Lạm phát tại Trung Quốc bất ngờ phi mã
Chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc đã tăng 5,5% trong tháng 5 vừa qua, cao nhất trong 34 tháng qua
Chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc đã tăng 5,5% trong tháng 5 vừa qua, cao nhất trong 34 tháng qua, do quốc gia này tiến hành thắt chặt chính sách tiền tệ và hàng loạt dấu hiệu cho thấy tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang suy giảm dần.
Theo hãng tin Reuters, việc đưa tỷ lệ lạm phát trở lại phạm vi có thể quản lý hiện là ưu tiên hàng đầu của giới lãnh đạo Trung Quốc. Chính phủ nước này đang cố gắng kiềm chế tình trạng giá cả tăng nóng và đảm bảo tăng trưởng kinh tế sau thông tin về tình hình bất ổn tại "công xưởng thế giới" ở tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc.
Cục Thống kê Trung Quốc cho biết, tình hình sản xuất tăng 13,3% trong tháng 5 vừa qua, vượt hơn mức dự báo 13,1% của giới phân tích. Chỉ số giá sản xuất tháng 5/2011 tăng 6,8%. Doanh số bán lẻ tháng 5/2011 tăng 16,9% so với cùng kỳ, sau khi tăng 17,1% trong tháng 4. Đầu tư tài sản cố định không bao gồm khu vực nông thôn tăng 25,8% trong 5 tháng đầu năm 2011.
Giới phân tích quốc tế nhận định, số liệu được công bố hôm nay (14/6) cho thấy, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đang tăng trưởng chậm lại, nhưng tốc độ suy giảm không quá nhanh, bất chấp hàng loạt biện pháp kiềm chế tăng trưởng nóng đã được Chính phủ Trung Quốc đưa ra. Sau thông tin về lạm phát, chỉ số chứng khoán Shanghai Composite tăng điểm.
Trước đó, trong tháng 4, lạm phát của Trung Quốc tăng 5,3%, thấp hơn 0,1% so với mức cao kỷ lục của tháng trước đó. Dù hạ nhiệt một chút, nhưng chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tiếp tục vượt mục tiêu 4% mà Thủ tướng Ôn Gia Bảo đặt ra hồi đầu năm. Từ đầu năm đến nay, lạm phát hàng tháng của nền kinh tế này luôn vượt mục tiêu.
Giới phân tích khi đó cho rằng, chỉ số giá tiêu dùng có thể còn tăng nhẹ vào giữa năm, nhưng "những gì tồi tệ nhất đã qua". Tuy nhiên, trên thực tế, Trung Quốc vẫn đang đau đầu tìm cách đưa lạm phát về mục tiêu ban đầu. Các nhà chức trách đã nhiều lần nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, kiềm chế tăng trưởng tín dụng, hạn chế việc mua nhà...
Trong khi đó, cũng liên quan tới Trung Quốc, theo hãng tin CNBC, một lượng lớn cổ phiếu của nước này giao dịch tại Mỹ đã bị nhà đầu tư bán tháo. Những vụ tai tiếng gần đây ở chính những công ty này đã khiến giới đầu tư và môi giới đề cao cảnh giác. Thậm chí những nhà đầu tư ưa mạo hiểm cũng bắt đầu chuyển hướng.
Cuối tuần trước, cổ phiếu của các hãng Trung Quốc bị bán khống ồ ạt. Thậm chí, giá chứng khoán của những công ty hàng đầu Trung Quốc cũng liên tục mất giá. Phiên giao dịch đầu tuần này, cổ phiếu của các hãng công nghệ Trung Quốc vẫn tiếp tục suy giảm, với mức trượt trên 10% ở nhiều cổ phiếu từng được coi là hàng nóng.
Thậm chí, các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của khối doanh nghiệp Trung Quốc tại Mỹ, vốn luôn thu hút các nhà đầu tư ưa thích mạo hiểm, cũng không tránh được xu hướng giảm giá. Trước đây, các vụ IPO kiểu này luôn thu hút nhiều người mua bởi lợi tức trên mức trung bình.
Theo hãng tin Reuters, việc đưa tỷ lệ lạm phát trở lại phạm vi có thể quản lý hiện là ưu tiên hàng đầu của giới lãnh đạo Trung Quốc. Chính phủ nước này đang cố gắng kiềm chế tình trạng giá cả tăng nóng và đảm bảo tăng trưởng kinh tế sau thông tin về tình hình bất ổn tại "công xưởng thế giới" ở tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc.
Cục Thống kê Trung Quốc cho biết, tình hình sản xuất tăng 13,3% trong tháng 5 vừa qua, vượt hơn mức dự báo 13,1% của giới phân tích. Chỉ số giá sản xuất tháng 5/2011 tăng 6,8%. Doanh số bán lẻ tháng 5/2011 tăng 16,9% so với cùng kỳ, sau khi tăng 17,1% trong tháng 4. Đầu tư tài sản cố định không bao gồm khu vực nông thôn tăng 25,8% trong 5 tháng đầu năm 2011.
Giới phân tích quốc tế nhận định, số liệu được công bố hôm nay (14/6) cho thấy, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đang tăng trưởng chậm lại, nhưng tốc độ suy giảm không quá nhanh, bất chấp hàng loạt biện pháp kiềm chế tăng trưởng nóng đã được Chính phủ Trung Quốc đưa ra. Sau thông tin về lạm phát, chỉ số chứng khoán Shanghai Composite tăng điểm.
Trước đó, trong tháng 4, lạm phát của Trung Quốc tăng 5,3%, thấp hơn 0,1% so với mức cao kỷ lục của tháng trước đó. Dù hạ nhiệt một chút, nhưng chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tiếp tục vượt mục tiêu 4% mà Thủ tướng Ôn Gia Bảo đặt ra hồi đầu năm. Từ đầu năm đến nay, lạm phát hàng tháng của nền kinh tế này luôn vượt mục tiêu.
Giới phân tích khi đó cho rằng, chỉ số giá tiêu dùng có thể còn tăng nhẹ vào giữa năm, nhưng "những gì tồi tệ nhất đã qua". Tuy nhiên, trên thực tế, Trung Quốc vẫn đang đau đầu tìm cách đưa lạm phát về mục tiêu ban đầu. Các nhà chức trách đã nhiều lần nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, kiềm chế tăng trưởng tín dụng, hạn chế việc mua nhà...
Trong khi đó, cũng liên quan tới Trung Quốc, theo hãng tin CNBC, một lượng lớn cổ phiếu của nước này giao dịch tại Mỹ đã bị nhà đầu tư bán tháo. Những vụ tai tiếng gần đây ở chính những công ty này đã khiến giới đầu tư và môi giới đề cao cảnh giác. Thậm chí những nhà đầu tư ưa mạo hiểm cũng bắt đầu chuyển hướng.
Cuối tuần trước, cổ phiếu của các hãng Trung Quốc bị bán khống ồ ạt. Thậm chí, giá chứng khoán của những công ty hàng đầu Trung Quốc cũng liên tục mất giá. Phiên giao dịch đầu tuần này, cổ phiếu của các hãng công nghệ Trung Quốc vẫn tiếp tục suy giảm, với mức trượt trên 10% ở nhiều cổ phiếu từng được coi là hàng nóng.
Thậm chí, các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của khối doanh nghiệp Trung Quốc tại Mỹ, vốn luôn thu hút các nhà đầu tư ưa thích mạo hiểm, cũng không tránh được xu hướng giảm giá. Trước đây, các vụ IPO kiểu này luôn thu hút nhiều người mua bởi lợi tức trên mức trung bình.