Làm ăn ở Nga thời hậu chiến Nam Ossetia
Sau cuộc chiến ở Nam Ossetia, nhiều người đặt câu hỏi liệu sự yêu mến của giới đầu tư quốc tế đối với Nga có thể kéo dài lâu?
Khi nhà sản xuất xe hơi BMW tìm kiếm địa điểm để lần đầu ra mắt dòng xe Series 7 mới, hãng ngay lập tức nghĩ tới nước Nga. Lý do là nhu cầu tiêu thụ các loại xe sang trọng ở nước này đang tăng mạnh.
Doanh số của BMW tại Nga đã tăng gấp 4 lần trong vòng 5 năm qua. Chỉ riêng trong năm ngoái và 6 tháng đầu năm nay, doanh số của hãng tại thị trường này lần lượt tăng tới 54% và hơn 30%.
BMW không phải là tập đoàn duy nhất coi Nga là một thị trường tiềm năng. Từ các thương hiệu hạng sang tới các chuỗi cửa hàng bán lẻ tới các doanh nghiệp cơ khí, ngày càng có nhiều các công ty phương Tây nhận thấy quốc gia với 141 triệu dân này là một thị trường màu mỡ. Với nguồn tiền dồi dào từ xuất khẩu dầu khí, chủ nghĩa tiêu dùng đang phát triển mạnh tại Nga.
Năm ngoái Nga đã thu hút được 52,5 tỷ USD vốn FDI, gấp 4 lần so với mức 12,9 tỷ USD của năm 2005. Tuy vẫn thua Trung Quốc về số vốn FDI tuyệt đối, Nga đã vượt nước đông dân nhất thế giới về số vốn FDI tính trên đầu người. Tuy nhiên, nhiều người lúc này đang đặt câu hỏi rằng liệu sự yêu mến của giới đầu tư quốc tế đối với nước Nga có thể kéo dài lâu?
Quan điểm trái chiều của giới đầu tư
Cuộc xung đột giữa Nga với Gruzia vừa qua đã khiến các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Nga được một phen hoảng hốt, khiến chỉ số RTS của thị trường này sụt xuống mức thấp nhất từ tháng 11/2006. Trong 3 tháng qua, hàn thử biểu này đã mất 32%.
Trong mắt các nhà đầu tư, cuộc chiến Nam Ossetia cho thấy, môi trường đầu tư tại Nga không phải là ổn định và dễ dự báo. Ngoài những bất ổn về địa chính trị, giới đầu tư nước ngoài ở Nga còn lo ngại về một số kinh tế của nước này như lạm phát cao, tốc độ sản xuất dầu chậm lại, cũng như các biện pháp can thiệp của Chính phủ vào doanh nghiệp.
Sau cuộc xung đột ở Nam Ossetia, hiện chưa một công ty phương Tây nào bàn luận công khai chuyện điều chỉnh chiến lược đầu tư tại Nga. Các nhà quan sát cũng bất đồng sâu sắc trong vấn đề ảnh hưởng của cuộc chiến này trong quan hệ kinh tế giữa Nga và phương Tây. Hãng BMW vẫn tiếp tục phát triển hệ thống bán hàng tại Nga, dự kiến tới cuối năm nay, hãng sẽ có cửa hàng tại 47 thành phố với dân số trên 300.000 người ở Nga. Tập đoàn năng lượng Enel của Itay đã đầu tư 6 tỷ USD vào Nga và đang có kế hoạch sẽ đầu tư thêm 3 tỷ USD vào nước này.
Mặc dù vậy, căng thẳng trong quan hệ giữa Nga và phương Tây chắc chắn sẽ khiến các nhà đầu tư đang thăm dò thị trường Nga phải thận trọng hơn và xem xét kỹ hơn thị trường này. Đã có một số ý kiến về việc loại Nga ra khỏi nhóm các nước công nghiệp phát triển G8. Nhiều nhà phân tích cũng cho rằng, hành động của Nga trong cuộc chiến Nam Ossetia vừa qua rốt cục sẽ có tác động xấu đối với nền kinh tế nước này.
Tuy nhiên, một số nhà đầu tư lại coi thời điểm này là cơ hội tốt. Mới đây, ngân hàng Credit Suisse của Thụy Sỹ đã đưa ra một báo cáo cho rằng, đây là thời điểm tốt để mua cổ phiếu ở Nga. Thị trường chứng khoán Nga “đã sụt giảm mạnh trong mấy tuần gần đây. Về cơ bản, cuộc xung đột xảy ra đã không ảnh hưởng tới kinh tế và cơ sở hạ tầng của Nga. Khả năng can thiệp quân sự của các cường quốc khác hiện ở mức thấp. Tình hình xấu sẽ sớm kết thúc và sẽ được thay thế bằng con đường đàm phán ngoại giao”, bản báo cáo nhận định.
Trong khi súng vẫn nổ ở Nam Ossetia, hãng bán lẻ đồ điện tử Best Buy của Mỹ vẫn xúc tiến việc mở rộng tại Nga bằng cách đăng ký thương hiệu Future Shop ở nước này. Mới đây, hãng mỹ phẩm L’Oreal cũng ký thỏa thuận xây dựng một nhà máy mới ở Kaluga. Ngân hàng Societe General của Pháp cũng mua lại cổ phần kiểm soát trong ngân hàng Rosbank có hơn 650 chi nhánh tại Nga.
Không chỉ là xung đột…
Những quan điểm trái chiều về kinh tế Nga đã được duy trì kể từ khi nền kinh tế này phục hồi cùng với sự lên giá của dầu thô sau cuộc khủng hoảng tiền tệ hồi năm 1998. Nhiều người coi Nga là một đích đến đầu tư tuyệt vời, trong khi nhiều người lại nghi ngại về tình hình tham nhũng và rủi ro chính trị ở nước này.
Để giải tỏa nỗi lo ngại của các nhà đầu tư, cựu Tổng thống Putin khi còn đương chức đã có cuộc gặp mặt với 30 giám đốc điều hành của các công ty phương Tây bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới hồi tháng 6/2007.
Tuy nhiên, sau đó đã xảy ra hai scandal lớn khiến các công ty phương Tây phải chần chừ. Tháng 7 vừa qua, Thủ tướng Putin đã có những lời buộc tội về lừa bịp giá và trốn thuế đối với một trong những nhà sản xuất thép lớn nhất ở Nga là Mechel, khiến giá cổ phiếu của hãng này sụt mạnh. Chưa hết, các nhà đầu tư chứng khoán ở Nga đã bán tháo cổ phiếu, khiến thị trường chứng khoán nước này mất hàng chục tỷ USD chỉ trong vòng có 1 ngày.
Trước vụ Mechel là vụ tranh chấp gay gắt kéo dài nhiều tháng nhằm giành quyền kiểm soát công ty dầu TNK-BP giữa hãng BP của Anh và các đối tác Nga. Phía BP đổ lỗi cho phía đối tác Nga đã “đạo diễn” để các cơ quan chức năng Nga can thiệp vào TNK-BP trong những tháng gần đây, còn phía Nga thì cho rằng BP đã không tuân thủ các điều khoản của hợp đồng. Khi được hỏi về việc ông có lời khuyên nào đối với các nhà đầu tư nước ngoài ở Nga, CEO của tập đoàn BP là Tony Hayward nói ngắn gọn: “Nên thận trọng”.
Hiện tại, chiếc “nhiệt kế” tốt nhất về thái độ của các nhà đầu tư phương Tây đối với nước Nga vẫn là thị trường chứng khoán của nước này. Những cơn “hắt hơi sổ mũi” của thị trường này trong thời gian qua không chỉ phản ánh những bất ổn chính trị, mà còn là những dấu hiệu về một nền kinh tế đang chịu áp lực. Mặc dù GDP của Nga được dự báo là tăng 7,5% trong năm nay, một số chuyên gia cảnh báo nếu Nga không “hạ nhiệt” nền kinh tế, nước này sẽ phải đối mặt với một giai đoạn điều chỉnh mạnh trong trung hạn.
Trong khi đó, một báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) mới đây là kêu gọi Moskva nên nỗ lực hơn nữa trong việc tháo gỡ những nút cổ chai của hoạt động sản xuất trong nước và phát triển những ngành không liên quan tới năng lượng để đề phòng hậu quả trong trường hợp giá nhiên liệu sụt mạnh.
(Theo Time)
Doanh số của BMW tại Nga đã tăng gấp 4 lần trong vòng 5 năm qua. Chỉ riêng trong năm ngoái và 6 tháng đầu năm nay, doanh số của hãng tại thị trường này lần lượt tăng tới 54% và hơn 30%.
BMW không phải là tập đoàn duy nhất coi Nga là một thị trường tiềm năng. Từ các thương hiệu hạng sang tới các chuỗi cửa hàng bán lẻ tới các doanh nghiệp cơ khí, ngày càng có nhiều các công ty phương Tây nhận thấy quốc gia với 141 triệu dân này là một thị trường màu mỡ. Với nguồn tiền dồi dào từ xuất khẩu dầu khí, chủ nghĩa tiêu dùng đang phát triển mạnh tại Nga.
Năm ngoái Nga đã thu hút được 52,5 tỷ USD vốn FDI, gấp 4 lần so với mức 12,9 tỷ USD của năm 2005. Tuy vẫn thua Trung Quốc về số vốn FDI tuyệt đối, Nga đã vượt nước đông dân nhất thế giới về số vốn FDI tính trên đầu người. Tuy nhiên, nhiều người lúc này đang đặt câu hỏi rằng liệu sự yêu mến của giới đầu tư quốc tế đối với nước Nga có thể kéo dài lâu?
Quan điểm trái chiều của giới đầu tư
Cuộc xung đột giữa Nga với Gruzia vừa qua đã khiến các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Nga được một phen hoảng hốt, khiến chỉ số RTS của thị trường này sụt xuống mức thấp nhất từ tháng 11/2006. Trong 3 tháng qua, hàn thử biểu này đã mất 32%.
Trong mắt các nhà đầu tư, cuộc chiến Nam Ossetia cho thấy, môi trường đầu tư tại Nga không phải là ổn định và dễ dự báo. Ngoài những bất ổn về địa chính trị, giới đầu tư nước ngoài ở Nga còn lo ngại về một số kinh tế của nước này như lạm phát cao, tốc độ sản xuất dầu chậm lại, cũng như các biện pháp can thiệp của Chính phủ vào doanh nghiệp.
Sau cuộc xung đột ở Nam Ossetia, hiện chưa một công ty phương Tây nào bàn luận công khai chuyện điều chỉnh chiến lược đầu tư tại Nga. Các nhà quan sát cũng bất đồng sâu sắc trong vấn đề ảnh hưởng của cuộc chiến này trong quan hệ kinh tế giữa Nga và phương Tây. Hãng BMW vẫn tiếp tục phát triển hệ thống bán hàng tại Nga, dự kiến tới cuối năm nay, hãng sẽ có cửa hàng tại 47 thành phố với dân số trên 300.000 người ở Nga. Tập đoàn năng lượng Enel của Itay đã đầu tư 6 tỷ USD vào Nga và đang có kế hoạch sẽ đầu tư thêm 3 tỷ USD vào nước này.
Mặc dù vậy, căng thẳng trong quan hệ giữa Nga và phương Tây chắc chắn sẽ khiến các nhà đầu tư đang thăm dò thị trường Nga phải thận trọng hơn và xem xét kỹ hơn thị trường này. Đã có một số ý kiến về việc loại Nga ra khỏi nhóm các nước công nghiệp phát triển G8. Nhiều nhà phân tích cũng cho rằng, hành động của Nga trong cuộc chiến Nam Ossetia vừa qua rốt cục sẽ có tác động xấu đối với nền kinh tế nước này.
Tuy nhiên, một số nhà đầu tư lại coi thời điểm này là cơ hội tốt. Mới đây, ngân hàng Credit Suisse của Thụy Sỹ đã đưa ra một báo cáo cho rằng, đây là thời điểm tốt để mua cổ phiếu ở Nga. Thị trường chứng khoán Nga “đã sụt giảm mạnh trong mấy tuần gần đây. Về cơ bản, cuộc xung đột xảy ra đã không ảnh hưởng tới kinh tế và cơ sở hạ tầng của Nga. Khả năng can thiệp quân sự của các cường quốc khác hiện ở mức thấp. Tình hình xấu sẽ sớm kết thúc và sẽ được thay thế bằng con đường đàm phán ngoại giao”, bản báo cáo nhận định.
Trong khi súng vẫn nổ ở Nam Ossetia, hãng bán lẻ đồ điện tử Best Buy của Mỹ vẫn xúc tiến việc mở rộng tại Nga bằng cách đăng ký thương hiệu Future Shop ở nước này. Mới đây, hãng mỹ phẩm L’Oreal cũng ký thỏa thuận xây dựng một nhà máy mới ở Kaluga. Ngân hàng Societe General của Pháp cũng mua lại cổ phần kiểm soát trong ngân hàng Rosbank có hơn 650 chi nhánh tại Nga.
Không chỉ là xung đột…
Những quan điểm trái chiều về kinh tế Nga đã được duy trì kể từ khi nền kinh tế này phục hồi cùng với sự lên giá của dầu thô sau cuộc khủng hoảng tiền tệ hồi năm 1998. Nhiều người coi Nga là một đích đến đầu tư tuyệt vời, trong khi nhiều người lại nghi ngại về tình hình tham nhũng và rủi ro chính trị ở nước này.
Để giải tỏa nỗi lo ngại của các nhà đầu tư, cựu Tổng thống Putin khi còn đương chức đã có cuộc gặp mặt với 30 giám đốc điều hành của các công ty phương Tây bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới hồi tháng 6/2007.
Tuy nhiên, sau đó đã xảy ra hai scandal lớn khiến các công ty phương Tây phải chần chừ. Tháng 7 vừa qua, Thủ tướng Putin đã có những lời buộc tội về lừa bịp giá và trốn thuế đối với một trong những nhà sản xuất thép lớn nhất ở Nga là Mechel, khiến giá cổ phiếu của hãng này sụt mạnh. Chưa hết, các nhà đầu tư chứng khoán ở Nga đã bán tháo cổ phiếu, khiến thị trường chứng khoán nước này mất hàng chục tỷ USD chỉ trong vòng có 1 ngày.
Trước vụ Mechel là vụ tranh chấp gay gắt kéo dài nhiều tháng nhằm giành quyền kiểm soát công ty dầu TNK-BP giữa hãng BP của Anh và các đối tác Nga. Phía BP đổ lỗi cho phía đối tác Nga đã “đạo diễn” để các cơ quan chức năng Nga can thiệp vào TNK-BP trong những tháng gần đây, còn phía Nga thì cho rằng BP đã không tuân thủ các điều khoản của hợp đồng. Khi được hỏi về việc ông có lời khuyên nào đối với các nhà đầu tư nước ngoài ở Nga, CEO của tập đoàn BP là Tony Hayward nói ngắn gọn: “Nên thận trọng”.
Hiện tại, chiếc “nhiệt kế” tốt nhất về thái độ của các nhà đầu tư phương Tây đối với nước Nga vẫn là thị trường chứng khoán của nước này. Những cơn “hắt hơi sổ mũi” của thị trường này trong thời gian qua không chỉ phản ánh những bất ổn chính trị, mà còn là những dấu hiệu về một nền kinh tế đang chịu áp lực. Mặc dù GDP của Nga được dự báo là tăng 7,5% trong năm nay, một số chuyên gia cảnh báo nếu Nga không “hạ nhiệt” nền kinh tế, nước này sẽ phải đối mặt với một giai đoạn điều chỉnh mạnh trong trung hạn.
Trong khi đó, một báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) mới đây là kêu gọi Moskva nên nỗ lực hơn nữa trong việc tháo gỡ những nút cổ chai của hoạt động sản xuất trong nước và phát triển những ngành không liên quan tới năng lượng để đề phòng hậu quả trong trường hợp giá nhiên liệu sụt mạnh.
(Theo Time)