Làng rau gia vị khốn đốn vì tiêu chảy cấp
Những ngày này, không khí chán nản đang bao trùm khắp những cánh đồng rau gia vị của xã Tân Minh
Xã Tân Minh, Thường Tín, Hà Tây là nơi chuyên canh rau gia vị với diện tích lớn. Người dân vươn lên làm giàu từ những cánh đồng rau từng cho lợi nhuận bình quân tới 120 triệu đồng/ha/năm.
Bình quân sản lượng rau gia vị được thu hái mỗi ngày tại đây lên tới 40 tấn, cung cấp cho thị trường các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Hoà Bình, Bắc Ninh.
Theo ông Nguyễn Văn Hưng, Phó chủ nhiệm Hợp tác xã Tân Minh, , từ khi nhận thấy trồng rau gia vị thu được lợi nhuận cao gấp nhiều lần trồng lúa, bà con nông dân trong xã theo nhau chuyển đổi cây trồng. Đến nay, toàn xã có khoảng 1.250 hộ (chiếm hơn 90% số hộ trong xã) có thu nhập kinh tế chủ yếu dựa vào cây rau. Nhiều gia đình không còn trồng lúa mà hoàn toàn sống với cây rau, không cần nghề phụ nào khác.
Thế nhưng, từ khi dịch tiêu chảy cấp xuất hiện, người tiêu dùng “tẩy chay” rau sống, nông dân trồng rau ở Tân Minh lâm vào tình cảnh thua thiệt vì không bán được sản phẩm. Những ngày này, không khí chán nản đang bao trùm khắp những cánh đồng rau gia vị của xã Tân Minh. Dịch tiêu chảy cấp đang hoành hành ở nhiều địa phương, khiến người tiêu dùng quay lưng với rau sống.
Theo chị Hiền ở thôn Tân Giáo, giá bán các loại rau gia vị đang rớt thê thảm: rau xà lách trước đây có giá bán buôn tại chân ruộng 7.000 đồng/kg, nay chỉ còn 500 đồng/kg. Rau tía tô trước đây 200 đồng/mớ, nay 100 đồng/5 mớ. Rau thì là trước đây 500 đồng/mớ, nay 100 đồng/3 mớ. Ngải cứu hồi tết có giá 1.500 đồng/mớ, nay chỉ 100 đồng/mớ...
Chị Hiền than thở: mặc dù chấp nhận bán giá rẻ như bèo, nhưng chỉ có một vài hộ gia đình tiêu thụ được sản phẩm, còn hầu hết không bán được cho ai. Rau xanh tốt và lớn lên hàng ngày, nên vẫn phải thu hái, người ta cắt rau đem về thả xuống ao cho cá ăn, cho lợn ăn, và cả ném xuống sông Nhuệ.
Theo ông Hưng, nếu tính giá trị số lượng rau mỗi ngày mà người dân xã Tân Minh đang phải vứt bỏ đi, thiệt hại lên tới 30-40 triệu đồng/ngày. Rất nhiều hộ gia đình không còn trồng lúa, chỉ trông vào nguồn thu nhập từ cây rau. Rau không bán được, lại phải mua thóc với giá cao, nên lâm vào hoàn cảnh đời sống vô cùng khó khăn.
Ông Nguyễn Văn Hưng cho biết: từ tháng 9 năm 2007 đến nay, người dân xã Tân Minh liên tiếp gặp phải những đợt “nạn”. Đợt dịch tiêu chảy cuối năm ngoái, ở xã cũng có vài trường hợp bị tiêu chảy cấp, phải đưa đi điều trị tại Bệnh viện dịch tễ Hà Tây.
Ngành Y tế huyện Thường Tín đã kịp thời chỉ đạo xử lý thanh toán ổ dịch: rắc vôi bột và phun thuốc sát trùng. Nhưng nặng nề nhất vẫn là thiệt hại về kinh tế, dịch tiêu chảy cấp và liền ngay sau đó là những thông tin về việc phun thuốc kích thích tăng trưởng, đã khiến rau gia vị ế ẩm.
Hơn 80% khối lượng rau phải cắt bỏ và đổ ngập đường thôn xã, ao nuôi cá của một số hộ nông dân cũng đầy những xà lách, tía tô, húng chó... Thiệt hại toàn xã năm 2007, ước tính 700-800 triệu đồng. Chán nản, một số hộ phá bỏ cây rau gia vị, chuyển sang trồng các loại rau khác. Diện tích còn lại, nông dân thờ ơ không chăm bón.
Những ngày giáp Tết, đợt rét liên miên đã khiến những luống rau không được che phủ nilon bị chết, sản lượng thu hoạch giảm đáng kể. Ngay sau Tết, do nguồn cung thiếu hụt, các loại rau “đắt như tôm tươi”, người dân vớt vát được phần nào những thất thoát thu nhập bởi 2 đợt “nạn” trước.
Nông dân Tân Minh lại phấn khởi ra đồng, tăng gia sản xuất để khôi phục những ruộng rau. Thế nhưng niềm vui chưa trở lại được bao lâu, thì giờ đây dịch tiêu chảy cấp bùng phát tại nhiều tỉnh, thành đang như những “cơn bão” dội xuống cánh đồng rau.
Ông Hưng khẳng định: rút kinh nghiệm từ những biến động của thị trường, xác định vấn đề sống còn là phải xây dựng niềm tin chặt chẽ trong lòng người tiêu dùng, giờ đây mọi người dân Tân Minh đều đã rất có ý thức trong việc sản xuất rau an toàn.
Họ không bón phân tươi mà phần lớn dùng phân hoá học hoặc phân chuồng ủ mục. Người dân cũng không còn sử dụng nước sông Nhuệ để tưới rau, mà đã chuyển sang dùng nước giếng khoan.
Bình quân sản lượng rau gia vị được thu hái mỗi ngày tại đây lên tới 40 tấn, cung cấp cho thị trường các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Hoà Bình, Bắc Ninh.
Theo ông Nguyễn Văn Hưng, Phó chủ nhiệm Hợp tác xã Tân Minh, , từ khi nhận thấy trồng rau gia vị thu được lợi nhuận cao gấp nhiều lần trồng lúa, bà con nông dân trong xã theo nhau chuyển đổi cây trồng. Đến nay, toàn xã có khoảng 1.250 hộ (chiếm hơn 90% số hộ trong xã) có thu nhập kinh tế chủ yếu dựa vào cây rau. Nhiều gia đình không còn trồng lúa mà hoàn toàn sống với cây rau, không cần nghề phụ nào khác.
Thế nhưng, từ khi dịch tiêu chảy cấp xuất hiện, người tiêu dùng “tẩy chay” rau sống, nông dân trồng rau ở Tân Minh lâm vào tình cảnh thua thiệt vì không bán được sản phẩm. Những ngày này, không khí chán nản đang bao trùm khắp những cánh đồng rau gia vị của xã Tân Minh. Dịch tiêu chảy cấp đang hoành hành ở nhiều địa phương, khiến người tiêu dùng quay lưng với rau sống.
Theo chị Hiền ở thôn Tân Giáo, giá bán các loại rau gia vị đang rớt thê thảm: rau xà lách trước đây có giá bán buôn tại chân ruộng 7.000 đồng/kg, nay chỉ còn 500 đồng/kg. Rau tía tô trước đây 200 đồng/mớ, nay 100 đồng/5 mớ. Rau thì là trước đây 500 đồng/mớ, nay 100 đồng/3 mớ. Ngải cứu hồi tết có giá 1.500 đồng/mớ, nay chỉ 100 đồng/mớ...
Chị Hiền than thở: mặc dù chấp nhận bán giá rẻ như bèo, nhưng chỉ có một vài hộ gia đình tiêu thụ được sản phẩm, còn hầu hết không bán được cho ai. Rau xanh tốt và lớn lên hàng ngày, nên vẫn phải thu hái, người ta cắt rau đem về thả xuống ao cho cá ăn, cho lợn ăn, và cả ném xuống sông Nhuệ.
Theo ông Hưng, nếu tính giá trị số lượng rau mỗi ngày mà người dân xã Tân Minh đang phải vứt bỏ đi, thiệt hại lên tới 30-40 triệu đồng/ngày. Rất nhiều hộ gia đình không còn trồng lúa, chỉ trông vào nguồn thu nhập từ cây rau. Rau không bán được, lại phải mua thóc với giá cao, nên lâm vào hoàn cảnh đời sống vô cùng khó khăn.
Ông Nguyễn Văn Hưng cho biết: từ tháng 9 năm 2007 đến nay, người dân xã Tân Minh liên tiếp gặp phải những đợt “nạn”. Đợt dịch tiêu chảy cuối năm ngoái, ở xã cũng có vài trường hợp bị tiêu chảy cấp, phải đưa đi điều trị tại Bệnh viện dịch tễ Hà Tây.
Ngành Y tế huyện Thường Tín đã kịp thời chỉ đạo xử lý thanh toán ổ dịch: rắc vôi bột và phun thuốc sát trùng. Nhưng nặng nề nhất vẫn là thiệt hại về kinh tế, dịch tiêu chảy cấp và liền ngay sau đó là những thông tin về việc phun thuốc kích thích tăng trưởng, đã khiến rau gia vị ế ẩm.
Hơn 80% khối lượng rau phải cắt bỏ và đổ ngập đường thôn xã, ao nuôi cá của một số hộ nông dân cũng đầy những xà lách, tía tô, húng chó... Thiệt hại toàn xã năm 2007, ước tính 700-800 triệu đồng. Chán nản, một số hộ phá bỏ cây rau gia vị, chuyển sang trồng các loại rau khác. Diện tích còn lại, nông dân thờ ơ không chăm bón.
Những ngày giáp Tết, đợt rét liên miên đã khiến những luống rau không được che phủ nilon bị chết, sản lượng thu hoạch giảm đáng kể. Ngay sau Tết, do nguồn cung thiếu hụt, các loại rau “đắt như tôm tươi”, người dân vớt vát được phần nào những thất thoát thu nhập bởi 2 đợt “nạn” trước.
Nông dân Tân Minh lại phấn khởi ra đồng, tăng gia sản xuất để khôi phục những ruộng rau. Thế nhưng niềm vui chưa trở lại được bao lâu, thì giờ đây dịch tiêu chảy cấp bùng phát tại nhiều tỉnh, thành đang như những “cơn bão” dội xuống cánh đồng rau.
Ông Hưng khẳng định: rút kinh nghiệm từ những biến động của thị trường, xác định vấn đề sống còn là phải xây dựng niềm tin chặt chẽ trong lòng người tiêu dùng, giờ đây mọi người dân Tân Minh đều đã rất có ý thức trong việc sản xuất rau an toàn.
Họ không bón phân tươi mà phần lớn dùng phân hoá học hoặc phân chuồng ủ mục. Người dân cũng không còn sử dụng nước sông Nhuệ để tưới rau, mà đã chuyển sang dùng nước giếng khoan.