Lạm phát làm “nóng” nghị trường
Nỗi lo lạm phát cao xuất hiện ở hầu hết các phát biểu tại phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội về tình hình kinh tế, xã hội
Mặt bằng giá mới đang rất cao, nhiều doanh nghiệp thiếu vốn phải cắt giảm sản xuất, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ba tháng đầu năm đã gần bằng chỉ tiêu cả năm…
Nỗi lo về lạm phát cao xuất hiện ở hầu hết các phát biểu tại phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội về tình hình kinh tế, xã hội, sáng 26/3.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Bộ trưởng Tài chính cũng đã được mời làm rõ hơn những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm xung quanh các giải pháp kiềm chế lạm phát và quản lý thị trường vàng, ngoại tệ.
Thuốc chống lạm phát cần đúng liều
Ngay đầu phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền dù rất tán thành với giải pháp mạnh mẽ để kiềm chế lạm phát của Chính phủ song vẫn nhấn mạnh quan điểm cái gì cần chi tiêu vẫn phải chi tiêu , cần đầu tư vẫn phải đầu tư. Vì nếu thắt chặt quá mức cần thiết thì sẽ gây ra suy giảm kinh tế.
Ngay sau đó, đại biểu Nguyễn Văn Tiên cũng cho rằng, không nên quá tả quá hữu, điều hành kinh tế không như đánh trận. "Nếu đầu năm ngoái chúng ta không hô hào đầu tư nhiều thì bây giờ chúng ta không phải cắt", ông Tiên nói.
Nhìn nhận Nghị quyết 11 về kiềm chế lạm phát là điểm đáng chú ý nhất tại báo cáo bổ sung về tình hình kinh tế, xã hội của Chính phủ, song đại biểu Vũ Quang Hải chưa yên tâm về cách điều hành.
Khi trong cùng một thời điểm tăng giá điện, tăng giá xăng dầu lại cho mua hàng nghìn ô tô ở để đến nỗi nhưng đơn vị được mua xe công phải xếp hàng giống như ngày xưa thời bao cấp. Đây có thể là một nguyên nhân dẫn đến tình hình lạm phát cũng tăng lên, ông Hải phát biểu.
Chỉ đề cập 1 vấn đề kiềm chế lạm phát, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm lo ngại chính sách tài khóa thắt chặt sẽ dẫn đến thiếu vốn và lãi suất cao sẽ là đòn rất nặng với các doanh nghiệp. Nhất là vơí doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì, hiện có hơn 30% doanh nghiệp khối này không tiếp cận được vốn và rất lao đao.
Để đảm bảo mục tiêu đề ra, đại biểu Kiêm đề nghị cần cụ thể hóa mức độ, liều lượng cắt giảm, kể cả chi phí hành chính và xây dựng cơ bản. Vì nếu cắt không chỉnh thì hậu quả lại gánh tiếp.
Nhìn nhận lạm phát kỳ vọng về tâm lý thị trường là vấn đề nan giải, đại biểu Trần Du Lịch cho rằng Nghị quyết 11 đã đưa ra những giải pháp đúng. Song, có toa thuốc đúng, nhưng uống đúng liều, đúng thời gian, đúng theo toa mới là vấn đề cực kỳ quan trọng.
Theo đại biểu Lịch thì ưu tiên của ưu tiên về kinh tế năm 2011 là làm sao giữ lạm phát ở một con số. Bởi vì hiện nay lạm phát không thuần túy vấn đề kinh tế, mà nó là vấn đề chính trị, xã hội.
Trong kiềm chế lạm phát phải ưu tiên của ưu tiên là vấn đề chi tiêu công và đầu tư công, song đại biểu Lịch cho rằng không dừng lại ở cắt giảm mà căn cơ hơn là nghiên cứu, áp dụng, đổi mới phương thức phân bố và quản lý đầu tư ngân sách để từ biện pháp nhất thời trở thành những biện pháp căn cơ cho thời gian tới.
Kiên trì điều hành giá cả theo thị trường
Trước nhiều lo ngại thiếu vốn cho sản xuất, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết, dự kiến tín dụng cả năm 2011 sẽ tăng khoảng 460.000 tỷ đồng và tất cả được tập trung ưu tiên cho sản xuất. Còn các mục tiêu khác, nhất là các đối tượng phi sản xuất gồm cho vay tiêu dùng, cho vay kinh doanh chứng khoán, cho vay bất động sản gần như không tăng.
Vì vậy, cơ cấu tín dụng phi sản xuất dự kiến sẽ giảm từ 18,7% so với tổng dư nợ cuối năm 2010 sẽ còn 16% trong tổng dư nợ cuối năm 2011.
Về thiết kế điều hành năm nay vốn tăng tuyệt đối tương đương với năm ngoái. Tức là năm ngoái chúng ta tăng trưởng tín dụng cũng gần 470 nghìn tỷ thì năm nay tăng trưởng tín dụng dự kiến cũng khoảng 460 nghìn tỷ, Thống đốc nhấn mạnh.
Thống đốc cũng cho biết, về cơ bản đến nay chưa có vướng mắc lớn, nếu có khó khăn thì tháo gỡ ngay.
Chia sẻ với mối quan ngại về lạm phát của nhiều đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh đã đưa thêm nhiều thông tin để làm rõ hơn những nguyên nhân cả chủ quan và khách quan.
Theo đó, năm 2010 tất cả các quốc gia trên thế giới đều lạm phát tăng rất cao trong đó Châu Âu tăng từ gấp 2 đến 2,5 lần so với kế hoạch mục tiêu đặt ra, Trung Quốc tăng hơn 2 lần và Ấn Độ tăng hơn 2 lần.
Cũng theo Bộ trưởng, giá cả trên thế giới vẫn tiếp tục tăng tác động đến giá cả trong nước. Bộ trưởng cũng nhìn nhận, bản thân cân đối kinh tế vĩ mô ở trong nước cũng chưa vững chắc và dễ bị tổn thương.
Bên cạnh đó, áp lực tăng chi vẫn còn rất lớn, nhu cầu đòi hỏi cao cả chi đầu tư và thường xuyên. Biến động của giá vàng, giá ngoại tệ trong thời gian qua, lãi suất còn cao, cân đối ngoại tệ căng thẳng. Những vấn đề đó tác động lớn đến chỉ số giá, Bộ trưởng Ninh phân tích.
Yêu cầu bức xúc phải tăng giá cũng được người đứng đầu ngành tài chính nhấn mạnh. Chỉ riêng xăng dầu thì nhà nước bù lỗ 16.400 tỷ nhưng vẫn còn thấp hơn Lào và Campuchia, từ đó dẫn đến việc hạch toán của nền kinh tế cũng còn rất méo mó đầu vào của một số sản phẩm, bao cấp tràn lan, bao cấp cho cả các nước láng giềng, Bộ trưởng “than thở”.
Về các giải pháp sắp tới, Bộ trưởng nhấn mạnh việc kiên trì điều hành giá theo thị trường, vì “không thể kìm nén hơn được nữa”. Riêng với xăng dầu, theo Bộ trưởng, tinh thần là nếu tình hình giá thế giới vẫn tiếp tục tăng thì vẫn phải điều chỉnh tăng giá bán lẻ trong nước, giá thế giới giảm thì từng bước khôi phục lại thuế nhập khẩu ở mức hợp lý và xem xét giảm giá bán trong nước.
“Chúng ta phải kiên trì để năm nay làm sao tiếp tục quay trở lại đi theo thị trường”, Bộ trưởng phát biểu.
Liên quan đến cắt giảm đầu tư, Bộ trưởng cho biết sẽ sắp xếp lại trên 4 kênh: ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ, tín dụng Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước và có thể có những khoản phải giảm.
Là vị đại biểu đăng đàn sau cùng trong phiên thảo luận buổi sáng, đại biểu Đặng Văn Xướng nhấn mạnh: phát triển sản xuất kinh doanh là cốt lõi nhất. Vì giảm gì thì giảm, nhưng sản xuất không phát triển thì cuối cùng cũng không đạt được yêu cầu đề ra.
Nỗi lo về lạm phát cao xuất hiện ở hầu hết các phát biểu tại phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội về tình hình kinh tế, xã hội, sáng 26/3.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Bộ trưởng Tài chính cũng đã được mời làm rõ hơn những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm xung quanh các giải pháp kiềm chế lạm phát và quản lý thị trường vàng, ngoại tệ.
Thuốc chống lạm phát cần đúng liều
Ngay đầu phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền dù rất tán thành với giải pháp mạnh mẽ để kiềm chế lạm phát của Chính phủ song vẫn nhấn mạnh quan điểm cái gì cần chi tiêu vẫn phải chi tiêu , cần đầu tư vẫn phải đầu tư. Vì nếu thắt chặt quá mức cần thiết thì sẽ gây ra suy giảm kinh tế.
Ngay sau đó, đại biểu Nguyễn Văn Tiên cũng cho rằng, không nên quá tả quá hữu, điều hành kinh tế không như đánh trận. "Nếu đầu năm ngoái chúng ta không hô hào đầu tư nhiều thì bây giờ chúng ta không phải cắt", ông Tiên nói.
Nhìn nhận Nghị quyết 11 về kiềm chế lạm phát là điểm đáng chú ý nhất tại báo cáo bổ sung về tình hình kinh tế, xã hội của Chính phủ, song đại biểu Vũ Quang Hải chưa yên tâm về cách điều hành.
Khi trong cùng một thời điểm tăng giá điện, tăng giá xăng dầu lại cho mua hàng nghìn ô tô ở để đến nỗi nhưng đơn vị được mua xe công phải xếp hàng giống như ngày xưa thời bao cấp. Đây có thể là một nguyên nhân dẫn đến tình hình lạm phát cũng tăng lên, ông Hải phát biểu.
Chỉ đề cập 1 vấn đề kiềm chế lạm phát, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm lo ngại chính sách tài khóa thắt chặt sẽ dẫn đến thiếu vốn và lãi suất cao sẽ là đòn rất nặng với các doanh nghiệp. Nhất là vơí doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì, hiện có hơn 30% doanh nghiệp khối này không tiếp cận được vốn và rất lao đao.
Để đảm bảo mục tiêu đề ra, đại biểu Kiêm đề nghị cần cụ thể hóa mức độ, liều lượng cắt giảm, kể cả chi phí hành chính và xây dựng cơ bản. Vì nếu cắt không chỉnh thì hậu quả lại gánh tiếp.
Nhìn nhận lạm phát kỳ vọng về tâm lý thị trường là vấn đề nan giải, đại biểu Trần Du Lịch cho rằng Nghị quyết 11 đã đưa ra những giải pháp đúng. Song, có toa thuốc đúng, nhưng uống đúng liều, đúng thời gian, đúng theo toa mới là vấn đề cực kỳ quan trọng.
Theo đại biểu Lịch thì ưu tiên của ưu tiên về kinh tế năm 2011 là làm sao giữ lạm phát ở một con số. Bởi vì hiện nay lạm phát không thuần túy vấn đề kinh tế, mà nó là vấn đề chính trị, xã hội.
Trong kiềm chế lạm phát phải ưu tiên của ưu tiên là vấn đề chi tiêu công và đầu tư công, song đại biểu Lịch cho rằng không dừng lại ở cắt giảm mà căn cơ hơn là nghiên cứu, áp dụng, đổi mới phương thức phân bố và quản lý đầu tư ngân sách để từ biện pháp nhất thời trở thành những biện pháp căn cơ cho thời gian tới.
Kiên trì điều hành giá cả theo thị trường
Trước nhiều lo ngại thiếu vốn cho sản xuất, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết, dự kiến tín dụng cả năm 2011 sẽ tăng khoảng 460.000 tỷ đồng và tất cả được tập trung ưu tiên cho sản xuất. Còn các mục tiêu khác, nhất là các đối tượng phi sản xuất gồm cho vay tiêu dùng, cho vay kinh doanh chứng khoán, cho vay bất động sản gần như không tăng.
Vì vậy, cơ cấu tín dụng phi sản xuất dự kiến sẽ giảm từ 18,7% so với tổng dư nợ cuối năm 2010 sẽ còn 16% trong tổng dư nợ cuối năm 2011.
Về thiết kế điều hành năm nay vốn tăng tuyệt đối tương đương với năm ngoái. Tức là năm ngoái chúng ta tăng trưởng tín dụng cũng gần 470 nghìn tỷ thì năm nay tăng trưởng tín dụng dự kiến cũng khoảng 460 nghìn tỷ, Thống đốc nhấn mạnh.
Thống đốc cũng cho biết, về cơ bản đến nay chưa có vướng mắc lớn, nếu có khó khăn thì tháo gỡ ngay.
Chia sẻ với mối quan ngại về lạm phát của nhiều đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh đã đưa thêm nhiều thông tin để làm rõ hơn những nguyên nhân cả chủ quan và khách quan.
Theo đó, năm 2010 tất cả các quốc gia trên thế giới đều lạm phát tăng rất cao trong đó Châu Âu tăng từ gấp 2 đến 2,5 lần so với kế hoạch mục tiêu đặt ra, Trung Quốc tăng hơn 2 lần và Ấn Độ tăng hơn 2 lần.
Cũng theo Bộ trưởng, giá cả trên thế giới vẫn tiếp tục tăng tác động đến giá cả trong nước. Bộ trưởng cũng nhìn nhận, bản thân cân đối kinh tế vĩ mô ở trong nước cũng chưa vững chắc và dễ bị tổn thương.
Bên cạnh đó, áp lực tăng chi vẫn còn rất lớn, nhu cầu đòi hỏi cao cả chi đầu tư và thường xuyên. Biến động của giá vàng, giá ngoại tệ trong thời gian qua, lãi suất còn cao, cân đối ngoại tệ căng thẳng. Những vấn đề đó tác động lớn đến chỉ số giá, Bộ trưởng Ninh phân tích.
Yêu cầu bức xúc phải tăng giá cũng được người đứng đầu ngành tài chính nhấn mạnh. Chỉ riêng xăng dầu thì nhà nước bù lỗ 16.400 tỷ nhưng vẫn còn thấp hơn Lào và Campuchia, từ đó dẫn đến việc hạch toán của nền kinh tế cũng còn rất méo mó đầu vào của một số sản phẩm, bao cấp tràn lan, bao cấp cho cả các nước láng giềng, Bộ trưởng “than thở”.
Về các giải pháp sắp tới, Bộ trưởng nhấn mạnh việc kiên trì điều hành giá theo thị trường, vì “không thể kìm nén hơn được nữa”. Riêng với xăng dầu, theo Bộ trưởng, tinh thần là nếu tình hình giá thế giới vẫn tiếp tục tăng thì vẫn phải điều chỉnh tăng giá bán lẻ trong nước, giá thế giới giảm thì từng bước khôi phục lại thuế nhập khẩu ở mức hợp lý và xem xét giảm giá bán trong nước.
“Chúng ta phải kiên trì để năm nay làm sao tiếp tục quay trở lại đi theo thị trường”, Bộ trưởng phát biểu.
Liên quan đến cắt giảm đầu tư, Bộ trưởng cho biết sẽ sắp xếp lại trên 4 kênh: ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ, tín dụng Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước và có thể có những khoản phải giảm.
Là vị đại biểu đăng đàn sau cùng trong phiên thảo luận buổi sáng, đại biểu Đặng Văn Xướng nhấn mạnh: phát triển sản xuất kinh doanh là cốt lõi nhất. Vì giảm gì thì giảm, nhưng sản xuất không phát triển thì cuối cùng cũng không đạt được yêu cầu đề ra.