Lạm phát cao, xét lại nguyên nhân cung tiền
Có một khẳng định đang ngày một rõ hơn: lạm phát tăng cao những năm gần đây có từ nguyên nhân tiền tệ
Có một khẳng định đang ngày một rõ hơn: lạm phát tăng cao những năm gần đây có từ nguyên nhân tiền tệ.
Nguyên nhân này được các chuyên gia trường Đại học Harvard (Mỹ) tập trung phân tích ở tốc độ và hệ quả cung tiền của Việt Nam trong một bản nghiên cứu mới đây.
Tốc độ tăng cung tiền lệch xa tăng trưởng GDP
Bản nghiên cứu trên đưa ra những con số đáng chú ý, một phần giải thích vì sao Ngân hàng Nhà nước đã và đang mạnh tay hút tiền về - một vấn đề nóng trên thị trường hiện nay.
Cụ thể, tốc độ tăng cung tiền tại Việt Nam từ năm 2003 đến nay liên tục duy trì trên dưới 25% mỗi năm và tín dụng nội địa cũng tăng trên 35%. Trong khi nhập khẩu tăng đột biến trong mấy năm trở lại đây để đáp ứng với lượng cầu nội địa tăng thì đối với một số hàng hóa như khách sạn, văn phòng, điện, lao động có kỹ năng (những hàng hóa chủ yếu được sản xuất trong nước) không thể tăng tương ứng. Kết quả là giá của những hàng hóa này phải tăng theo tốc độ tăng cung tiền.
Thế nhưng tại sao tốc độ tăng trưởng của Việt Nam lại chỉ có tăng từ 7-8% trong khi đầu tư hàng năm của nền kinh tế chiếm tới 35% GDP? Các chuyên gia Đại học Harvard đưa ra một so sánh cho thấy, Đài Loan đã từng có tăng trưởng tới 10% liên tục trong 18 năm với một lượng đầu tư hơn nhiều, nhưng chỉ chiếm khoảng 1/4 GDP mà thôi.
Với Việt Nam, báo cáo trên nhận định rằng Chính phủ đã quyết định tăng cung tiền nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong một thời gian dài. Tuy nhiên, khi sự mất cân đối giữa tốc độ tăng cung tiền và tốc độ tăng trưởng GDP lớn thì sức ép lạm phát bắt đầu xuất hiện.
Trong hai năm 2005 và 2006, GDP của Việt Nam tăng tổng 17% trong khi đó M2 (gồm tiền mặt trong lưu thông và tiền gửi trong ngân hàng) tăng tới 73%. Trái lại, trong cùng giai đoạn này, GDP của Trung Quốc tăng 22% trong khi M2 chỉ tăng có 36%. Tăng trưởng của Việt Nam thấp hơn của Trung Quốc nhưng tốc độ tăng cung tiền lại cao gần gấp đôi.
Kết quả là trong khi chỉ số giá tiêu dùng ở Trung Quốc trong năm 2007 chỉ 6,5% thì ở Việt Nam lại lên tới 12,6%.
Vì sao cung tiền tăng nhanh?
Nguyên nhân đầu tiên được bản nghiên cứu đề cập đến là do nhịp độ tăng chi tiêu của Nhà nước. Tổng chi tiêu của Nhà nước trong năm 2006 là 321 nghìn tỷ đồng, tăng 221,8 nghìn tỷ đồng (hay 45%) so với năm 2004.
Như vậy, tốc độ tăng chi tiêu hàng năm của Nhà nước trong giai đoạn 2004-2006 là 20,3% năm (tương đương với tốc độ tăng truởng bán lẻ).
Cũng trong giai đoạn trên, thu ngân sách tăng chủ yếu không phải từ nguồn thu nội địa mà là từ dầu mỏ, nợ và viện trợ nước ngoài. Thu nội địa trong năm 2004 chỉ đạt 119 nghìn tỷ, và trong năm 2006 là 190 nghìn tỷ, tăng có 71 nghìn tỷ. Trong khi đó chỉ tiêu của nhà nước tăng 131 nghìn tỷ, từ 190 lên tới 321 nghìn tỷ, tức là gần gấp đôi mức tăng thu nội địa.
Khi chi tiêu của nhà nước tăng hơn nhiều so với các nguồn thu ngoài dầu mỏ thì những khoản chi tiêu này sẽ làm tăng tổng cầu. Thế nhưng nếu các khoản chi tiêu này lại không được sử dụng một cách hiệu quả, chỉ đóng góp nhỏ cho sản lượng (tức là không làm cho tổng cung tăng một cách tương ứng) thì tất yếu sẽ dẫn tới lạm phát.
Tất nhiên lạm phát cao còn có tác động của các nhân tố khách quan như giá dầu, sắt thép, thực phẩm, nguyên liệu đầu vào… theo giá thế giới. Các chuyên gia cũng thừa nhận những yếu tố tác động này. Nhưng những yếu tố đó không chỉ ảnh hưởng riêng Việt Nam, mà còn tác động đến các quốc gia châu Á khác; thế nhưng mức độ lạm phát ở các nước đó lại thấp hơn ở Việt Nam rất nhiều.
Theo giải thích đưa ra trong bản nghiên cứu trên, mặc dù giá thế giới tăng là một trong những nguyên nhân gây lạm phát ở Việt Nam, nhưng nó không phải là gốc rễ của vấn đề. Nếu cung tiền tăng chậm hơn thì chi tiêu của Nhà nước cũng sẽ phải tăng chậm lại. Nếu giá xăng dầu tăng, chi tiêu của người tiêu dùng cho xăng dầu có thể tăng lên, và do vậy, họ sẽ phải cắt giảm tiêu dùng đối với các sản phẩm khác và làm cho giá của chúng giảm xuống.
Việc mức lạm phát ở Thái Lan thấp hơn nhiều so với Việt Nam, trong khi trên thực tế, nền kinh tế nước này tiêu thụ nhiều xăng dầu hơn Việt Nam là một minh chứng.
Thắt chặt tiền tệ, liệu có thành công?
Đầu năm 2008, thị trường chứng kiến loạt biện pháp mạnh của Ngân hàng Nhà nước như tăng dự trữ bắt buộc, tăng các lãi suất cơ bản, phát hành lượng tín phiếu bắt buộc với tổng giá trị lên tới 20.300 tỷ đồng, hạn chế tín dụng vào chứng khoán, bất động sản…
Điểm đến của những biện pháp này là mục tiêu rút tiền trong lưu thông về, kiềm chế lạm phát thấp hơn tăng trưởng kinh tế. Nhưng liệu có thành công?
Về chủ trương, một số chuyên gia tài chính trong nước khẳng định đó là những biện pháp đúng và cần thiết. Nhưng bên cạnh đó là sự lo ngại Ngân hàng Nhà nước quá “mạnh tay”, có thể ảnh hưởng tới an toàn hệ thống.
Phản ứng tức thời là biến động lãi suất mạnh mẽ trên thị trường ngân hàng; hoạt động cho vay nền kinh tế cũng đang bị hạn chế cục bộ; tính thanh khoản của nhiều ngân hàng bị ảnh hưởng…
Trong khi đó, lạm phát dự báo trong 2 tháng đầu năm sẽ tăng khoảng từ 5 – 6%, đặc biệt từ tháng 3 tới với “cú hích” của giá xăng, dầu mới. Và với mục tiêu kiềm chế thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế (9%), khoảng cách hơn 3% còn lại là một thách thức lớn, đặc biệt trong bối cảnh thiên tai, dịch bệnh bất thường, giá cả đầu vào trên thị trường thế giới biến động khó lường.
Nguyên nhân này được các chuyên gia trường Đại học Harvard (Mỹ) tập trung phân tích ở tốc độ và hệ quả cung tiền của Việt Nam trong một bản nghiên cứu mới đây.
Tốc độ tăng cung tiền lệch xa tăng trưởng GDP
Bản nghiên cứu trên đưa ra những con số đáng chú ý, một phần giải thích vì sao Ngân hàng Nhà nước đã và đang mạnh tay hút tiền về - một vấn đề nóng trên thị trường hiện nay.
Cụ thể, tốc độ tăng cung tiền tại Việt Nam từ năm 2003 đến nay liên tục duy trì trên dưới 25% mỗi năm và tín dụng nội địa cũng tăng trên 35%. Trong khi nhập khẩu tăng đột biến trong mấy năm trở lại đây để đáp ứng với lượng cầu nội địa tăng thì đối với một số hàng hóa như khách sạn, văn phòng, điện, lao động có kỹ năng (những hàng hóa chủ yếu được sản xuất trong nước) không thể tăng tương ứng. Kết quả là giá của những hàng hóa này phải tăng theo tốc độ tăng cung tiền.
Thế nhưng tại sao tốc độ tăng trưởng của Việt Nam lại chỉ có tăng từ 7-8% trong khi đầu tư hàng năm của nền kinh tế chiếm tới 35% GDP? Các chuyên gia Đại học Harvard đưa ra một so sánh cho thấy, Đài Loan đã từng có tăng trưởng tới 10% liên tục trong 18 năm với một lượng đầu tư hơn nhiều, nhưng chỉ chiếm khoảng 1/4 GDP mà thôi.
Với Việt Nam, báo cáo trên nhận định rằng Chính phủ đã quyết định tăng cung tiền nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong một thời gian dài. Tuy nhiên, khi sự mất cân đối giữa tốc độ tăng cung tiền và tốc độ tăng trưởng GDP lớn thì sức ép lạm phát bắt đầu xuất hiện.
Trong hai năm 2005 và 2006, GDP của Việt Nam tăng tổng 17% trong khi đó M2 (gồm tiền mặt trong lưu thông và tiền gửi trong ngân hàng) tăng tới 73%. Trái lại, trong cùng giai đoạn này, GDP của Trung Quốc tăng 22% trong khi M2 chỉ tăng có 36%. Tăng trưởng của Việt Nam thấp hơn của Trung Quốc nhưng tốc độ tăng cung tiền lại cao gần gấp đôi.
Kết quả là trong khi chỉ số giá tiêu dùng ở Trung Quốc trong năm 2007 chỉ 6,5% thì ở Việt Nam lại lên tới 12,6%.
Vì sao cung tiền tăng nhanh?
Nguyên nhân đầu tiên được bản nghiên cứu đề cập đến là do nhịp độ tăng chi tiêu của Nhà nước. Tổng chi tiêu của Nhà nước trong năm 2006 là 321 nghìn tỷ đồng, tăng 221,8 nghìn tỷ đồng (hay 45%) so với năm 2004.
Như vậy, tốc độ tăng chi tiêu hàng năm của Nhà nước trong giai đoạn 2004-2006 là 20,3% năm (tương đương với tốc độ tăng truởng bán lẻ).
Cũng trong giai đoạn trên, thu ngân sách tăng chủ yếu không phải từ nguồn thu nội địa mà là từ dầu mỏ, nợ và viện trợ nước ngoài. Thu nội địa trong năm 2004 chỉ đạt 119 nghìn tỷ, và trong năm 2006 là 190 nghìn tỷ, tăng có 71 nghìn tỷ. Trong khi đó chỉ tiêu của nhà nước tăng 131 nghìn tỷ, từ 190 lên tới 321 nghìn tỷ, tức là gần gấp đôi mức tăng thu nội địa.
Khi chi tiêu của nhà nước tăng hơn nhiều so với các nguồn thu ngoài dầu mỏ thì những khoản chi tiêu này sẽ làm tăng tổng cầu. Thế nhưng nếu các khoản chi tiêu này lại không được sử dụng một cách hiệu quả, chỉ đóng góp nhỏ cho sản lượng (tức là không làm cho tổng cung tăng một cách tương ứng) thì tất yếu sẽ dẫn tới lạm phát.
Tất nhiên lạm phát cao còn có tác động của các nhân tố khách quan như giá dầu, sắt thép, thực phẩm, nguyên liệu đầu vào… theo giá thế giới. Các chuyên gia cũng thừa nhận những yếu tố tác động này. Nhưng những yếu tố đó không chỉ ảnh hưởng riêng Việt Nam, mà còn tác động đến các quốc gia châu Á khác; thế nhưng mức độ lạm phát ở các nước đó lại thấp hơn ở Việt Nam rất nhiều.
Theo giải thích đưa ra trong bản nghiên cứu trên, mặc dù giá thế giới tăng là một trong những nguyên nhân gây lạm phát ở Việt Nam, nhưng nó không phải là gốc rễ của vấn đề. Nếu cung tiền tăng chậm hơn thì chi tiêu của Nhà nước cũng sẽ phải tăng chậm lại. Nếu giá xăng dầu tăng, chi tiêu của người tiêu dùng cho xăng dầu có thể tăng lên, và do vậy, họ sẽ phải cắt giảm tiêu dùng đối với các sản phẩm khác và làm cho giá của chúng giảm xuống.
Việc mức lạm phát ở Thái Lan thấp hơn nhiều so với Việt Nam, trong khi trên thực tế, nền kinh tế nước này tiêu thụ nhiều xăng dầu hơn Việt Nam là một minh chứng.
Thắt chặt tiền tệ, liệu có thành công?
Đầu năm 2008, thị trường chứng kiến loạt biện pháp mạnh của Ngân hàng Nhà nước như tăng dự trữ bắt buộc, tăng các lãi suất cơ bản, phát hành lượng tín phiếu bắt buộc với tổng giá trị lên tới 20.300 tỷ đồng, hạn chế tín dụng vào chứng khoán, bất động sản…
Điểm đến của những biện pháp này là mục tiêu rút tiền trong lưu thông về, kiềm chế lạm phát thấp hơn tăng trưởng kinh tế. Nhưng liệu có thành công?
Về chủ trương, một số chuyên gia tài chính trong nước khẳng định đó là những biện pháp đúng và cần thiết. Nhưng bên cạnh đó là sự lo ngại Ngân hàng Nhà nước quá “mạnh tay”, có thể ảnh hưởng tới an toàn hệ thống.
Phản ứng tức thời là biến động lãi suất mạnh mẽ trên thị trường ngân hàng; hoạt động cho vay nền kinh tế cũng đang bị hạn chế cục bộ; tính thanh khoản của nhiều ngân hàng bị ảnh hưởng…
Trong khi đó, lạm phát dự báo trong 2 tháng đầu năm sẽ tăng khoảng từ 5 – 6%, đặc biệt từ tháng 3 tới với “cú hích” của giá xăng, dầu mới. Và với mục tiêu kiềm chế thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế (9%), khoảng cách hơn 3% còn lại là một thách thức lớn, đặc biệt trong bối cảnh thiên tai, dịch bệnh bất thường, giá cả đầu vào trên thị trường thế giới biến động khó lường.