Làm giàu nhờ nuôi nhím
Tuy vẫn còn được coi là thú rừng, nhưng từ vài năm trở lại đây, việc chăn nuôi nhím ở nước ta phát triển rất mạnh
Tuy vẫn còn được coi là thú rừng, nhưng từ vài năm trở lại đây, việc chăn nuôi nhím ở nước ta phát triển rất mạnh và đã trở thành nghề đem lại lợi ích kinh tế rất cao cho nhiều hộ nông dân.
Trước kia, người ta săn bắt nhím chủ yếu từ rừng để ăn thịt, nhưng từ khi việc săn bắt thú rừng được kiểm soát gắt gao, nhiều nông dân đã tự chăn nuôi nhím. Người đầu tiên được các nhà nghiên cứu Việt Nam biết tới trong công việc này là ông Nguyễn Văn Tuân, ở Tuân Hoà - Củ Chi - người đã đưa nhím vào nuôi từ năm 1988. Tiếp đó là nông dân ở Sơn La bắt tay vào nuôi nhím từ năm 1988.
Giờ đây, nghề nuôi nhím đã lan ra rất nhiều nơi: Đắc Lắc, Hà Tây, Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên... Gia đình nuôi nhiều đến 170 con, hộ nuôi ít nhất cũng từ 4 con trở lên. Những năm vừa gần đây, giá nhím giống liên tục tăng, từ 2-3 triệu đồng/con cách đây 3 năm, giờ đã lên 5-10 triệu đồng/cặp nhím 8 tháng tuổi, thế nhưng cung vẫn không đủ cầu.
Nhím nuôi rất ít bệnh. Nhiều người nuôi nhím lâu năm cho biết: cả 10 năm nay chưa gặp một bệnh nào ở nhím, ngoại trừ ký sinh trùng ngoài da (ve, mạt, mò). Thịt nhím thơm ngon, là món ăn đặc sản được nhiều người ưa thích. Mật, dạ dày, lông dùng làm thuốc chữa bệnh dạ dày, viêm tai giữa, làm thuốc xoa bóp...
Nhím ăn tạp, có thể dùng rất nhiều loại thức ăn để chăn nuôi, từ lá, rễ cây, củ quả đến côn trùng, ốc, giun đất. Một con nhím mỗi tháng cần 15 kg rau xanh, 9 kg thức ăn tinh, 5 kg củ quả (bí đỏ, khoai, sắn...). Chuồng nuôi nhím chỉ cần xây dựng đơn giản, nền có độ dốc vừa phải, nên lát nền bằng gạch hoặc đổ một lớp bê tông dày 5-7 cm, chuồng có hệ thống cống rãnh phía sau để đảm bảo vệ sinh.
Nhím lớn rất nhanh, chỉ sau hai tháng đạt 2,5-3 kg, nuôi sau một năm sẽ đạt khối lượng 10 kg, sau 2 năm đạt khoảng 20 kg. Hiện tại nhím giống có giá bán từ 150-250 ngàn đồng/kg; nhím thịt là 100-140 ngàn đồng/kg. Bên cạnh giá trị lấy thịt làm thực phẩm, dạ dày nhím được mua với giá cao "ngất ngưởng": một chiếc dạ dày nhím đã phơi khô có giá tới 200-300 ngàn đồng.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của nghề chăn nuôi nhím, Khoa động vật quý hiếm thuộc Viện chăn nuôi đã nghiên cứu thuần hoá nhím, đồng thời tham mưu cho cơ quan quản lý đề tài nghiên cứu "Sinh sản, sinh trưởng và hiệu quả chăn nuôi nhím với phương thức nuôi nhốt" do TS. Võ Văn Sự làm chủ nhiệm.
Ông Sự cho biết: chi phí cho việc chăn nuôi nhím chỉ đắt ở con giống, còn phí chăn nuôi không đáng kể. Mỗi ô chuồng nuôi nhím kích cỡ 1,2 x 1,5 m x 1,5m, xây bằng gạch hoặc lưới mắt cáo, chỉ hết khoảng 300 ngàn đồng. Nếu khấu hao trong 10 năm, thì mỗi năm chỉ mất 30 ngàn đồng cho 1 ô chuồng nuôi. Chi phí thức ăn cho một con nhím chỉ mất khoảng 30-50 ngàn đồng/tháng. Khi nuôi nhím đến độ sinh sản thì các hộ chăn nuôi không cần chi phí mua con giống. Những số liệu này cho thấy việc chăn nuôi nhím quả là nghề dễ "hái ra tiền".
Tuy nhiên, theo ông Sự, mặc dù nghề chăn nuôi nhím đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho rất nhiều hộ nông dân, nhưng đến nay vẫn chưa có một văn bản pháp quy nào của Nhà nước đề cập tới nghề nuôi này. Theo quy định, những loài động vật đã thuần hoá và có tên trong danh mục gia súc mới được phép chăn nuôi đại trà.
Trước kia, người ta săn bắt nhím chủ yếu từ rừng để ăn thịt, nhưng từ khi việc săn bắt thú rừng được kiểm soát gắt gao, nhiều nông dân đã tự chăn nuôi nhím. Người đầu tiên được các nhà nghiên cứu Việt Nam biết tới trong công việc này là ông Nguyễn Văn Tuân, ở Tuân Hoà - Củ Chi - người đã đưa nhím vào nuôi từ năm 1988. Tiếp đó là nông dân ở Sơn La bắt tay vào nuôi nhím từ năm 1988.
Giờ đây, nghề nuôi nhím đã lan ra rất nhiều nơi: Đắc Lắc, Hà Tây, Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên... Gia đình nuôi nhiều đến 170 con, hộ nuôi ít nhất cũng từ 4 con trở lên. Những năm vừa gần đây, giá nhím giống liên tục tăng, từ 2-3 triệu đồng/con cách đây 3 năm, giờ đã lên 5-10 triệu đồng/cặp nhím 8 tháng tuổi, thế nhưng cung vẫn không đủ cầu.
Nhím nuôi rất ít bệnh. Nhiều người nuôi nhím lâu năm cho biết: cả 10 năm nay chưa gặp một bệnh nào ở nhím, ngoại trừ ký sinh trùng ngoài da (ve, mạt, mò). Thịt nhím thơm ngon, là món ăn đặc sản được nhiều người ưa thích. Mật, dạ dày, lông dùng làm thuốc chữa bệnh dạ dày, viêm tai giữa, làm thuốc xoa bóp...
Nhím ăn tạp, có thể dùng rất nhiều loại thức ăn để chăn nuôi, từ lá, rễ cây, củ quả đến côn trùng, ốc, giun đất. Một con nhím mỗi tháng cần 15 kg rau xanh, 9 kg thức ăn tinh, 5 kg củ quả (bí đỏ, khoai, sắn...). Chuồng nuôi nhím chỉ cần xây dựng đơn giản, nền có độ dốc vừa phải, nên lát nền bằng gạch hoặc đổ một lớp bê tông dày 5-7 cm, chuồng có hệ thống cống rãnh phía sau để đảm bảo vệ sinh.
Nhím lớn rất nhanh, chỉ sau hai tháng đạt 2,5-3 kg, nuôi sau một năm sẽ đạt khối lượng 10 kg, sau 2 năm đạt khoảng 20 kg. Hiện tại nhím giống có giá bán từ 150-250 ngàn đồng/kg; nhím thịt là 100-140 ngàn đồng/kg. Bên cạnh giá trị lấy thịt làm thực phẩm, dạ dày nhím được mua với giá cao "ngất ngưởng": một chiếc dạ dày nhím đã phơi khô có giá tới 200-300 ngàn đồng.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của nghề chăn nuôi nhím, Khoa động vật quý hiếm thuộc Viện chăn nuôi đã nghiên cứu thuần hoá nhím, đồng thời tham mưu cho cơ quan quản lý đề tài nghiên cứu "Sinh sản, sinh trưởng và hiệu quả chăn nuôi nhím với phương thức nuôi nhốt" do TS. Võ Văn Sự làm chủ nhiệm.
Ông Sự cho biết: chi phí cho việc chăn nuôi nhím chỉ đắt ở con giống, còn phí chăn nuôi không đáng kể. Mỗi ô chuồng nuôi nhím kích cỡ 1,2 x 1,5 m x 1,5m, xây bằng gạch hoặc lưới mắt cáo, chỉ hết khoảng 300 ngàn đồng. Nếu khấu hao trong 10 năm, thì mỗi năm chỉ mất 30 ngàn đồng cho 1 ô chuồng nuôi. Chi phí thức ăn cho một con nhím chỉ mất khoảng 30-50 ngàn đồng/tháng. Khi nuôi nhím đến độ sinh sản thì các hộ chăn nuôi không cần chi phí mua con giống. Những số liệu này cho thấy việc chăn nuôi nhím quả là nghề dễ "hái ra tiền".
Tuy nhiên, theo ông Sự, mặc dù nghề chăn nuôi nhím đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho rất nhiều hộ nông dân, nhưng đến nay vẫn chưa có một văn bản pháp quy nào của Nhà nước đề cập tới nghề nuôi này. Theo quy định, những loài động vật đã thuần hoá và có tên trong danh mục gia súc mới được phép chăn nuôi đại trà.