáy” mới của đợt giảm lãi suất cho vay VND với mức 16,2%/năm
Ngày 23/10, thị trường ngân hàng đón “đáy” mới của đợt giảm lãi suất cho vay VND với mức 16,2%/năm, thay cho mức 17%/năm trước đó.
Mức lãi suất cho vay nói trên có từ quyết định của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), một thành viên từng gây bất ngờ khi giảm lãi suất cho vay xuống 17,5%/năm vào cuối tháng 9 vừa qua.
Khác với những lần điều chỉnh trước đó, trong đợt điều chỉnh này BIDV vào cuộc khá muộn so với một số ngân hàng cổ phần, nhưng lại là thành viên nổi bật nhất khi tạo mức lãi suất cho vay thấp nhất trên thị trường hiện nay.
Sau loạt quyết định của Ngân hàng Nhà nước về hướng nới lỏng chính sách tiền tệ và hỗ trợ các ngân hàng thương mại, ngày 21/10, BIDV thống nhất chính sách lãi suất cho vay ngắn hạn VND mới, giảm khá mạnh so với trước đó và bắt đầu áp dụng từ ngày 23/10.
Đây là lần giảm thứ 5 liên tiếp của ngân hàng này trong vòng 3 tháng trở lại đây, cũng là lần điều chỉnh mạnh nhất (giảm từ 1% – 1,3%/năm) với 3 khung lãi suất cho vay theo chính sách khách hàng cụ thể.
Mức lãi suất cho vay tối đa 16,2%/năm (giảm 1,3%/năm so với mức lãi suất đang áp dụng được công bố ngày 1/10/2008, giảm 4,8%/năm so với thời điểm đầu quý 3/2008) được BIDV áp dụng đối với các khoản vay tài trợ xuất khẩu, các khoản vay thu mua lúa gạo khu vực ĐBSCL theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Mức lãi suất cho vay tối đa 16,5%/năm (giảm 1%/năm so với mức lãi suất đang áp dụng được công bố ngày 1/10/2008 và giảm 4,5%/năm so với thời điểm đầu quý 3/2008) được áp dụng đối với các đối tượng khách hàng là các tập đoàn, tổng công ty, công ty, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trực tiếp tạo sản phẩm, tham gia xác lập và bình ổn các cân đối lớn của nền kinh tế như: xăng dầu, năng lượng, sắt, than, xi măng, thuốc chữa bệnh, phân bón…; các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Mức lãi suất cho vay tối đa 17,2%/năm được áp dụng đồng loạt đối với tất cả khách hàng (giảm 1%/năm so với mức lãi suất đang áp dụng được công bố ngày 1/10/2008 và giảm 3,8%/năm so với thời điểm đầu quý 3/2008).
Cùng với BIDV, ngày 22/10, một ngân hàng quốc doanh khác là Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) cũng chính thức công bố giảm lãi suất cho vay VND ngắn hạn; giảm thêm 0,4%, từ 18,2%/năm xuống còn 17,8%/năm. Các mức lãi suất cho vay trung và dài hạn của Vietinbank cũng giảm thêm 1%, từ 19,5%/năm xuống còn 18,5%/năm.
Đáng chú ý là với các khách hàng có truyền thống quan hệ tín dụng, có uy tín cao và đang sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của Vietinbank, hoặc thuộc nhóm ưu tiên khác, có thể được tiếp cận với mức lãi suất cho vay ưu đãi hơn.
Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), lãi suất cho vay VND cũng đồng loạt giảm mạnh, áp dụng cho hai đối tượng khách hàng truyền thống là hộ sản xuất và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Cụ thể, lãi suất cho vay VND của Agribank đối với các hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp giảm xuống còn 16,5%/năm (giảm 4,5% so với đầu năm); đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu giảm xuống còn 16,8%/năm. Đây là lần giảm lãi suất cho vay thứ hai liên tiếp của ngân hàng này trong vòng 10 ngày qua.
Như vậy, sau khi một số ngân hàng thương mại cổ phần vào cuộc giảm lãi suất cho vay VND, thị trường chính thức đón nhận những quyết định khá mạnh tay từ các ngân hàng quốc doanh lớn (tất nhiên có chọn lọc trong đối tượng ưu đãi).
Trước đó, trong ngày 21/10, Ngân hàng An Bình (ABBank) đã quyết định giảm lãi suất cho vay VND từ trên 19%/năm xuống còn 18%/năm; Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank) giảm từ mức 18%/năm xuống còn 17%/năm. Và trong ngày 22/10, Ngân hàng Quốc tế (VIB) cũng thông báo giảm lãi suất cho vay VND bình quân 3%/năm so với thời điểm cao nhất trước đó (21%/năm)…
Mức lãi suất cho vay nói trên có từ quyết định của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), một thành viên từng gây bất ngờ khi giảm lãi suất cho vay xuống 17,5%/năm vào cuối tháng 9 vừa qua.
Khác với những lần điều chỉnh trước đó, trong đợt điều chỉnh này BIDV vào cuộc khá muộn so với một số ngân hàng cổ phần, nhưng lại là thành viên nổi bật nhất khi tạo mức lãi suất cho vay thấp nhất trên thị trường hiện nay.
Sau loạt quyết định của Ngân hàng Nhà nước về hướng nới lỏng chính sách tiền tệ và hỗ trợ các ngân hàng thương mại, ngày 21/10, BIDV thống nhất chính sách lãi suất cho vay ngắn hạn VND mới, giảm khá mạnh so với trước đó và bắt đầu áp dụng từ ngày 23/10.
Đây là lần giảm thứ 5 liên tiếp của ngân hàng này trong vòng 3 tháng trở lại đây, cũng là lần điều chỉnh mạnh nhất (giảm từ 1% – 1,3%/năm) với 3 khung lãi suất cho vay theo chính sách khách hàng cụ thể.
Mức lãi suất cho vay tối đa 16,2%/năm (giảm 1,3%/năm so với mức lãi suất đang áp dụng được công bố ngày 1/10/2008, giảm 4,8%/năm so với thời điểm đầu quý 3/2008) được BIDV áp dụng đối với các khoản vay tài trợ xuất khẩu, các khoản vay thu mua lúa gạo khu vực ĐBSCL theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Mức lãi suất cho vay tối đa 16,5%/năm (giảm 1%/năm so với mức lãi suất đang áp dụng được công bố ngày 1/10/2008 và giảm 4,5%/năm so với thời điểm đầu quý 3/2008) được áp dụng đối với các đối tượng khách hàng là các tập đoàn, tổng công ty, công ty, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trực tiếp tạo sản phẩm, tham gia xác lập và bình ổn các cân đối lớn của nền kinh tế như: xăng dầu, năng lượng, sắt, than, xi măng, thuốc chữa bệnh, phân bón…; các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Mức lãi suất cho vay tối đa 17,2%/năm được áp dụng đồng loạt đối với tất cả khách hàng (giảm 1%/năm so với mức lãi suất đang áp dụng được công bố ngày 1/10/2008 và giảm 3,8%/năm so với thời điểm đầu quý 3/2008).
Cùng với BIDV, ngày 22/10, một ngân hàng quốc doanh khác là Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) cũng chính thức công bố giảm lãi suất cho vay VND ngắn hạn; giảm thêm 0,4%, từ 18,2%/năm xuống còn 17,8%/năm. Các mức lãi suất cho vay trung và dài hạn của Vietinbank cũng giảm thêm 1%, từ 19,5%/năm xuống còn 18,5%/năm.
Đáng chú ý là với các khách hàng có truyền thống quan hệ tín dụng, có uy tín cao và đang sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của Vietinbank, hoặc thuộc nhóm ưu tiên khác, có thể được tiếp cận với mức lãi suất cho vay ưu đãi hơn.
Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), lãi suất cho vay VND cũng đồng loạt giảm mạnh, áp dụng cho hai đối tượng khách hàng truyền thống là hộ sản xuất và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Cụ thể, lãi suất cho vay VND của Agribank đối với các hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp giảm xuống còn 16,5%/năm (giảm 4,5% so với đầu năm); đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu giảm xuống còn 16,8%/năm. Đây là lần giảm lãi suất cho vay thứ hai liên tiếp của ngân hàng này trong vòng 10 ngày qua.
Như vậy, sau khi một số ngân hàng thương mại cổ phần vào cuộc giảm lãi suất cho vay VND, thị trường chính thức đón nhận những quyết định khá mạnh tay từ các ngân hàng quốc doanh lớn (tất nhiên có chọn lọc trong đối tượng ưu đãi).
Trước đó, trong ngày 21/10, Ngân hàng An Bình (ABBank) đã quyết định giảm lãi suất cho vay VND từ trên 19%/năm xuống còn 18%/năm; Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank) giảm từ mức 18%/năm xuống còn 17%/năm. Và trong ngày 22/10, Ngân hàng Quốc tế (VIB) cũng thông báo giảm lãi suất cho vay VND bình quân 3%/năm so với thời điểm cao nhất trước đó (21%/năm)…